Hiệu quả hoạt động nhóm trong giờ Đọc văn
Là một thao tác trong hoạt động dạy học của tiết Đọc văn (trước đây gọi là giảng văn), làm việc theo nhóm là một hình thức có tác dụng và có sức hấp dẫn đối với người học.
Hoạt động nhóm trong giờ Văn vui vẻ ở Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội). Ảnh minh họa: IT
Một vấn đề được nêu ra, các nhóm cùng trao đổi, thảo luận. Tuy nhiên, việc tổ chức, lồng ghép hình thức này vào trong tiết học như thế nào để có hiệu quả thực sự là vấn đề cần trao đổi, đòi hỏi kỹ năng, nghệ thuật sư phạm của người giáo viên.
Bài viết xin nêu ra một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm việc nhóm có hiệu quả trong giờ Đọc văn nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông (THPT) hiện nay.
1.
Làm việc theo nhóm là sự hợp sức, tranh thủ của nhiều học sinh với nhau. Có thể nhóm ngồi cùng bàn, dãy bàn hay cùng tổ. Mỗi nhóm có thể từ 3 học sinh trở lên. Các em trao đổi, thảo luận với nhau về một vấn đề nào đó liên quan đến bài học mà giáo viên đặt ra… Tập hợp ý kiến các thành viên trong nhóm rồi đi đến kết luận thống nhất, sau đó trình bày trước lớp và tiếp tục trao đổi, tranh luận với các nhóm khác dưới sự dẫn dắt của người thầy.
Làm việc theo nhóm huy động sức mạnh tập thể, kích thích nhu cầu giải bày của cá nhân. Khi ngồi lại trao đổi, suy nghĩ một vấn đề, một chi tiết, một khía cạnh nào đó trong tác phẩm các em tự do bày tỏ ý kiến của mình; từ bàn bạc, thảo luận mà “vỡ” ra nhiều điều và chắc chắn sẽ có những khám phá độc đáo về cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Nhóm này trình bày, nhóm khác lắng nghe rồi các nhóm nhận xét, bổ sung.
Tất cả tạo nên “bàn tròn tiếp nhận” và sự cảm thụ văn chương như một dòng chảy liên tục được thăng hoa. Để cho chính các em tiếp nhận, cảm thụ, đọc và hiểu trước khi giáo viên chốt lại chắc chắn sẽ phát huy tư duy, năng lực cảm thụ, khơi gợi, thắp sáng tình yêu văn học – tạo sự hứng thú của người học. Làm việc theo nhóm còn có ý nghĩa xây dựng thói quen phát biểu trong giờ học. Sau khi chuẩn bị xong, đại diện nhóm lên trình bày. Chính điều này có tác dụng rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước tập thể – có lợi cho nghề nghiệp mà học sinh ngành xã hội theo đuổi sau này.
2.
Thực ra hình thức làm việc theo nhóm trong tiết học ở các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng (trước đây thường gọi là seminar) đã được tiến hành từ lâu. Tuy nhiên, mấy năm gần đây với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực chủ động của học sinh, thầy cô mới “ráo riết” đưa vào trong các bước lên lớp.
Thực tế dự giờ và bản thân tổ chức thực hiện ở trên lớp chúng tôi nhận thấy rằng, sử dụng hình thức làm việc theo nhóm trong giờ Đọc văn vừa thể hiện những ưu điểm, đạt hiệu quả cao, vừa có những bất cập, mang tính hình thức, sáo mòn, kém hiệu quả.
Khách quan mà nói, làm việc theo nhóm đối với đối tượng học sinh yếu thường rất khó. Các em thiếu linh hoạt, chủ động, khả năng trình bày hạn chế nên mất rất nhiều thời gian. Hơn nữa, một tiết học chỉ 45 phút mà phải đọc – hiểu một văn bản dài thì không đủ thời gian để trao đổi, thảo luận – “cháy giáo án” vẫn là nỗi ám ảnh của không ít giáo viên Văn. Thôi thì, tận dụng thời gian để truyền đạt, cung cấp các giá trị nội dung, nghệ thuật cho học sinh có cái trong vở mà học, mà thi, nhất là với các em lớp 12.
