Hiệu quả từ đổi mới sinh hoạt chuyên môn
Hằng năm, trên cơ sở những hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm năm học, Sở GD&ĐT Hưng Yên đã có những chỉ đạo cụ thể cho các nhà trường để nâng cao chất lượng GD, nhất là công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
Cô Nguyễn Thị Lệ Xuân quan sát HS làm thí nghiệm
Không chỉ là ra văn bản chỉ đạo, đầu năm Sở tổ chức tập huấn cho các nhà trường để cán bộ quản lý trao đổi kinh nghiệm trong việc áp dụng PPDH, tổ chức các hoạt động GD cho các nhà trường học hỏi những bài học quý nhằm nâng cao chất lượng GD ở đơn vị mình.
Đổi mới PPDH để lôi cuốn HS
Một tiết Hóa học của Trường THPT Mỹ Hào. HS được thực hành trong phòng học bộ môn. Tại đây, các em trực tiếp làm thí nghiệm với đèn cồn, theo dõi phản ứng hóa học của Natri hiđroxit (NaOH) với axit sunfuric (H2SO4) ở điều kiện thường và điều kiện có nhiệt phân tích. Các em lập phương trình các phản ứng hóa học, dãy phản ứng ở cả hai điều kiện khác nhau thông qua quan sát thí nghiệm. Trực tiếp quan sát HS hào hứng thảo luận nhóm, cô Nguyễn Thị Lệ Xuân – Hiệu trưởng cho biết: Với cách học này, HS được phát triển kỹ năng, nắm sâu và nhớ được kiến thức theo hệ thống các bài học. Đây là kết quả của công tác đổi mới sinh hoạt trong tổ nhóm chuyên môn của nhà trường.
Ngay từ đầu năm, nhà trường đã có kế hoạch hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Triển khai tập huấn cho giáo viên về PPDH tích cực, hướng đến phát triển năng lực HS, chú trọng hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Một ví dụ khác cho kết quả tổ chức hoạt động GD là trong tháng 9, nhóm Ngữ văn của trường đã tổ chức được hoạt động trải nghiệm. Sau khi trải nghiệm thực tế tại các địa danh, các em có những bài cảm nhận và trình bày phần cảm nhận của mình dưới thức sân khấu hóa, diễn kịch để HS toàn trường xem.
Video đang HOT
Theo cô Xuân: Nhà trường triển khai nhiều hoạt động GD theo định hướng STEM để HS trải nghiệm, lĩnh hội kiến thức. Các phòng học bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học được các tổ chuyên môn sử dụng tối đa công suất. Đồng thời, giáo viên tăng cường sử dụng trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy thông minh để tăng hiệu quả bài học theo hướng trải nghiệm, trực quan. Các tiết dạy giáo viên đều lồng ghép, ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Riêng với môn Tiếng Anh, nhà trường đã triển khai mỗi tuần HS được giao tiếp, cọ xát với giáo viên nước ngoài một tiết học…
“Một công tác nữa không thể thiếu trong sinh hoạt chuyên môn là đổi mới kiểm tra, đánh giá. Theo đó, các tổ chuyên môn thảo luận, hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của HS. Giáo viên trong tổ tập trung ngay từ đầu năm xây dựng và hoàn thiện ma trận đề để dùng trong công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ” – cô Nguyễn Thị Lệ Xuân chia sẻ.
HS Trường THPT Mỹ Hào (Hưng Yên) làm thí nghiệm trong giờ Hóa học
Trí tuệ tập thể được phát huy trong tổ chuyên môn
Chia sẻ thêm về đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong một hội nghị giao ban chuyên môn đối với GD trung học, thầy Đỗ Tiến Thịnh – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Văn Lâm – cho biết: Để nâng cao chất lượng GD, các tổ, nhóm chuyên môn của trường đã đổi mới sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học, dạy học theo PPDH mới: Phát triển năng lực và phẩm chất người học.
Cụ thể, hàng tháng mỗi tổ, nhóm chuyên môn xem xét những bài học khó, các giáo viên thiết kế bài giảng theo cách để HS dễ hiểu nhất. Tổ chuyên môn sẽ chọn bài giảng được thiết kế hợp lý nhất nhằm rút kinh nghiệm trong tổ. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức giao lưu, sinh hoạt chuyên môn với các trường bạn, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm những PPDH mới để giảng dạy tốt hơn.
