Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Vinaphone chỉ bằng 60% Mobifone
Thị trường viễn thông bước vào thời kỳ bão hòa tương đối, tốc độ tăng trưởng giảm sút so với các năm trước, cạnh tranh giữa các nhà khai thác ngày càng quyết liệt, tập trung rõ nét vào cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng.
Ảnh minh họa
Một số doanh nghiệp viễn thông nhỏ đã phải dừng cung cấp dịch vụ do không đủ năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, VinaPhone vẫn đạt được những kết quả khả quan vào cuối năm 2012. Theo phát biểu của Phó Tổng giám đốc VNPT, Giám đốc công ty Vinaphone Lâm Hoàng Vinh tại Hội nghị triển khai công tác Công ty Vinaphone năm 2013 vào ngày 18/1/2013 thì “ năm 2012 là năm khó khăn nhất đối với các ngành cung cấp dịch vụ trong nền kinh tế tuy nhiên cũng là năm đánh dấu Vinaphone có tốc độ tăng trưởng tốt nhất so với 17 năm vừa qua tính theo kết quả doanh thu thực“.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Lê Nam Thắng đánh giá cao thành tích của Vinaphone đặc biệt ở hai nội dung chính:
“ Thứ nhất là, về mặt kinh doanh, Vinaphone đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các VNPT tỉnh, thành và các đơn vị có liên quan tổ chức, phát triển và kinh doanh có hiệu quả, giữ vững và từng bước nâng cao thị phần, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch đề ra; đồng thời tiếp tục duy trì vị thế là một thương hiệu di động hàng đầu của Việt Nam”.
Hai là, công ty đã tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới, quản lý, khai thác, vận hành các hệ thống, tích cực triển khai các dự án, tăng cường năng lực, mở rộng vùng phủ sóng mạng 2G, 3G; toàn mạng nhìn chung hoạt động an toàn, bảo đảm chất lượng, dịch vụ kể cả trong các dịp lễ tết có lưu lượng tăng cao, thời gian mất liên lạc giảm đáng kể. Chất lượng các dịch vụ được đánh giá là vượt các chỉ tiêu do Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra”.
Trong năm 2012 vừa qua, những điểm sáng của nhà khai thác mạng di động Vinaphone được Phó Tổng giám đốc VNPT, Giám đốc Công ty Vinaphone Lâm Hoàng Vinh tổng kết:
Thứ nhất, tỷ lệ tăng trưởng thuê bao phát sinh cước mới ở mức 30%, tương đương với hơn 6 triệu thuê bao phát triển thực. Tốc độ tăng trưởng thuê bao giúp VinaPhone đạt gần 30% thị phần về số lượng thuê bao phát sinh cước.
Thứ hai, doanh thu tiêu dùng của dịch vụ viễn thông đạt gần 25.000 tỷ đồng. Dịch vụ 3G của VinaPhone đạt tốc độ tăng trưởng hơn 52% về doanh thu với gần 6 triệu thuê bao 3G.
Video đang HOT
Thứ ba, mạng lưới kỹ thuật 2G và 3G của VinaPhone được củng cố toàn diện cả về số lượng và chất lượng, với hơn 5.000 trạm BTS mới đã được lắp đặt và hàng nghìn trạm được thay thế, điều chuyển, tạo thành mạng lưới vững chắc với gần 30.000 trạm BTS trong đó có gần 10.000 trạm 3G trên toàn quốc. Đi kèm với đó, chất lượng 3G tại các thành phố lớn được nâng cấp toàn diện với hàng nghìn trạm SingleRAN mới, khẳng định vị trí dẫn đầu của VinaPhone về 3G. VinaPhone đang cung cấp hàng trăm dịch vụ giá trị gia tăng khác nhau trên nền 2G và 3G, trong đó có nhiều dịch vụ có tính tiên phong như ví điện tử di động, và các dịch vụ chỉ có Vinaphone trên thị trường thế giới như dịch vụ roaming trên máy bay.
Thứ tư, VinaPhone còn vượt tất cả những chỉ tiêu chất lượng dịch vụ do Nhà nước quy định qua các đợt kiểm tra chất lượng do Bộ TT&TT. Đặc biệt, điểm chất lượng thoại đạt 4,03. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của dịch vụ thông tin di động và cao nhất trong số các mạng di động được đo kiểm năm 2012.
