Hiểu đúng về phương pháp giáo dục kỹ năng sống
Vấn đề giáo dục kỹ năng sống (KNS) hiện nay đang được xã hội và các phụ huynh đặc biệt quan tâm. Nhiều phụ huynh khi đến tham quan, tìm hiểu thông tin giáo dục của các trường thường đặt các câu hỏi như: “Trường có tổ chức dạy KNS không? Thời lượng bao nhiêu tiết một tuần?”.
Nhiều nhà tuyển dụng cũng thường đặt câu hỏi với các ứng viên: “Anh/ Chị có biết KNS nào không?”….
Vậy KNS bao gồm những kỹ năng nào và cần được truyền dạy như thế nào cho hiệu quả? Tích hợp giáo dục KNS vào chương trình giáo dục từ năm học 2006-2007, Trường Tiểu học, THCS & THPT Thái Bình Dương – PHS chia sẻ một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng của trường như sau.
Cần phân biệt kỹ năng và kiến thức
Ở PHS, khi giáo viên hỏi các học sinh: kiến thức và kỹ năng khác nhau như thế nào? Các em trả lời rất đơn giản: “Kiến thức là hiểu biết, kỹ năng là làm”. Như vậy nhà tuyển dụng hỏi: “Biết kỹ năng nào?” là chưa đúng. Cho nên cách dạy kỹ năng thường được thực hiện chưa đầy đủ. Bởi vì để thành thạo kỹ năng thì chúng ta phải hiểu biết và thực hành liên tục. Một hai tiết học hay vài ngày học chỉ giúp học sinh nhận biết được kỹ năng chứ chưa thể thực hành được.
Những kỹ năng nào được gọi là KNS?
Thật sự đến nay chưa có một danh sách cụ thể nào liệt kê đầy đủ các KNS. Các kỹ năng tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân, tự bảo vệ được coi là những KNS cơ bản nhất cần được rèn luyện từng bước từ lứa tuổi mầm non.
Tài liệu của Unicef về các KNS đưa ra ba nhóm kỹ năng lớn thuộc về tâm lý và tương tác cá nhân: Các kỹ năng giao tiếp và tương tác cá nhân, các kỹ năng ra quyết định và tư duy phê phán, các kỹ năng mô phỏng và quản lý bản thân. Trong mỗi nhóm lại gồm khoảng 10 kỹ năng khác nhau từ xác định mục tiêu, tư duy tích cực…đến quản lý bản thân, đối phó với thất bại, mất mát… (tham khảo chi tiết tại www.phs.edu.vn).
Video đang HOT
Tổ chức rèn luyện KNS như thế nào?
Với sự đa dạng của các KNS, các hình thức tổ chức rèn luyện cũng cần phải phong phú và xuyên suốt các hoạt động của trường học và cả gia đình. Hoạt động ngoại khoá giúp các em thực hành rất nhiều kỹ năng, nhưng một tiết học bất kỳ cũng cho các em điều kiện thực hành kỹ năng tư duy tích cực, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề… Có hai điểm mấu chốt trong cách dạy KNS: Thứ nhất là luôn luôn thực hành và thứ hai là mỗi học sinh đều phải có cơ hội thực hành nên không tổ chức lớp quá đông (dưới 18 em /lớp là hợp lý). Ngoài ra, đối với học sinh phổ thông, các kỹ năng cần được rèn luyện thường xuyên và có tính hệ thống, không thể chia ra lớp 3 học kỹ năng giao tiếp, lớp 8 học kỹ năng đàm phán. Tuy nhiên các hoạt động phát triển kỹ năng cần được áp dụng phù hợp với từng lứa tuổi. Tại PHS, từ cuối năm lớp 2 học sinh đã bắt đầu sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển ý tưởng. Và tất nhiên so với các anh chị lớp 12 thì sơ đồ của các em đơn giản hơn nhiều.
Sự thành công của các nhà giáo dục là tổ chức được một chương trình phát triển kỹ năng toàn diện và hiệu quả xuyên suốt các hoạt động của nhà trường.
Đừng quên dạy các giá trị sống.
PHS đã hợp tác với LVEP (Living values education programe) Việt Nam đưa chương trình giáo dục các giá trị sống vào hoạt động. Cô Trish Summerfield – Giám đốc chương trình đã từng phát biểu tại PHS “Khủng hoảng kinh tế, chiến tranh… các vấn đề của thế giới ngày nay xảy ra không phải do thiếu các kỹ năng mà chính là thiếu các giá trị trong từng hành động của con người”. Rất nhiều học sinh giỏi các kỹ năng sống nhưng lại là người ích kỷ, chăm sóc bản thân tốt nhưng lại thiếu quan tâm đến những người xung quanh kế cả cha mẹ hay anh chị em của mình. Đó chính là vì các em chưa có các giá trị sống yêu thương, tôn trọng, trách nhiệm… 12 giá trị sống (tham khảo tại www.phs.edu.vn hoặc www.giatricuocsong.org) được học sinh PHS sinh hoạt thường xuyên bằng các hình thức đa dạng như các vở kịch vui, sáng tác nhạc… và được thể hiện trong mọi hoạt động của các em.
Trường Tiểu học, THCS & THPT Thái Bình Dương
Pacific Primary and High School – PHS
Chương trình Song ngữ Anh
125 Bạch Đằng, P. 2, Q. Tân Bình, Tp. HCM
ĐT: 38-941-679 38-942-893
www.phs.edu.vn
Theo dân trí
Nơi đón nhận những học sinh yếu kém
Không phải trường giáo dưỡng, không phải trường công lập được đầu tư, ngôi trường này nhận về tất cả những thanh thiếu niên có nhu cầu đi học, dù không nơi nào dám nhận họ nữa.