Việc tổ chức làm việc nhóm trong giờ Đọc văn, chủ yếu diễn ra ở các tiết thao giảng, các tiết dự thi giáo viên giỏi các cấp. Nhiều giáo viên có suy nghĩ nếu không tổ chức làm việc nhóm thì sợ bị phê bình là không đổi mới phương pháp, sợ bị đánh giá học sinh ít làm việc. Mang tâm lý đó nên nhiều tiết dạy đưa hình thức này vào có vẻ mang tính đơn điệu, đối phó, như là biểu diễn, chứ chẳng có tác dụng gì.
Thực ra, bản chất của làm việc nhóm là tốt, là hay, nhưng vấn đề đáng nói ở đây là về phía người tổ chức, định hướng, điều khiển. Nhiều thầy cô chưa biết đâu để học sinh trao đổi là phù hợp. Một tiết Đọc văn 45 phút mà yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lại với nhau 2, 3 lần thì làm sao không hình thức, nhạt nhẽo.
Với đối tượng là học sinh ở các lớp chuyên hay lớp chọn Văn nói chung là những em có năng khiếu văn chương hoặc học khá, giỏi Văn thì việc tổ chức trao đổi nhóm trong giờ học có thuận lợi và dễ thực hiện hơn. Thực tế, có em viết rất tốt nhưng lại bị hạn chế về khả năng diễn đạt bằng lời trước tập thể. Vì thế, đây là dịp để các em làm quen cách nói năng, thuyết trình trước mọi người. Qua việc trao đổi, làm việc nhóm – học sinh có dịp chia sẻ sự cảm nhận của mình cùng với những người khác, nhất là những học sinh lớp 10 mới vào còn rụt rè, e ngại.
3.
Để học sinh làm việc theo nhóm trong giờ Đọc văn ở trường THPT trở nên hiệu quả, người thầy cần sử dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp khác nhau.
Thứ nhất, dựa vào mục tiêu bài học, từng tác phẩm, bài học cụ thể, giáo viên đề xuất tiến trình dạy học, phương pháp – phương tiện dạy học phù hợp, có hiệu quả và tất cả phải được thể hiện rõ nét, có ý thức trong giáo án.
Cùng một tác phẩm văn học nhưng dạy ở các lớp khác nhau trong cùng khối thì lại có thể thay đổi nội dung trao đổi, thảo luận. Rõ ràng khi chuẩn bị bài giảng, giáo viên cần nắm vững đặc điểm tác phẩm, đối tượng học sinh để thiết kế các hoạt động, thao tác phù hợp, trong đó có hình thức làm việc nhóm trong giờ học.
Ngoài ra, giáo viên cần tính toán để chuẩn bị cho việc trình bày nhóm bằng phương tiện gì là phù hợp, ít tốn thời gian và hiệu quả cao: Hoặc máy chiếu đa vật thể, hoặc trên giấy roki dán lên bảng, hoặc trình chiếu bằng PowerPoint (nhóm học sinh chuẩn bị trước ở nhà).
Thứ hai, thầy cô giáo cần linh hoạt trong hoạt động hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
Trong phần dặn dò, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo, nếu có sử dụng hình thức làm việc theo nhóm, giáo viên cần nêu yêu cầu (câu hỏi, nội dung) và có sự phân công nhóm cụ thể. Hướng dẫn học sinh phương pháp, thời gian tiến hành và hình thức trình bày.
Tất nhiên, tùy theo đối tượng học sinh, khi chọn những điểm để các em thảo luận, làm việc nhóm, giáo viên cần phải lưu ý đến “độ khó” của nó cũng như hướng khai thác sâu sắc và sáng tạo.
