Hiệu quả điều trị kháng HIV ngay khi trẻ chào đời
Các bác sĩ từ lâu đã biết rằng việc điều trị cho trẻ sơ sinh có HIV ở những tuần đầu tiên, tháng đầu tiên của cuộc đời là rất quan trọng, bởi vì hệ miễn dịch đang phát triển của trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị tổn thương trước virus HIV.
Theo nghiên cứu được các nhà khoa học công bố trên tạp chí Science Translational Medicine ngày 27-11, việc điều trị bằng liệu pháp kháng virus HIV tiêu chuẩn (ART) trong những giờ đầu tiên chào đời cho những đứa trẻ có virus HIV đem lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với việc điều trị sau vài tuần hoặc sau vài tháng như đang được thực hiện ở nhiều quốc gia.
Cung cấp ART từ rất sớm cho trẻ sơ sinh mang lại hiệu quả tích cực trong phòng chống HIV (Ảnh: REUTERS)
Phát hiện này, mặc dù được thực hiện với mẫu nhỏ nhưng đáng chú ý ở Botswana, có thể đem lại hiệu quả chăm sóc cho các trẻ em nhiễm virus HIV từ trong bụng mẹ ở châu Phi và các khu vực khác. Phát hiện này cũng có thể đưa ra câu trả lời cho các nhà khoa học trong việc điều trị sớm HIV.
Tại Botswana, các nhà khoa học đã làm thử nghiệm với khoảng 40 trẻ sơ sinh có HIV. Theo đó, 40 trẻ có HIV được điều trị ART trong vài giờ đầu tới vài ngày sau khi chào đời và theo dõi các em bé này trong vòng hai năm.
Hôm 27-11, các nhà khoa học thông báo kết quả so sánh giữa 10 trẻ sơ sinh có HIV được điều trị từ ATR rất sớm với 10 trẻ sơ sinh có HIV được điều trị theo cách truyền thống vài tháng sau sinh.
Ở cả hai nhóm bệnh nhân, virus HIV đều nằm trong tầm kiểm soát. Nhưng nhóm trẻ em được điều trị từ rất sớm sau sinh có lượng virus HIV dự trữ trong máu nhỏ hơn, đồng thời có thêm những lợi ích khác như chức năng của một số phần trong hệ miễn dịch bình thường hơn.
Các nhà khoa học đã tìm ra những giới hạn của phương pháp điều trị rất sớm về việc làm thế nào HIV xâm nhập vào cơ thể của trẻ sơ sinh, khả năng tự thu nhỏ để có thể ẩn náu, sẵn sàng phục hồi nếu những đứa trẻ đó ngừng uống thuốc điều trị.
Cho tới nay, việc cho các bà mẹ có HIV mang thai uống thuốc kháng HIV có thể ngăn chặn virus này xâm nhập vào đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ. Đây là một bước điều trị giúp giảm đáng kể số trẻ em chào đời có virus HIV trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Theo ước tính, mỗi ngày tại khu vực hạ Sahara châu Phi có khoảng 300 đến 500 trẻ sơ sinh có HIV chào đời.
Các bác sĩ từ lâu đã biết rằng việc điều trị cho trẻ sơ sinh có HIV ở những tuần đầu tiên, tháng đầu tiên của cuộc đời là rất quan trọng, bởi vì hệ miễn dịch đang phát triển của trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị tổn thương trước virus HIV.
Nhưng quá trình điều trị cho một trẻ sơ sinh được đặt tên là “em bé Mississippi” đã đặt ra một câu hỏi quan trọng: Có nên bắt đầu điều trị sớm hơn không? Bé gái này đã được điều trị kết hợp ba loại thuốc trong vòng 30 giờ sau khi sinh vào tháng 7-2010. Tại thời điểm đó, phương pháp này được cho là rất bất thường. Gia đình của bé gái đã bỏ điều trị khi bé mới chập chững biết đi – dù virus HIV trong cơ thể của bé vẫn giảm đáng kể trong 27 tháng trước khi bé gái bị tái phát và bắt đầu điều trị lại trở lại.
Từ kinh nghiệm có được trong quá trình điều trị bé Mississippi, Hội đồng Y tế quốc gia Mỹ đã hỗ trợ các bác sĩ đã thực hiện nhiều nghiên cứu khác, trong đó có ghiên cứu tại Botswana.
Dù không tham gia vào nghiên cứu tại Botswana nhưng giúp đánh giá trường hợp của bé Mississippi, bác sĩ Deborah Persaud, chuyên khoa HIV tại Đại học John Hopkins đánh giá rằng phát hiện mới trong phương pháp điều trị HIV sớm là rất khích lệ.
“Nghiên cứu đã chỉ ra những điều mà chúng tôi đã giả thuyết xảy ra trong cơ thể bé Mississipi, rằng điều trị từ rất sớm thực sự ngăn chặn được sự hình thành các tế bào dự trữ vốn đang là rào cản để xóa bỏ virus HIV”, bác sĩ Persaud nói.
Song bà cũng nhấn mạnh rằng “việc điều trị từ rất sớm là rất quan trọng, nhưng việc ngăn chặn (từ trong bào thai) vẫn là ưu tiên hàng đầu”.
