Hiệu quả từ dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn
Dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn được xem là một trong những giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Thời gian qua, nhiều giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn, mang lại những lợi ích thiết thực cho học sinh, giúp cho giờ học trở nên sinh động hơn.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (Bà Rịa – Vũng Tàu) trong giờ báo cáo kết quả thực hành liên môn Công nghệ và Sinh học
Học sinh hào hứng, tranh luận sôi nổi
Cô giáo Phan Thị Oanh, Tổ trưởng tổ Hóa – Sinh, Trường THPT Long Bình (Tiền Giang) cho biết, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa trong những năm sắp tới, thì việc từng bước làm quen và vận dụng về “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học qua dạy học theo chủ đề tích hợp” là hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên và học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, cô Oanh đã thiết kế một giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp của môn Sinh học trong đó chú trọng đến việc tổ chức hoạt động thảo luận nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, tìm tòi mở rộng kiến thức và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Phương pháp dạy học này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Thay cho việc dạy học từng bài riêng trong sách giáo khoa thì GV có thể xây dựng thành các chủ đề dạy học, nhất là các chủ đề tích hợp liên môn đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Trong dạy học tích hợp, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ “nhàn” hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh.
Video đang HOT
Rèn luyện kỹ năng hữu ích trong học tập và cuộc sống
Cô Nguyễn Thị Trúc Linh, giáo viên Trường THPT Huỳnh Văn Sâm (Tiền Giang) cho biết, những năm qua, cô luôn nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo nhiều phương pháp giảng dạy, trong đó, phương pháp dạy học theo dự án qua đề tài “Hiểu về tác hại của virus để bảo vệ sức khỏe của chúng ta – cách phòng tránh”.
Đề tài là sự tích hợp các môn Sinh học, Địa lí, Hóa học và Tin học được cô lựa chọn đã đạt hiệu quả cao trong dạy học.
Thông qua dự án, học sinh biết được nguyên nhân của sự gia tăng dân số và mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số với sự tiêu thụ năng lượng, cũng như vai trò rất quan trọng của năng lượng đối với con người. Học sinh cũng có cơ hội tìm hiểu thêm về những thuận lợi và khó khăn khi khai thác và sử dụng nguồn năng lượng chính hiện nay và các nguồn năng lượng thay thế khác trên cả nước và ở tỉnh Tiền Giang.
Theo cô Nguyễn Thị Trúc Linh, vận dụng kiến thức của nhiều môn học vào kiến thức môn Sinh học đã học và mới tiếp thu trong quá trình thực hiện dự án, cùng với việc thể hiện khả năng sử dụng một số phần mềm máy tính khi báo cáo sẽ mang lại cho học sinh niềm vui, sự phấn khích và càng yêu thích môn học.
Từ đó, học sinh đề xuất các giải pháp giúp hạn chế sự gia tăng dân số và sử dụng năng lượng có hiệu quả và tiết kiệm; tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện nhằm thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình đối với các vấn đề chung của đất nước và địa phương.
Để có được những thông tin cần thiết cho dự án, học sinh đã tìm hiểu kiến thức ở nhiều nguồn như SGK, Internet và giáo viên. Đồng thời, học sinh đã lập kế hoạch làm việc của nhóm, phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm. Sản phẩm của các nhóm là các file trình chiếu Powerpoint kết hợp với đóng vai và phỏng vấn. Khi báo cáo sản phẩm, các nhóm sẽ đánh giá lẫn nhau kết hợp với đánh giá của giáo viên.
Cô Nguyễn Thị Trúc Linh cho biết, ngoài những kiến thức đạt được, khi làm việc chung dự án, học sinh đã rèn luyện những kỹ năng hữu ích trong học tập và trong cuộc sống như kỹ năng giao tiếp, làm chủ cảm xúc và biết cách điều chỉnh hành vi, thái độ của mình để hòa hợp với mọi người nhằm đạt được kết quả cao nhất cho nhiệm vụ được giao. Những điều này, tạo nền tảng tốt cho học sinh bước vào cuộc sống tương lai.
Sau khi thực hiện dự án, học sinh có thể hiểu được nguyên nhân của sự bùng phát các dịch bệnh, mối quan hệ giữa dịch bệnh với môi trường sống. Biết được virus có ảnh hưởng như thế nào đối với con người ở Việt Nam nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng. Học sinh biết cách phòng tránh như thực hiện các biện pháp hạn chế sự lây lan của virus trong cộng đồng, đồng thời vận động mọi người cùng thực hiện.
Ngoài ra, trong quá trình thu thập thông tin học sinh có thể tiếp thu thêm những kiến thức hữu ích khác. Những điều này sẽ tạo nền tảng tốt cho học sinh bước vào cuộc sống tương lai.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Băn khoăn chương trình ngoại khóa do Sở GD-ĐT chỉ định
Nhiều lãnh đạo phòng giáo dục và các trường phản ứng với văn bản của Sở GD-ĐT TP.HCM về việc thực hiện chương trình tiết học ngoài nhà trường vì cho rằng Sở không nhất thiết phải triển khai các chương trình mang tính 'định hướng' như vậy.
Học sinh một trường THCS tại Q.1 (TP.HCM) tham gia tiết học ngoại khóa do nhà trường tự tổ chức - BẢO CHÂU
Toàn TP phải cùng tham gia 3 chương trình ?
Theo văn bản này, trong năm học 2018 - 2019, Sở GD-ĐT triển khai 3 chương trình học tập trải nghiệm tiết học ngoài nhà trường.