Trong kiểm tra, đánh giá định kỳ các khối lớp sẽ được chia phòng (mỗi phòng trên dưới 20 HS) để kiểm tra các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ. Hình thức kiểm tra, đề kiểm tra như thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
Thầy Đỗ Tiến Thịnh cho biết thêm: “Nhà trường đã đổi mới kiểm tra, đánh giá theo cách này được nhiều năm, với mục đích để HS quen với hình thức thi THPT quốc gia. Công tác khảo sát năng lực HS đầu năm cũng được tiến hành theo phương thức này, để HS ý thức được sự tiến bộ của mình mà phấn đấu, nỗ lực trong năm học. Sau khảo sát đầu năm, những HS nào có năng lực yếu, kém sẽ được nhóm lại để giáo viên bồi dưỡng thêm, giúp các em tiến bộ, nhất là những HS cuối cấp”.
Ông Đỗ Văn Khải – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên – cho biết: Sở đặc biệt chú trọng đến sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong hội nghị giao ban các khối chuyên môn: Trung học, Mầm non, Tiểu học. Tại đây, lãnh đạo Sở trực tiếp giải đáp cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn các trường về những vướng mắc trong triển khai các công tác giảng dạy, tổ chức hoạt động GD, như: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kỹ năng sống, dạy học tự chọn theo chuyên đề, tổ chức hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, GD hướng nghiệp. Khi được giải đáp hết những vướng mắc, các cán bộ này về trường triển khai xuống các tổ chuyên môn sao cho có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện…
Giang Đông
Theo giaoducthoidai
TP HCM yêu cầu không nhồi nhét kiến thức cho học sinh
Khắc phục tình trạng học quá tải, nặng lý thuyết, nhẹ thực hành được lãnh đạo TP HCM tái khẳng định trong năm học mới.
UBND TP HCM vừa yêu cầu các sở ngành, quận huyện tập trung nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục trong năm học này là "đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực". Đây là động lực quan trọng để thành phố phát triển bền vững, đến năm 2030 hệ thống giáo dục phải hiện đại hóa, hội nhập khu vực.
Sở Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tự học, nghiên cứu, làm việc nhóm thay vì nhồi nhét kiến thức; đồng thời phải giảm tải chương trình, khắc phục tình trạng nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh cũng được yêu cầu hướng tới tính tích cực, tự giác, sáng tạo của người học. Việc đánh giá nội dung học tập là trọng tâm theo truyền thống sẽ được chuyển sang đánh giá phẩm chất và năng lực.
Học sinh trường THCS Cửu Long (quận Bình Thạnh, TP HCM) mừng năm học mới. Ảnh: Mạnh Tùng.
Năm nay, TP HCM có 1,67 triệu học sinh các cấp từ mầm non đến THPT và giáo dục thường xuyên (tăng 67.000 em). Trong đó bậc mầm non tăng hơn 20.000 em, tiểu học hơn 26.000. Tổng số giáo viên là gần 80.000 người tại 2.260 trường học.
TP HCM đã đề xuất để ngành giáo dục thực hiện cơ chế đặc thù, triển khai những giải pháp mang tính đột phá. Thành phố muốn giao Sở Giáo dục tổ chức xét tốt nghiệp THPT và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về công tác này.
Làm việc với ngành giáo dục trước thềm năm học, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết thành phố đang bàn hướng không thu học phí đối với cấp THCS, dự kiến sẽ triển khai từ năm sau. Quan điểm của thành phố là mọi người đều có quyền học, ai cũng có trách nhiệm cho con em đi học.
Mạnh Tùng
Theo Vnexpress
Khoảng 40% học sinh tiểu học được học từ 4 tiết tiếng Anh/tuần Tính đến năm học 2017 - 2018, chương trình tiếng Anh 10 năm đã triển khai tại 63 tỉnh thành, với trên 90% học sinh các lớp 3, 4, 5 và khoảng 40% trong đó học từ 4 tiết/tuần trở lên. Ảnh minh họa - ĐÀO NGỌC THẠCH Đánh giá việc thực hiện chủ trương đổi mới, nâng cao chất lượng dạy ngoại...