Theo đồng tác giả nghiên cứu, bác sĩ Roger Shapiro, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Harvard, tại Mỹ, châu Âu và Nam Phi, việc kiểm tra những trẻ sơ sinh có nguy cơ cao với virus HIV khi sinh là rất phổ biến. Nhưng ở hầu hết quốc gia thu nhập thấp, trẻ sơ sinh không được kiểm tra cho đến khi được bốn đến sáu tuần tuổi.
Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo trẻ sơ sinh có HIV phải nhận được ART trong vòng vài tuần sau khi sinh để ức chế virus, nhưng điều này có thể nhanh chóng dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch và gây tử vong.
Bác sĩ Shapiro cho rằng, phương pháp điều trị rất sớm mặc dù không phải là một phương pháp chữa khỏi bệnh, nhưng có thể được kết hợp với các biện pháp can thiệp khác như một phần của nghiên cứu phương pháp chữa trị HIV.
Mặc dù vậy, nghiên cứu mới vẫn chưa giải quyết được câu hỏi lớn là liệu sự sụt giảm lượng virus HIV dự trữ có đủ để tạo ra những khác biệt lâu dài hay không. Để tìm ra câu trả lời, các nhà nghiên cứu cho hay, vào năm tới sẽ tiếp tục điều trị cho những em bé này các kháng thể thử nghiệm được thiết kế để giúp kiểm tra lượng virus HIV và xem những em bé này sẽ thích ứng thế nào khi tạm dừng thuốc kháng virus HIV.
HẢI BÌNH
Theo AP, Reuters/nhandan
Hà Nội: Phấn đấu mục tiêu 90-90-95 trong phòng chống HIV/AIDS
Hà Nội đang tích cực triển khai hoàn thành kế hoạch phòng chống HIV, hướng tới mục tiêu mang tên 90 - 90 - 95 vào năm 2020.
Tập huấn truyền thông về chiến dịch K=K.
Cụ thể mục tiêu 90 - 90 - 95 là: 90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người biết được tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV (ARV - thuốc điều trị dùng cho những người bị HIV, làm giảm sự phát triển của virus HIV và làm chậm giai đoạn HIV sang AIDS) và 95% số người được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền...
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu được phát hiện nhiễm HIV, điều trị ARV sớm, đúng phác đồ và tuân thủ điều trị tốt, người nhiễm HIV vẫn có thể có cuộc sống tình dục lành mạnh mà không làm lây truyền HIV cho bạn tình.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tính đến hết năm 2018, Hà Nội có hơn 21.000 người nhiễm HIV còn sống (chiếm 10% tổng số người nhiễm trên toàn quốc). Riêng trong năm 2018, Hà Nội phát hiện mới khoảng 1.290 trường hợp nhiễm HIV. Đáng chú ý, đường lây truyền HIV đang có sự thay đổi.
Nếu năm 2015, số người nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm hơn 30% trong số người nhiễm HIV mới được phát hiện thì năm 2018 con số này đã tăng lên hơn 60%. Xác định việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS, từ tháng 5 đến tháng 9/2019, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đã khởi động triển khai chiến dịch K=K - "Không phát hiện = Không lây truyền".
Thông điệp K=K có vai trò quan trọng, với các bằng chứng khoa học chứng minh rằng "nếu một người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV, khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu (dưới 200 bản sao/ml máu) thì không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục", qua đó giúp thay đổi cuộc sống của những người sống chung với HIV.
Thuốc ARV nâng cao chất lượng sống cho nhiều bệnh nhân HIV.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, lĩnh vực điều trị HIV/AIDS hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ to lớn. Thuốc kháng HIV (còn được gọi là ARV) đã được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
Các phác đồ điều trị ARV gồm 3 - 4 thuốc phối hợp, giúp ức chế virus HIV sinh sản, qua đó phục hồi hệ thống miễn dịch của cơ thể, tránh được các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
"Hầu hết mọi người sẽ đạt được tải lượng virus không phát hiện được trong vòng 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị ARV. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều người không biết điều này, hoặc vì tâm lý e ngại sự phán xét của cộng đồng nên giấu giếm, không đi xét nghiệm HIV cũng như bắt đầu điều trị ARV khá muộn" - TS Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, "Không phát hiện = Không lây truyền" đã được công nhận bởi hơn 700 tổ chức y tế và cộng đồng từ 95 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, K=K chỉ đạt được khi người có HIV duy trì uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định và định kỳ theo dõi tải lượng virus của mình. K=K chỉ áp dụng cho lây truyền qua đường tình dục, không áp dụng cho lây truyền qua đường máu và từ mẹ sang con.
Minh Khuê
Theo laodongthudo
Hơn 1000 người Mỹ nghi bị nhiễm HIV do lỗi khử trùng Bệnh viện nơi 1.182 người dân ở bang Indiana, Mỹ từng chữa bệnh thông báo họ đã bị phơi nhiễm HIV trong thời gian điều trị. Ảnh minh họa Bệnh viện Goshen, bang Indiana thông báo bệnh nhân đã bị nhiễm các loại virus HIV, virus viêm gan B và viêm gan C, nghi do các bác sĩ không khử trùng các dụng...