Đó là chương trình tại Thảo Cầm Viên với 20 chủ đề từ lớp 6 đến lớp 12 của bộ môn sinh học, nông nghiệp. Chương trình thứ 2 là học trải nghiệm và ngoại khóa tại khu sinh thái Về quê - Củ Chi cũng dành cho môn sinh học, nghề nông nghiệp. Ở chương trình này, sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập, học sinh sẽ tham gia trải nghiệm với hoạt động cấy lúa bậc thang, thu hoạch nông sản, rèn kỹ năng... Chương trình thứ 3 mang tên Nông nghiệp 4.0 tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Củ Chi xây dựng trên cơ sở nội dung học tập trải nghiệm bộ môn sinh học và nông nghiệp với định hướng giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán). Khi tham gia, học sinh sẽ được trải nghiệm, nghiên cứu về công nghệ nuôi cấy mô thực vật, công nghệ nông nghiệp tự động, kỹ thuật trồng nông sản trên các giá thể...
Trong văn bản Sở gửi đến phòng giáo dục 24 quận, huyện và khoảng 100 trường THPT có ghi đây là chương trình được xây dựng trong kế hoạch năm học của nhà trường, khuyến khích các trường thực hiện và đề nghị các đơn vị đăng ký chương trình trên cổng thông tin của Sở.
Trước quy định này, hiệu trưởng một trường THCS tại Q.Tân Phú nói: "Những địa điểm này, học sinh trường chúng tôi đã đến tham quan và tìm hiểu nên không có gì mới để phải tổ chức thêm một lần nữa. Đây là hoạt động cần phương tiện di chuyển, vé vào cổng... nên phụ huynh phải đóng góp kinh phí. Như vậy chương trình phải tạo sự hứng thú, có khám phá mới thì phụ huynh mới đồng ý cho con em tham gia".
Một số giáo viên ở huyện Cần Giờ, Nhà Bè cho biết muốn tổ chức tiết học trải nghiệm cho học sinh, giáo viên có thể tận dụng những khu sinh thái ở khu vực này mà vẫn đảm bảo kiến thức về sinh học, nông nghiệp chứ không phải sang Q.1 hay H.Củ Chi, bất tiện vì quá xa.
Các trường có gặp khó khăn với chương trình riêng ?
Một trưởng phòng giáo dục còn thông tin, với văn bản triển khai này, hiệu trưởng một trường THCS nói rằng: "Chúng tôi có cảm giác phải thực hiện theo các chương trình định hướng của Sở, còn nếu muốn tổ chức chương trình riêng sẽ phải hoàn tất các thủ tục rất nhiêu khê".
Có suy nghĩ này là vì khi triển khai văn bản, Sở lưu ý các trường muốn thực hiện riêng các tiết học ngoài nhà trường, phải gửi toàn bộ chương trình, kế hoạch thực hiện và nội dung hoạt động, lực lượng tham gia và phương án kiểm tra đánh giá về phòng Trung học của Sở trước 30 ngày. Từ đó, vị hiệu trưởng này nói rằng tiết học ngoài nhà trường là hoạt động nằm trong nội dung giảng dạy, Sở nên để các trường chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chứ không thể ép buộc và cấp "giấy phép con" như vậy.
Giải thích điều này, lãnh đạo Sở nói rằng 3 địa điểm mà Sở gợi ý là những đơn vị sẵn sàng phối hợp với Sở và đã có nhiều cuộc họp thống nhất về nội dung gắn với chương trình. Tuy nhiên, các trường có thể xây dựng tiết học ngoài nhà trường ở bất kỳ địa điểm nào nhưng phải gắn với chương trình giáo dục và các trường xây dựng kế hoạch gửi về Sở để xem xét.
Theo lãnh đạo Sở thì đây là một kế hoạch học tập, phải có từ đầu năm học, nhà trường phải xây dựng tiết học đó cụ thể như ai lên lớp, ai dạy, số học sinh không tham gia thì được trải nghiệm, học tập tại chỗ như thế nào, quản lý học sinh ra sao và kiểm tra đánh giá như thế nào? Nếu các trường làm quen rồi thì Sở sẽ không can thiệp nhiều nhưng nếu lần đầu tổ chức thì kế hoạch đó phải được thẩm định và các phòng chuyên môn hỗ trợ. Thời gian quy định báo cáo trước 30 ngày là để có sự chuẩn bị chu đáo do gần đây phụ huynh học sinh phản ánh việc các trường tổ chức tiết học này theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa", học sinh chưa nắm được nội dung kiến thức bài học...
Sau 10 ngày nhận được kế hoạch Sở sẽ góp ý và trả lời ngay để các trường có sự chuẩn bị hoặc bổ sung để đảm bảo mục tiêu là tiết học gắn với nội dung chương trình, có kiểm tra đánh giá và báo cáo kết quả với Sở, với Phòng GD và phụ huynh học sinh.
Tuy nhiên, hiệu trưởng các trường vẫn cho rằng giáo viên, nhà trường sẽ là người hiểu rõ nhất học sinh mình cần gì, khả năng tiếp nhận ra sao mà có tiết học phù hợp nhất. Còn Sở chỉ cần đưa ra chủ trương và yêu cầu các trường thực hiện đúng quy định, mục đích chứ không nên "định hướng hay gợi ý" như vậy.
Theo thanhnien
Đổi mới giáo dục, Phần Lan gặp thách thức gì? Học tập theo chủ đề, trường học không sách giáo khoa...là những sáng kiến được đánh giá cao của đợt cải cách giáo dục gần đây nhất tại Phần Lan. Tuy nhiên các chuyên gia giáo dục nước này thừa nhận giáo viên của họ còn gặp nhiều thách thức trong việc tiếp nhận những cải cách hiện tại... Giáo viên có quyền...