Hiểu đúng về chương trình chất lượng cao
Chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học (ĐH) lâu nay luôn là mối quan tâm của người học. Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tuyển sinh 2019 và triển khai công tác tuyển sinh năm 2020 vừa được tổ chức, một lần nữa chương trình đào tạo chất lượng cao lại được đặt ra.
Có những ý kiến cho rằng, cần gọi là chương trình có dịch vụ chất lượng cao cho phù hợp.
Chương trình đào tạo chất lượng cao cần được hiểu đúng.
Dịch vụ chất lượng cao
Trước đó, Thông tư 23/2014/TT – BGDĐT quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ ĐH đã tạo điều kiện cho nhiều trường mở hệ chất lượng cao. Nay điểm mới trong Dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2020 quy định điểm trúng tuyển chương trình chất lượng cao phải bằng hoặc cao hơn ngành học theo chương trình chuẩn đã gây ra tranh luận giữa các trường đại học và Bộ GDĐT. Theo đó, góp ý cho Dự thảo Quy chế tuyển sinh 2020, vấn đề tuyển sinh chương trình chất lượng cao nhận được nhiều ý kiến tranh luận.
Nhận định từ các chuyên gia, về cơ bản, chương trình học của hệ đại trà và chất lượng cao gần như là giống nhau. Điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa hai chương trình này là học phí và điều kiện cơ sở vật chất có sự khác biệt đáng kể.
Góp ý cho Điều 5 của Quy chế yêu cầu điểm trúng tuyển phải bằng hoặc cao hơn chương trình chuẩn cùng ngành đào tạo, PGS.TS Bùi Hoài Thắng-Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh đề nghị sửa thành “ngưỡng đảm bảo chất lượng”, vì mục tiêu tuyển sinh là đảm bảo nguồn tuyển tốt. Như vậy, nếu nguồn tuyển của chương trình chất lượng cao thông qua ngưỡng đảm bảo chất lượng nó tốt hơn hoặc bằng ngưỡng đại trà, thì đó là điều đúng. Còn điểm trúng tuyển lại phụ thuộc vào hồ sơ nộp.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng- Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh phân tích: Các chương trình chất lượng cao ở phía Nam thực chất là các chương trình dịch vụ chất lượng cao. Tức là chương trình đào tạo hoàn toàn khác, điều kiện khác, phương pháp khác, đặc biệt là học phí khác, học phí cao hơn nhiều hệ đại trà. Theo đó, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh sẵn sàng quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng từ 18 điểm trở lên cho tất cả các ngành học của chương trình chất lượng cao và đại trà. Nhưng đó là ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào chứ không phải là điểm trúng tuyển.
Lắng nghe để điều chỉnh
Ông Đỗ Văn Dũng đảm bảo rằng chương trình chất lượng cao chắc chắn 100% sẽ cao hơn hệ đại trà vì học trong điều kiện tốt hơn nhiều. Học phí cao dẫn đến điểm đầu vào thấp hơn một chút chứ không phải là chất lượng học không cao. Ông Dũng cũng cung cấp thông tin: sinh viên học chương trình đại trà ra trường có tỉ lệ 86% có việc làm nhưng 100% sinh viên chương trình chất lượng cao ra trường có việc làm…
Dẫu thế, nhiều câu hỏi cũng đang được người học đặt ra, rằng có chuẩn nào cho chương trình đào tạo chất lượng cao hay không? Ghi nhận thực tế cho thấy, ở một số trường, cùng ngành nhưng khi tuyển đầu vào, điểm chuẩn của hệ chất lượng cao có thấp hơn hệ đại trà. Chỉ vì đậu cho được, nhiều sinh viên đã bỏ qua hai yếu tố quan trọng, đó là học phí và trình độ tiếng Anh, nhất là các chương trình dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Trong các mùa tuyển sinh vừa qua, đã xuất hiện tình trạng nhiều thí sinh không kham nổi học phí, hoặc trầy trật mãi không nộp được chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo chuẩn quy định.
Video đang HOT
Liên quan tới vấn đề này, tại Hội nghị ông Phạm Như Nghệ- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GDĐT cho rằng: Làm sao gọi là chương trình chất lượng cao được khi thí sinh thi chương trình thường thì không trúng tuyển nhưng thi vào chương trình chất lượng cao lại trúng tuyển? Cần phải cân nhắc điều này. Do đó, câu chuyện về tuyển sinh chương trình chất lượng cao trong quy chế mới là dự thảo, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục lấy ý kiến.
