Hiệu quả miễn dịch của vaccine ngừa COVID-19 kéo dài bao lâu?
Những câu hỏi về hiệu quả của vaccine và thời gian cung cấp khả năng miễn dịch của vaccine vẫn chưa có lời giải đáp.
Thế giới đang thúc đẩy kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19, mang lại hi vọng và lạc quan về khả năng sớm kết thúc đại dịch. Hàng triệu người đã được tiêm vaccine và nhiều người khác đang xếp hàng chờ để được chủng ngừa. Tuy nhiên, những câu hỏi về hiệu quả của vaccine và thời gian cung cấp khả năng miễn dịch của vaccine vẫn chưa có lời giải đáp.
Mức độ quan trọng của việc tiêm vaccine?
Vì cả người trẻ và người già đều có nguy cơ mắc COVID-19 như nhau, nên điều quan trọng là mỗi người cần phải tiêm phòng để tự bảo vệ mình. Có thể bạn cảm thấy không cần thiết phải tiêm phòng, vì bạn còn trẻ và không có bệnh lý nền. Tuy nhiên, chúng ta phải bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng và điều đó chỉ có thể đạt được thông qua việc tiêm chủng trên diện rộng.
Chủng ngừa có tạo khả năng miễn dịch chống lại virus hay không?
Vaccine ngừa COVID-19 giúp cơ thể phát triển khả năng miễn dịch chống lại virus SARS- CoV-2. Nó làm tăng phản ứng miễn dịch của cơ thể và phát triển các kháng thể cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài. Tuy nhiên, vì SARS-CoV-2 là một loại virus mới và vaccine COVID-19 vừa được phát triển, vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn về mức độ bảo vệ hoặc khoảng thời gian miễn dịch sau tiêm chủng
Nghiên cứu
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ xem xét dữ liệu của 4.000 chuyên gia chăm sóc sức khỏe và nhân viên tuyến đầu được tiêm chủng. Kết quả cho thấy vaccine của Pfizer-BioNTech và Moderna có hiệu quả bảo vệ 80% sau liều đầu tiên và 90% sau liều thứ hai. Ngoài ra, họ phát hiện rằng vaccine làm giảm nguy cơ lây truyền COVID-19 từ những người được tiêm chủng sang những người khác.
Video đang HOT
Khả năng bảo vệ là bao lâu?
Tập đoàn Pfizer-BioNTech cho biết, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vaccine mRNA của họ cho thấy khả năng miễn dịch mạnh kéo dài trong ít nhất 6 tháng ở những người được tiêm chủng. Vaccine cũng có hiệu quả cao trong việc giảm nhẹ các triệu chứng nặng ở bệnh nhân COVID-19. Vaccine Pfizer-BioNTech cũng có hiệu quả đối với biến thể COVID-19, xuất hiện lần đầu tiên tại Nam Phi.
Chúng ta có nên đeo khẩu trang?
Ở giai đoạn hiện tại, chúng ta không thể hoàn toàn phụ thuộc vào vaccine COVID-19 để có miễn dịch. Điều quan trọng là chúng ta phải tiếp tục đeo khẩu trang và đảm bảo các yêu cầu y tế cần thiết.
Thực hiện theo tất cả các biện pháp y tế cộng đồng là điều quan trọng để ngăn chặn virus và bảo vệ chính chúng ta cũng như những người thân yêu./.
Lý do phản ứng phụ sau tiêm vắc xin có thể là dấu hiệu tốt
Khi vắc-xin Covid-19 được tiêm trên toàn thế giới, ngày càng nhiều người phàn nàn về các tác dụng phụ, đặc biệt là sau liều thứ 2.
Những phản ứng phụ có thể xảy ra
Các triệu chứng điển hình gồm đau cánh tay, đặc biệt ở chỗ tiêm và các dấu hiệu toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu và đau cơ. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người trẻ có phản ứng phụ thường xuyên hơn người trên 65 tuổi.
Một nhân viên y tế bị phát ban khắp lưng sau khi tiêm mũi thứ 2. Tuy nhiên, các vết mẩn đỏ này tự biến mất sau 1 ngày.
Ảnh minh họa: EPR
Phản ứng phụ có đáng lo ngại không?
Các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin có thể khó chịu nhưng thường tồn tại trong thời gian ngắn và ít nghiêm trọng hơn nhiều so với mắc bệnh. Vắc xin được thử nghiệm rộng rãi về độ an toàn trước khi lưu hành.
Khi sử dụng trên quy mô lớn, vắc xin sẽ được giám sát chặt chẽ để tìm các phản ứng bất ngờ hoặc hiếm gặp trong thử nghiệm lâm sàng. Những sản phẩm này sẽ không được cấp phép nếu có nguy cơ gây phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc lâu dài.
Nguyên nhân
Vắc xin được thiết kế bắt chước một bệnh nhiễm trùng để tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể.
Thông thường, khi virus xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tìm cách vô hiệu hóa và tiêu diệt chúng. Các chất tiêu diệt yếu tố lạ được giải phóng trong một quá trình có thể làm tăng thân nhiệt.
Sốt nhẹ dưới 38,5 độ C là phản ứng bình thường của cơ thể, không gây hại.
Khi học cách nhận biết mầm bệnh, cơ thể trải qua các phản ứng miễn dịch giống như gặp mầm bệnh thật.
Ngoài ra, vắc xin cũng có khả năng chứa các thành phần gây ra phản ứng:
- Chất bảo quản ngăn ngừa vắc xin bị hỏng
- Các lipid chứa vật liệu di truyền của vắc xin mRNA
- Chất bổ trợ tăng phản ứng miễn dịch với các kháng nguyên
Tại sao các phản ứng với liều thứ 2 lại nặng hơn
Phải mất một thời gian để hệ miễn dịch phản ứng với mầm bệnh mới. Các tế bào ghi nhớ miễn dịch được lập trình để khi gặp virus lần thứ 2 (do nhiễm bệnh tự nhiên hoặc do vắc xin), sẽ phản ứng nhanh và mạnh mẽ hơn.
Khi đó, hàng loạt phản ứng phụ như đau cơ, sốt, ớn lạnh và mệt mỏi có thể xảy ra.
Phản ứng của những người từng nhiễm Covid-19 khi tiêm vắc xin
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, sau mũi tiêm đầu tiên, mức độ kháng thể của những người từng mắc bệnh cao gấp 10-45 lần so với những người khỏe mạnh. Các phản ứng cục bộ đối với vắc xin xảy ra với tần suất ngang nhau ở cả hai nhóm tại thời điểm tiêm chủng và tự khỏi trong những ngày sau đó.
Tuy nhiên, các tác dụng phụ toàn thân (mệt mỏi, nhức đầu, ớn lạnh, sốt và đau nhức cơ) xảy ra ở 89% những người từng mắc bệnh, so với 46% người khỏe mạnh.
Thử nghiệm vắc-xin COVID-19 dạng xịt Hiện một loại vắc-xin ngừa COVID-19 dạng xịt đang được các nhà khoa học Anh thử nghiệm, hy vọng sẽ tạo ra một giải pháp mới, đại trà trong cuộc chiến chống COVID-19 tương lai. Cùng với vắc-xin tiêm, các chuyên gia ở Đại học Oxford, Anh đang tiến hành thử nghiệm một loại vắc-xin xịt mũi COVID-19 mới của AstraZeneca trên 30...