Hiểu đúng bản chất phương án điều chỉnh lương của nhà giáo
Nội dung “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” được đưa vào Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Sự cần thiết, tính khả thi của đề xuất này được các chuyên gia phân tích.
ảnh minh họa
Nói về nội dung tăng lương nhà giáo trong Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, PGS.TS Nguyễn Văn Vân – Trưởng khoa Luật Thương mại (Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh) – cho rằng: đây là việc nên làm, có thể làm và có phương án thực hiện được việc này mà không làm tăng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục.
5 lý do cần điều chỉnh lương nhà giáo
Khẳng định cần điều chỉnh lương nhà giáo, PGS.TS Nguyễn Văn Vân đưa ra những phân tích như sau:
Thứ nhất: Thu nhập của nhà giáo hiện nay tương đối thấp nếu căn cứ vào tổng số giờ làm việc thực tế/ngày; số lượng đầu công việc mà nhà giáo phải làm việc hàng ngày; hàm lượng (tỷ trọng) tri thức, độ khó và tính đặc thù của nghề sư phạm; áp lực từ người học, phụ huynh và cộng đồng xã hội đối với của công việc của nhà giáo.
Thứ hai: Thu nhập của nhà giáo tương đối thấp so với thu nhập của viên chức tại các đơn vị sự nghiệp khác, người lao động ở các doanh nghiệp (có cùng trình độ, cùng thâm niêm và tính chất công việc) nhưng thu nhập của nhà giáo thấp hơn.
Video đang HOT
Thứ ba: viên chức cùng ngạch, cùng bậc thì cùng hệ số lương, nhưng điều kiện để thi chuyển ngạch cho nhà giáo cao hơn, khó hơn so với viên chức các lĩnh vực khác. Để tuyển dụng giáo viên cấp trung học phổ thông, trình độ chuẩn tối thiểu là tốt nghiệp đại học cộng nhiều điều kiện khác.
Ngoài ra, cơ hội để nhà giáo chuyển sang ngạch cao hơn khó hơn nhiều so viên chức các lĩnh vực khác. Ví dụ, để dự thi nâng ngạch từ Giảng viên lên Giảng viên chính phải có bằng thạc sỹ, trình độ ngoại ngữ, công trình nghiên cứu khoa học và thi nâng ngạch. Trong khi đó, các lĩnh vực khác chỉ cần yếu tố thâm niên và kết quả thi nâng ngạch.
Phần lớn nhà giáo từ tiểu học đến trung học phổ thông đa phần thuộc nhóm viên chức A0 và A1, nên có 9 đến 10 bậc lương trong mỗi ngạch; bởi vậy 1 giáo viên không có cơ hội nâng ngạch cao hơn để chuyển sang hệ số cao hơn ở ngạch cao hơn.
Thứ tư: Tổng thu nhập của nhà giáo phụ thuộc quá nhiều vào thâm niên công tác. Nhà giáo càng nhiều thâm niên công tác thì do hệ số lương và mức phụ cấp thâm niên càng cao. Các phụ cấp khác (nếu có) đều được tính theo tỷ lệ % của hệ số lương.
Ngược lại nhà giáo trẻ mới vào nghề dưới 10 năm thì tổng thu nhập rất thấp cho dù giáo viên trẻ đó có năng lực, có trình độ ngoại ngữ cao, có thể tiếp cận tri thức và phương pháp sư phạm hiện đại, mức độ đóng góp, hiệu quả công việc cao.
Hậu quả của bất cập này là không tuyển dụng được giáo viên trẻ có năng lực nhưng đội ngũ nhà giáo lớn tuổi ở lại biên chế bằng mọi giá. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến hiện tượng “già hóa” đội ngũ nhà giáo và khủng hoảng nhân lực trẻ có trình độ cao.
Thứ năm: Hệ thống ngạch, bậc lương của nhà giáo hiện hành lệ thuộc quá nhiều vào chế độ bằng cấp và trình độ của nhà giáo (trung cấp trở lên đối với giáo viên mầm non, tiểu học; cao đẳng trở lên đối với giáo viên THCS; tốt nghiệp đại học trở lên đối với giáo viên THPT….) mà ít căn cứ vào năng lực, vị trí, tính chất công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên.
Giáo viên mầm non, tiểu học được xếp ở các ngạch bậc với hệ số lương rất thấp trong khi khối lượng công việc, áp lực và độ khó của công việc rất lớn. Do vậy, mặt bằng thu nhập của giáo viên mầm non và tiểu học thấp so với giáo viên THCS và cao đẳng, đại học.
Người mẹ thứ hai
Không làm tăng chi ngân sách, không tăng cào bằng
Theo PGS Nguyễn Văn Vân, đề xuất trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục không thuần túy chỉ là đề án tăng lương cho viên chức giáo dục mà là 1 phương án điều chỉnh cấu trúc nội bộ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục để tăng thu nhập cho nhà giáo, cụ thể:
Thứ nhất, ngân sách nhà nước sẽ không cấp bổ sung kinh phí để tăng lương cho nhà giáo. Nguồn kinh phí để tăng lương cho nhà giáo sẽ lấy từ khoản cắt giảm các khoản chi thường xuyên cho các các cơ sở giáo dục đại học tự chủ tài chính, từ nguồn tiết kiệm chi, từ việc sắp xếp, tổ chức lại lao động, giảm biên chế…
Thứ hai, Phương án tăng lương cho nhà giáo sẽ không ảnh hưởng (thu hẹp) tỷ trọng chi ngân sách nhà nước của các lĩnh vực khác, không làm tăng tỷ lệ % chi ngân sách nhà nước cho giáo dục (vẫn giữ nguyên tỷ lệ 20% /tổng chi ngân sách nhà nước), không phá vỡ kết cấu chi ngân sách nhà nước đã phê duyệt trong thời kỳ ổn định ngân sách, không gia tăng bội chi ngân sách nhà nước và nợ công; không dẫn đến lạm phát vì tổng chi ngân sách nhà nước và tổng tiền trong lưu thông không đổi.