Không phải cho đến thời điểm góp ý cho dự thảo Quy chế tuyển sinh 2020, mà từ nhiều mùa tuyển sinh trước TS Lê Thị Thanh Mai-Trưởng Ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã lưu ý người học không nên nhầm tưởng bằng cấp chương trình chất lượng cao là cao hơn bằng đại trà khi sinh viên đi xin việc. Chi phí cao thì được ưu đãi hơn trong điều kiện học tập là điều đương nhiên. Tuy nhiên, có thành công hơn sau khi học theo chương trình này hay không, thì tất cả là tùy ở năng lực và tinh thần học tập của sinh viên.
Bàn về chương trình chất lượng cao, một số ý kiến cũng đề nghị không nên quy định điểm trúng tuyển đối với ngành học chương trình chất lượng cao như hiện tại, mà nên để các trường quy định chuẩn chất lượng cao. Bởi đó là sự cam kết về danh dự, uy tín của chính nhà trường. Còn chương trình và hiệu quả chất lượng cao đến đâu hãy để xã hội và thị trường đánh giá.
Minh Quang
Theo Đại đoàn kết
Dạy học trực tuyến 'lên ngôi' giữa mùa dịch COVID-19
Sinh viên không đến trường, nhiều lớp học "ảo" được mở ra, có những lớp thu hút hàng ngàn học trò theo dõi.
Những ngày qua, trước tình hình sinh viên (SV) phải nghỉ học khá dài ngày vì dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona gây ra, nhiều trường đã đẩy mạnh việc dạy học trực tuyến (E-learning) để đảm bảo chương trình học của các em không bị gián đoạn.
Lớp học cả ngàn học trò
Đó là lớp học mở màn của PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, khi toàn trường bắt đầu triển khai dạy học trực tuyến.
Với nội dung về công nghệ ô tô được phát trực tiếp công khai trên Facebook kéo dài hơn hai tiếng, bài giảng của PGS-TS Dũng đã thu hút hơn 33.000 lượt xem, số lượng người xem cùng lúc đạt hơn 1.000, hàng trăm lượt chia sẻ.
Tại đây, những kiến thức về hệ thống điều khiển động cơ đốt trong, các khái niệm cơ bản về điện - điện tử ô tô, điện áp và các mức điện áp sử dụng trên ô tô... được ông thuyết giảng sinh động thông qua nhiều thủ thuật như hình ảnh, biểu đồ, viết bảng, trình bày....
PGS-TS Đỗ Văn Dũng đang dạy trực tuyến.
PGS-TS Dũng cho hay trường triển khai dạy học trực tuyến chính thức từ đầu tuần này thông qua hệ thống LMS (Learning Management System).
Theo đó, trường chuẩn bị phòng dạy học số, phòng truyền thông, bố trí người hỗ trợ... để giảng viên thực hiện những bài giảng cho các môn học lý thuyết. Với tài khoản được cấp khi đăng ký môn học, SV có thể truy cập tài khoản của mình để tham gia các lớp học trực tuyến cùng giảng viên. Hệ thống này sẽ điểm danh SV có mặt và số lượt tương tác của giảng viên.
PGS-TS Dũng cho biết thực ra trường đã triển khai hình thức này từ sáu năm nay, từ đào tạo, tập huấn giáo viên, đầu tư công nghệ, phần mềm và "chạy" hệ thống LMS từ hai năm nay với hai trang trực tuyến. SV hệ đại trà sẽ được sử dụng miễn phí, còn hệ chất lượng cao sẽ phải chi khoảng 2,2 tỉ đồng/năm. Do đó, mùa dịch bệnh này là cơ hội để trường đẩy mạnh hình thức học này và bắt buộc tất cả giáo viên phải thực hiện.
Nhờ đó, sau hai ngày thực hiện 100% giảng viên của trường đã tương tác trên hệ thống. Tổng lượt tương tác của SV ở cả hai hệ cũng hàng trăm ngàn lượt.
"Không chỉ trong mùa dịch bệnh này mà dần dần dạy học trực tuyến sẽ hướng chính của trường trong thời gian tới, khi công nghệ ngày càng phát triển. Như thế, SV có thể học bất cứ đâu, việc đến lớp chỉ còn là để thực hành, làm dự án, tạo ra sản phẩm...." - PGS-TS Dũng nói.
Vừa tập huấn vừa triển khai lớp học ảo
Tương tự, nhiều trường ĐH-CĐ tại TP.HCM những ngày này cũng tích cực tập huấn về dạy trực tuyến, quay clip giảng dạy, giao bài tập... để đưa lên mạng cho SV cùng học tập.