Thứ ba, chú trọng đến nghệ thuật tổ chức trao đổi, phát biểu theo nhóm.
Muốn được như vậy, người thầy phải: Quy định rõ về thời gian thảo luận, thời gian phát biểu, trình bày phần trả lời của nhóm; trong lúc các em trao đổi, giáo viên cần bao quát các nhóm để nhắc nhở, để theo dõi học sinh nào không tham gia làm việc hoặc chỉ ngồi nghe một cách thụ động; yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trao đổi rõ ràng, mạch lạc; nếu cùng một đề tài thì các nhóm trình bày sau nên tránh những gì nhóm trước đã nói để khỏi lặp ý; thường xuyên thay đổi học sinh lên trình bày, tránh tình trạng có em luôn đại diện nhóm phát biểu, nhiều em lại chưa 1 lần trình bày trước lớp với ý nghĩ sợ sệt, thái độ rụt rè; yêu cầu các em khi phát biểu, trình bày kết quả làm việc của nhóm cần theo hệ thống, giọng nói, ngữ điệu rõ ràng, lôi cuốn.
Đừng dạy và học trực tuyến trong căng thẳng
Rất nhiều bạn đọc gửi ý kiến, tranh luận và nêu quan điểm xung quanh chuyện dạy và học trực tuyến sau khi đọc bài viết Lại thêm một giảng viên mắng sinh viên là "óc trâu" trong khi dạy trực tuyến.
Màn hình lớp học trực tuyến khi giảng viên mắng sinh viên - CHỤP MÀN HÌNH
Sau khi Thanh Niên đăng tải bài viết Lại thêm một giảng viên mắng sinh viên là "óc trâu" trong khi dạy trực tuyến , rất nhiều bạn đọc gửi ý kiến, tranh luận và nêu quan điểm xung quanh chuyện dạy và học trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19.
Mạng xã hội lan truyền đoạn clip ngắn ghi lại màn hình của lớp học trực tuyến được cho là thuộc bộ môn cơ điện tử, khoa Cơ khí, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, trong đó có đoạn thoại khiến không ít người "sốc" khi giảng viên mắng sinh viên là "óc trâu" và quát tháo rất lớn tiếng.
Nam sinh viên học online mắng thầy 'có tài không có đức', đòi lên phòng đào tạo solo
Người thầy quá nóng tính
Việc giáo viên lớn tiếng với học sinh, sinh viên không phải xảy ra lần đầu khi ngành giáo dục tổ chức học trực tuyến từ tháng 9 này. Nhiều bạn đọc (BĐ) cho rằng giảng viên trong đoạn clip đã hành xử thiếu chuẩn mực. BĐ khoi vo bày tỏ ý kiến: "Bầu không khí căng thẳng như vậy, khiến việc học càng áp lực, những người khác tâm lý sợ hãi khi bị gọi tên thì còn lo học hành gì mà sẽ đối phó. Có thể bạn này không giỏi ở môn này, nhưng giỏi ở môn khác, cần tôn trọng sinh viên. Người giáo viên này thiếu sự thấu hiểu và kỹ năng sư phạm". BĐ nld ngắn gọn: "Tôi thấy thầy giáo này hành xử chưa được chuẩn mực".
Một số BĐ nêu quan điểm rằng giảng viên trong đoạn clip đã nặng lời trong không gian sư phạm. BĐ ở địa chỉ email binhgct...@gmail.com viết: "Đại học là tự học, học trực tuyến đã khó khăn trong tương tác và tiếp thu mà còn bị mắng như vầy thì rất ảnh hưởng tâm lý. Đề nghị nhà trường chấn chỉnh, cần thiết thì xử lý cắt thi đua để tránh tái diễn ảnh hưởng uy tín trường". BĐ Luan thẳng thắn: "Dù ức chế chuyện gì thì thầy cũng không nên trút hết tức giận lên sinh viên. Làm nghề thầy giáo thì phải từ tâm".