Chở "chuyến đò cuối"
Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) từ khi thành lập cho đến nay đã tròn 20 năm nhưng vẫn kiên trì với tiêu chí tuyển sinh: không hề lựa chọn người học.
Học sinh (HS) cá biệt, bị tất cả các trường học công hay tư trên địa bàn thành phố từ chối, nghe thấy tên đã lắc đầu quầy quậy thì trường Đinh (cách gọi hài hước và âu yếm mà HS và giáo viên dành cho trường) nhận hết. Thậm chí, nếu phải chọn giữa một HS ngoan ngoãn, học giỏi với một HS hư, thì hiệu trưởng trường Đinh sẽ dang tay đón đứa học trò thứ hai.
Giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng trao đổi, giải quyết thắc mắc cho học sinh - Ảnh: Ngọc Thắng
Đây chỉ là một trường phổ thông dân lập, không được nhà nước đầu tư kinh phí hay nhân lực để làm việc này. Người sáng lập ra ngôi trường này cũng chẳng phải là người có khả năng kỳ diệu hoặc thích... chơi trội. 20 năm dẫn dắt, chèo lái con thuyền không một ngày lặng sóng đã chứng minh điều ông tâm niệm: Nếu ở đâu cũng chỉ chọn HS ngoan thì những thanh thiếu niên hư sẽ không còn cơ hội để sửa mình. Đó là một điều mà bất cứ ai cũng thừa nhận và cảm phục. Làm cho một thanh thiếu niên bớt hư một chút khó hơn gấp nhiều lần nhận một HS giỏi về để bồi dưỡng để giỏi hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng của trường đồng thời cũng là Chủ tịch Hội Tâm lý học của TP.Hà Nội, cho rằng chính ở đây, những người thầy đã biết cách "chạm" được đến những "ngõ tối" nhất của HS cá biệt, đặc biệt, dị biệt.
Hiện nay mô hình phòng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho HS trong trường phổ thông vẫn chỉ đếm trên vài đầu ngón tay ở ngay giữa TP.Hà Nội, thì cách đây 20 năm, văn phòng tư vấn học đường của Trường Đinh Tiên Hoàng đã ra đời. Đây cũng là trường đầu tiên chủ động đưa môn kỹ năng sống, giá trị sống vào giảng dạy.
20 năm, trường Đinh đã thu nạp hàng chục nghìn thanh thiếu niên, có năm đầu vào tới hơn 60% HS yếu kém về học tập văn hóa, chừng 30% có vấn đề về đạo đức. Nhẹ thì là gây gổ, mất trật tự trong giờ học, lười biếng, cẩu thả, bê tha, trốn học, gian lận trong học tập; nặng thì là trộm cắp, vô lễ, đánh nhau, uống rượu, đánh bạc, nghiện ma túy...
Giáo viên, đặc biệt là những giáo viên chủ nhiệm ở trường Đinh vì thế được trao một trọng trách vô cùng đặc biệt, họ được ví là người chở những "chuyến đò cuối", với những HS từng bị từ chối ở các chuyến đò khác.
Trò đặc biệt thầy cũng khác biệt
Mỗi HS cá biệt theo một cách khác nhau nên giáo viên chủ nhiệm ở trường này cũng không áp dụng "cứng" một biện pháp giáo dục nào. Mỗi giáo viên, chuyên gia tâm lý ở trường này đã chọn một phương cách khác nhau để ít nhất hiểu được HS của mình đang nghĩ gì, đang gặp phải vấn đề gì.
Mỗi tháng, Trường Đinh Tiên Hoàng có 2 tiết học dành để dạy về giá trị sống, kỹ năng sống. Tiết học này không có trong chương trình giáo dục bắt buộc nhưng là yêu cầu không thể thiếu. Cô Trần Thu Hằng, một giáo viên chủ nhiệm nêu bí quyết: "Tôi sử dụng các tiết học đó để khám phá những phần im lặng trong mỗi HS. Qua tiết học, không chỉ HS thu nhận được một điều gì đó về giá trị sống mà giáo viên chủ nhiệm cũng có một bài học, cũng biết thêm về những điều mới từ chính các em".
Thầy Đỗ Văn Giảng - Giám đốc Văn phòng Tư vấn của trường, được trao nhiệm vụ như một "quan sát viên", chia sẻ: "Tôi đặc biệt khâm phục những giáo viên chủ nhiệm ở đây. Họ "bám" HS dai dẳng đến bất ngờ. Họ hiểu các em từ chân tơ kẽ tóc, điều mà không ít người cho rằng "rỗi hơi" ấy đã giúp họ thấu hiểu và thông cảm với những cảnh ngộ trớ trêu, những mất mát tình cảm và những uất ức của các em. Đó cũng chính là điểm tựa cho mọi giải pháp giáo dục trở nên có hiệu quả. Chính những tấm lòng người thầy và những bài học đắt giá ở ngoài đời khiến các em đó tìm đúng đường đi.
Theo TNO
"Loạn" lớp học đào tạo kỹ năng sống Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến kỳ nghỉ hè của học sinh nhưng nhiều phụ huynh đã tìm hiểu, đăng ký cho con em mình tham gia những lớp học dạy kỹ năng sống. Chất lượng thực tế của những lớp học này ra sao vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Mỗi trung tâm một chương trình "Bạn là người thực...