Thứ năm, Vinaphone tiếp tục giữ vững vị thế là một trong các mạng di động có uy tín trong khu vực thông qua các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác với những tổ chức khai thác dịch vụ di động khác trên thế giới như liên minh di động Conexus, liên minh Vodafone, với nhà cung cấp thiết bị như Apple, RIM.
Bên cạnh những điểm sáng ấy, vẫn còn có những băn khoăn:
Về thị phần, theo như Đại diện Cục Viễn thông thì “Viettel với 40,67% thị phần, kế đến là VinaPhone với 30,07%. Điều ngạc nhiên, theo đại diện Cục Viễn thông, tính đến tháng 6/2012, MobiFone chỉ còn 18,45% thị phần (đến hết năm 2011) trong khi theo số liệu công bố của Sách trắng công nghệ thông tin truyền thông đầu năm 2012, MobiFone chiếm tổng cộng 29,11%” [1]. Như vậy, Vinaphone đã vươn lên hàng thứ hai về thị phần, đẩy Mobifone, một mạng di động cũng thuộc VNPT xuống hàng thứ ba. Nhưng cả hai mạng di động của VNPT vẫn thua Viettel về số lượng thuê bao.
Về mặt doanh thu, dù Vinaphone có đứng vào hàng ngũ câu lạc bộ tỷ đô la thì so với MobiFone, hiệu quả sản xuất kinh doanh theo như Thứ trưởng Lê Nam Thắng đánh giá chỉ bằng 60% của MobiFone. Năm nay, lợi nhuận MobiFone đạt 6.600 tỷ đồng và với Viettel là 27.000 tỷ đồng. [2]
Về mặt năng lực mạng lưới, Vinaphone đã đầu tư 5.000 trạm BTS cho hệ thống 2G, 3G nhưng vẫn cần phải đầu tư hơn nữa vì theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng “ số lượng trạm phát sóng toàn công ty 30.000 trạm cũng chưa bằng một nửa năng lực mạng lưới so với các doanh nghiệp bạn, năng lực mạng lưới của Vinaphone và MobiFone cộng lại cũng không bằng Viettel“.
Vinaphone từng giữ vị thế số một trong lĩnh vực di động trước khi Viettel tham gia thị trường viễn thông nhưng hiện nay thì chỉ đứng hàng thứ ba nếu tính tổng hợp các mặt từ doanh thu đến hiệu quả và năng lực mạng lưới. Với cùng một điều kiện môi trường như nhau thì rõ ràng doanh thu và năng lực mạng lưới của Vinaphone vẫn kém hơn hai mạng Viettel và Mobifone. Thứ trưởng Lê Nam Thắng yêu cầu VNPT và Vinaphone phải quan tâm hơn nữa đến việc quản trị doanh nghiệp, tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh.
Một vấn đề cần đề cập là dự án BCCS (Billing and Customer Care System) liên quan hệ thống tính cước và khách hàng tập trung của VNPT đã được khởi động từ chục năm trước đây, trải qua rất nhiều thăng trầm nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được khiến các công tác chăm sóc khách hàng, ghép cước các dịch vụ cố định, di động, ADSL gặp không ít khó khăn, các giải pháp đều mang tính chắp vá. Cuối những tháng đầu năm 2012, Nhiều khách hàng đến đóng tiền cước mà không được, xếp hàng cả dãy, máy treo hoặc đáp ứng chậm. Hệ thống BCCS của Vinaphone những tháng cuối năm 2012 đã được đầu tư, cải thiện.
Với cơ chế phân chia doanh thu các đơn vị trong tập đoàn VNPT hay còn gọi tắt là “cơ chế 46″, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng nhấn mạnh cơ chế này cần dựa trên định hướng thị trường vì nếu chỉ dựa vào mệnh lệnh hành chính thì nó sẽ tổn hại đến lợi ích của Vinaphone và các đơn vị thành viên.
Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT Phạm Long Trận kết luận rằng “cứ như thế này thì là dậm chân tại chỗ, cứ như thế này thì họ (Viettel?) tiến thì ta thụt lùi và chúng ta chết… Chúng ta cần phải làm ngay vì thời điểm này rất quan trọng, cần phải làm tốt để lấy lại vị thế, lấy lại giá trị của chúng ta trong nền kinh tế của đất nước”.
Mong Vinaphone phát huy được những điểm sáng và hạn chế những điểm còn mờ!
Theo ICTPress
Viettel: Doanh thu viễn thông tại nước ngoài đạt 600 triệu USD
Tại hội nghị tổng kết năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, doanh thu riêng về dịch vụ viễn thông tại nước ngoài của Viettel đến năm 2012 đạt gần 600 triệu USD, tăng trưởng 45%.