Thứ ba, việc tăng lương không cào bằng, không tăng cơ học mà thực chất là điều chỉnh nguyên tắc chi trả thu nhập cho nhà giáo để đảm bảo công bằng. Sau điều chỉnh, tiền lương sẽ thực sự phản ánh được năng lực, trình độ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhà giáo.
Thứ tư, ngoài mục đích cải thiện thu nhập của nhà giáo trong cả nước, việc điều chỉnh chế độ lương theo phương án lần này nhằm biến chính sách tiền lương như là một công cụ để quản lý hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo Giaoducthoidai.vn
Bắt đầu từ đâu trước?
Một trong những điểm đáng chú ý của Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi, là lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp. Điểm mới này sớm nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cả người trong và ngoài ngành giáo dục.
ảnh minh họa
Tuy nhiên, để luật có tính khả thi cao thì việc tăng lương này nên bắt đầu từ nhóm đối tượng giáo viên nào hay từ khu vực nào trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn hẹp là điều mà nhiều chuyên gia và nhà quản lý băn khoăn!
Cụ thể, theo dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi): "Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ". Bày tỏ sự đồng thuận với việc xếp lương giáo viên vào thang bảng lương ở bậc cao nhất là hợp lý.
Tuy nhiên, theo GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn khoa học- giáo dục - môi trường UBTW MTTQ Việt Nam cho rằng, cần đặt giáo viên trong một tổng thể đội ngũ cán bộ viên chức cũng như cần quan tâm tới tính khả thi của đề xuất này trong bối cảnh đất nước hiện nay.
Chính vì vậy nên bà đề xuất trong bối cảnh đất nước hiện nay, trước mắt nên chú ý đến bộ phận giáo viên đang hưởng bậc lương thấp nhất.Có nghĩa là ở bộ phận thấp nhất khi về hưu đúng chế độ thì lương không quá thấp.Như thế tính khả thi và nhân văn sẽ cao hơn.Còn thực ra làm nghề gì trong bối cảnh đất nước hiện nay cũng cần cái tâm với nghề nghiệp. Làm nghề gì cũng phải có tâm, thích nghi trong hoàn cảnh đất nước, phải chấp nhận trong khó khăn chung của đất nước.
Còn với báo chí về vấn đề này, TS Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục- Thanh niên- Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: "Việc tăng lương cho giáo viên là cần thiết. Nếu ngân sách chưa đủ để làm đồng loạt thì cần phân theo lộ trình cụ thể. Có thể ưu tiên tăng sớm hơn cho vùng khó khăn trước. Còn ở khu vực thành phố có thể giãn thời gian tăng lương. Chẳng hạn vùng này có thể sau 6 tháng nữa phải tăng nhưng ở vùng thành phố chưa khó khăn, vài năm nữa mới tăng.
Như vậy, vùng này sẽ bù cho vùng kia". Còn liên quan đến đến đề xuất cách thức tăng lương giáo viên như thế nào trong thang bảng lương, theo ông Ngọc Thạch, yếu tố kĩ thuật này phải chờ Bộ Tài chính thực hiện.Ngoài ra, ông Thạch cũng cho biết, ở các vùng miền khác nhau có mức lương khác nhau.Vì thế, nếu đem bình quân ra, mức độ lương cũng không giống nhau. Tuy vậy, Nhà nước phải điều tiết chung và phải có lộ trình tăng phù hợp. Có thể tăng ở vùng khó khăn trước hoặc tăng theo cấp học, chẳng hạn tăng cho cấp Mầm non trước.
Trao đổi tại hội nghị góp ý Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục mới đây, Thứ trưởng Bộ GD -ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII năm 1996, Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 khóa XI đều khẳng định, lương nhà giáo phải được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương.Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục năm 2013 cũng đã nhắc lại điều này, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước hướng tới.Chính sách tiền lương hiện nay căn bản đã bám sát Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 để ngành Giáo dục thực hiện. Bộ GDĐT đã thực hiện thống nhất trong chính sách tiền lương của Nhà nước, thang bảng lương đối với nhà giáo được đặt ở vị trí thống nhất tùy từng ngành nghề, trình độ đào tạo.
Tuy nhiên, cùng với tình hình chung và so với cuộc sống hiện tại, thu nhập bằng lương của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn thấp, đặc biệt là giáo viên mới, nhà giáo đang công tác ở những vùng, miền có điều kiện khó khăn.Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhận định: Đã 20 năm nay, Đảng và Nhà nước thể hiện mong muốn tăng lương cho giáo viên, cũng là sự quan tâm của toàn xã hội nhưng chưa thực hiện được. Như vậy, việc tăng lương giáo viên cần phải được đưa vào luật để cụ thể hóa vì nếu chỉ tồn tại trên giấy và chính sách thì rất khó khả thi
Theo Laodongthudo.vn
Giáo viên ngại lên chức vì thu nhập giảm Nhiều nhà giáo khi sang làm quản lý bị mất phụ cấp thâm niên, thu nhập giảm nên không muốn được điều động, luân chuyển. Sáng 12/12, hội thảo góp ý cho dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục tổ chức tại phía Nam, một lần nữa "nóng" về vấn đề tiền lương. Ông Bùi Văn Hoàng,...