Sinh viên gây ức chế
Một số BĐ nêu quan điểm rằng trong sự việc này, sinh viên cũng có phần lỗi, như BĐ Duy Hung Nguyen: "Sao cứ đổ lỗi cho giảng viên? Trong câu chuyện này, sinh viên chỉ có mỗi việc đơn giản là đánh số trong hình chữ nhật mà làm cũng không được. Thầy chứ có phải thánh đâu mà cầm tay từng người chỉ như vậy? Học phải tập trung chứ. Sinh viên kỹ thuật phải tập kỹ năng chính xác". BĐ Duc Lehong cùng quan điểm: "Đại học, phải tự suy nghĩ, phát hiện, nghĩa là tập trung quan sát, ghi nhận với tốc độ cao chứ không như ở phổ thông".
Ở góc độ rộng hơn, nhiều BĐ nhìn nhận việc áp dụng giải pháp tình thế học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh này cũng ít nhiều gây căng thẳng cho thầy lẫn trò. "Có lẽ hình thức trực tuyến này chỉ là giải pháp cấp bách. Thiếu nền tảng trang thiết bị căn bản, có gì dùng nấy, chưa đạt chuẩn. Cho nên việc dạy và tiếp thu rất lúng túng và hạn chế. Sự tiếp thu hạn chế của học sinh, sinh viên khiến giáo viên lo lắng, căng thẳng", BĐ Mạnh Đức đặt vấn đề.
Do đó, thầy và trò cần chú ý hành xử phù hợp trong bối cảnh giáo dục trực tuyến hạn chế trong truyền đạt và tiếp thu, để tránh những sự cố không mong muốn. BĐ ở địa chỉ email ph***@student.ctuet.edu.vn chia sẻ: "Giảng viên đại học có áp lực dạy học rất lớn. Nội dung kiến thức thì phức tạp hơn, thời gian giảng dạy thì cũng hạn chế. Thêm nữa thời gian qua dịch bệnh làm xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mọi người, khó tránh khỏi những phản ứng nóng nảy nhất thời của cả người thầy lẫn sinh viên".
* Không ai phủ nhận sự đóng góp công sức của mỗi người thuộc những ngành nghề khác nhau. Thầy giáo đứng trước lớp lại càng phải chuẩn mực khi đưa ra những thông tin cần thiết. Thái độ và cách ứng xử luôn là đề tài được nhiều người, nhiều thế hệ quan tâm. Mong sẽ không còn những tiết học như thế này nữa.
Linh
* Tại sao những vụ việc này cứ xảy ra, có cách nào khắc phục không? Chắc chắn là có, đối với sinh viên đại học hãy ngưng các phương pháp giảng dạy kiểu "thầy đồ" đi. Giảng viên nên chỉ dẫn link tới kho học liệu của trường - nhiệm vụ của sinh viên là phải tìm hiểu và có trách nhiệm chứng minh kiến thức thu nhận được sau khi tìm hiểu. Thầy xem xét và hướng dẫn thêm.
Long Hai
* Nên chăng cho giảng viên và cả sinh viên học và rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc? Vì ai cũng có khó khăn của riêng mình.
Linh Hong
* Mặc dù dùng từ ngữ hơi quá, nhưng cũng mong mọi người hãy nhẹ nhàng bỏ qua cho cuộc sống chúng ta đơn giản dễ chịu hơn, chúc các thầy và trò cố gắng vượt qua.
Chau Phi
Trước thềm năm học mới, thầy cô cũng phải "học lại, học thêm" online Năm học 2021-2022, Chương trình GDPT 2018 sẽ áp dụng với lớp 2 và lớp 6. Thời điểm này, khi năm học mới đang cận kề, các thầy cô cũng chạy đua nước rút, tiếp tục tự bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của chương trình mới. Giáo viên phải tự học thật, kiểm...