Thương hiệu Unitel đang khẳng định được uy tín trên đất Lào - Ảnh: P.M.
Số doanh thu trên được Viettel thực hiện tại 7 thị trường mà tập đoàn đang đầu tư, kinh doanh, trong đó có 4 thị trường đã kinh doanh, còn lại đang ở giai đoạn triển khai đầu tư, xây dựng.
Dù vậy, trước đó, chưa có một số liệu cụ thể, chi tiết về số vốn đầu tư thực sự, khả năng sinh lời, khấu hao tại mỗi thị trường mà Viettel đầu tư được công bố ra ngoài.
Một lãnh đạo của Viettel cho VnEconomy biết, trong tổng số vốn đầu tư tại mỗi thị trường, Viettel chỉ mang dưới 50% số vốn trong nước đi đầu tư, còn lại hơn 50% là Viettel tự đi vay ngân hàng tttel cũng phải có uy tín", ông nóại những quốc gia đầu tư và nợ tiền từ các nhà cung cấp thiết bị, sau đó có lợi nhuận sẽ khấu hao, trừ nợ dần. "Tất nhiên, vay được, nợ được thì Viei.
Đến hết 2012, theo Tổng giám đốc Viettel Hoàng Anh Xuân, tập đoàn này đã chuyển 84 triệu USD về nước. Trong đó, được biết, chiếm tỷ trọng phần lớn là thị trường Camphuchia.
Viettel dự kiến, năm 2013 sẽ chuyển về nước 150 - 160 triệu USD từ bốn thị trường đã kinh doanh gồm Campuchia, Lào, Mozambique và Haiti.
Theo thông tin mà ông Xuân đưa ra tại cuộc họp giữa Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ít hôm trước, nếu bóc tách từng thị trường thì mức độ từ doanh thu, thời gian sinh lời, khấu hao cũng như tiềm năng tại mỗi thị trường mà Viettel đầu tư là tương đối khác nhau.
Tại Campuchia, Viettel đầu tư với số vốn là 40 triệu USD. Ông Xuân tự tin nói, hết năm 2013, Viettel sẽ trả hết toàn bộ nợ vay ngân hàng để đầu tư cho mạng ở Campuchia, trở thành mạng đã khấu hao hoàn toàn. Ông cho biết, mạng di động Metfone của Viettel tại Campuchia được chuyên gia thế giới đánh giá năm 2014 có giá trị thị trường là từ 800 - 900 triệu USD.
Với mạng di động Unitel tại Lào, Viettel đầu tư sang với số vốn là 8 triệu USD - gấp đôi số tài sản mà mạng viễn thông của Lào có lúc đó. Hiện Unitel đã có lãi.
Ông Xuân cho biết, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - dòng tiền đã trừ đi khấu hao của Unitel cỡ 50%, nghĩa là doanh thu 10 đồng thì dòng tiền dương đem lại được 5 đồng.
Tiếp đến là mạng tại Mozambique. Viettel khai trương tháng 5/2012 và cuối năm nay cũng bắt đầu có lãi. Dự kiến doanh thu tại Mozambique năm 2013 là 240 triệu USD, trong đó, 120 triệu USD doanh thu không phải trừ chi phí khấu hao tài sản cố định. Viettel dự kiến trong vòng 3 năm sẽ khấu hao và trả hết nợ ngân hàng.
Tại Haiti, khoản vốn đầu tư của Viettel vào thị trường này được tính toán khoảng 300 triệu USD, gấp gần 8 lần so với số vốn bỏ vào mạng Metfone tại Campuchia, tuy nhiên, tỷ trọng lợi nhuận tại thị trường Haiti trong tổng nguồn thu tại nước ngoài của Viettel còn khá thấp.
Theo Thủy Diệu
Vneconomy
Viettel đã đầu tư gần 400 triệu USD vào Cameroon Các tờ báo địa phương của châu Phi vừa đưa tin, Viettel đã đầu tư khoảng 200 tỉ CFA fracns (loại tiền tệ được dùng ở Cameroon, tương đương 393,9 triệu USD) vào Cameroon. Viettel Cameroun Sarl sẽ là doanh nghiệp viễn thông của Viettel tại Cameroon. Thông tin trên được Bộ trưởng Bưu chính và Viễn thông Cameroon, ông Jean Pierre Biyiti...