Như tại Trường ĐH Hoa Sen, những ngày qua, trường đã tổ chức các khóa tập huấn sử dụng hệ thống E-Learning cho các giảng viên, nhân viên tham gia công tác giảng dạy chưa có chứng chỉ. Chỉ trong một tuần lễ, trường đã có 150 khóa học mới được tạo để phục vụ nhu cầu dạy học E-learning.
Từ đây, giảng viên có thể truyền tải các bài giảng từ xa đến với các SV một cách nhanh nhất trong thời gian nghỉ, đảm bảo kiến thức cho SV theo đúng tiến độ thời gian đào tạo.
Các giảng viên Trường ĐH Hoa Sen đang tập huấn về giảng dạy trực tuyến.
PGS-TS Nguyễn Ngọc Vũ, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho hay hệ thống hoạt động tốt trên cả các thiết bị di động lẫn các máy tính thông thường. Điểm nổi bật của hệ thống là hai dịch vụ trí tuệ nhân tạo được tích hợp để phát hiện đạo văn và dự đoán kết quả người học dựa trên dữ liệu các khóa học đã tham gia. Trường cũng đã triển khai từ năm 2014 đến nay, riêng trong học kì 1 năm học 2019-2020, hệ thống đã phục vụ 2,73 triệu lượt truy cập của giảng viên và SV toàn trường.
Sau khi khảo sát nhanh để lấy ý kiến SV, phụ huynh và giảng viên, Trường ĐH Văn Lang cũng tiến hành cho SV ở nhà và học online theo 72% ý kiến đồng tình. Theo đó, các em sẽ tự truy cập trang học trực tuyến, nhận tài liệu học tập qua email.
Giảng viên chủ động lựa chọn phương thức dạy học trực tuyến phù hợp nhất với môn học của mình và chủ động kết nối, hướng dẫn SV qua email, mạng xã hội, video bài giảng; trong đó chú trọng tương tác với các em và hoàn thành nội dung đào tạo tương đương 15 tiết kèm kết quả đánh giá SV thông qua bài tập.
Thời gian giảng dạy tập trung tại trường sẽ rút ngắn sau khi trừ đi khối lượng SV tự học có hướng dẫn trực tuyến.
ThS Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM, cũng cho biết trong tuần này, trường đã chuyển sang dạy trực tuyến khối lớp 10, 11, 12 hệ 9 CĐ. Mỗi tiết học 90 phút thì học viên sẽ xem nội dung 15 phút qua video do nhà trường phát; 75 phút còn lại, các em sẽ trao đổi, tương tác với giáo viên thông qua công cụ Skype.
Không đơn giản là quay video rồi đăng lên mạng
Để triển khai dạy trực tuyến đúng nghĩa là không dễ, không đơn giản là cứ quay video rồi bỏ bài giảng lên mạng, mạng đâu chứa nổi khi có hàng trăm ngàn tài khoản, bài giảng. Ví dụ như nếu không tách nhưng nội dung bài học thành những modul chỉ còn khoảng 15 phút thôi mà kéo dài cả tiếng đồng hồ thì người học sẽ bỏ dở để làm việc khác, việc học cũng sẽ rất nhanh chán.
Do đó để làm được là cần phải có quá trình 5-7 năm để chuẩn bị về mọi mặt như đào tạo, tập huấn, đầu tư lớn về công nghệ, dữ liệu.... để làm sao dễ dàng cho người học nhất.
Ngoài ra, để việc dạy học trực tuyến hiệu quả và lâu dài, tâm thế và văn hóa của người thầy là quan trọng nhất. Người thầy phải đổi mới về tư duy, phương pháp, đánh giá... từ đó thay đổi người học, việc đánh giá học trực tuyến cũng hiệu quả hơn.
Mùa dịch này là dịp để các trường ngẫm lại và đổi mới theo xu hướng thực tế. Nếu làm hình thức, theo trend, hết mùa dịch thì đâu lại vào đó.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
PHẠM ANH
Theo PLO
Tuyển sinh đại học năm 2020: óng ngành cũ, mở ngành mới Một số trường đã công bố đề án tuyển sinh năm học 2020- 2021. Một loạt ngành mới được mở như trí tuệ nhân tạo, logistics, hệ thống nhúng..., trong khi một số ngành lỗi thời, ít người học đã bị các trường "khai tử". Ngành khoa học máy tính, khoa học dữ liệu... được dự báo sẽ thu hút người học Mở...