Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị chống dịch theo ‘điểm’, đưa kit xét nghiệm vào diện bình ổn giá
Chiều tối 16/9, 14 Hiệp hội doanh nghiệp đã có Thư gửi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược “ Phòng chống dịch theo điểm” phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới.
Phú Yên – “Thủ phủ” tôm hùm giữ an toàn để ổn định sản xuất. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN.
Quản lý dịch bệnh theo điểm
Theo các Hiệp hội, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 do biến chủng Delta khiến việc giãn cách xã hội tại Hà Nội, Thành phố (TP) Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam đã kéo dài từ 2 đến 3 tháng khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, khó trụ được nếu tình hình kéo dài.
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) của TP Hồ Chí Minh tháng 8/2021 giảm 49,2%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 59,4%. Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy, người lao động mất việc làm, nông – ngư dân không tiêu thụ được sản phẩm. Nhiều lao động ở các tỉnh không có việc làm, không có lương thực và tiền dự trữ.
Các Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Chỉ thị phòng chống dịch (PCD) phù hợp với quan điểm và tình hình mới thay thế Chỉ thị số 15, 16 hiện nay do dịch bệnh đã chuyển giai đoạn mới, mục tiêu “Zero COVID-19″ đã chuyển sang “sống chung với COVID-19″. Chỉ thị mới cần được quy định thống nhất các tiêu chí, điều kiện PCD – phục hồi kinh tế và được áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp được trao quyền chủ động trong mô hình và phương thức tổ chức sản xuất cũng như vận hành PCD; không cực đoan đóng cửa doanh nghiệp nếu lây nhiễm chỉ trong phạm vi hẹp của một dây chuyền, phân xưởng, bộ phận riêng biệt.
Chính phủ cần lập Tổ đặc biệt để kiểm tra, giám sát lưu thông, chống ách tắc hàng hoá bằng đường dây nóng. Các địa phương chỉ được phép kiểm tra PCD đối với người trên các phương tiện vận chuyển tại điểm đi và điểm đến. Các tỉnh, thành cần thành lập Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp – thành viên Ban chỉ đạo PCD, có kênh liên lạc trực tiếp với Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng để kịp thời giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
Các Hiệp hội đề xuất quản lý dịch bệnh theo điểm. Đó là, không áp dụng phong tỏa, cách ly theo vùng địa lý, quản lý, PCD theo điểm; tập trung quản lý dịch bệnh bằng việc xét nghiệm định kỳ và xác xuất tại các điểm; lấy Tổ dân phố, Tổ COVID-19 cộng đồng làm nòng cốt PCD tại các điểm dân cư; các tổ chức, doanh nghiệp chủ động sắp xếp số lao động tham gia làm việc tại các điểm.
Đối với phòng, chống dịch tại điểm sản xuất, các Hiệp hội kiến nghị công tác xét nghiệm cần thực hiện xác suất 10% lao động với tần xuất 7 ngày một lần; tổ chức sản xuất theo khu vực, giờ ăn linh hoạt, hạn chế tiếp xúc; khi có F0, khoanh vùng, tách F0, F1, chủ động phương án cách ly, điều trị, khôi phục sản xuất trong ngày; đồng thời thông báo y tế địa phương.
Đặc biệt đối với quá trình tham gia giao thông vận tải, các Hiệp hội đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các địa phương bãi bỏ các hạn chế về vận tải hàng hóa giữa các vùng; chỉ kiểm tra tại điểm đầu và điểm đến. Nếu lái xe chở hàng đến từ các vùng có dịch cần tuân thủ 5K và giấy xét nghiệm âm tính trong 72 giờ, thực hiện theo nguyên tắc “bong bóng” tức không tiếp xúc. Các vùng khác chỉ cần 5K.
Video đang HOT
Giảm chi phí xét nghiệm để doanh nghiệp “dễ thở”
Người lao động của Công ty TNHH GoerTek Vina, Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 hàng tuần. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN.
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hiện chi phí xét nghiệm COVID-19 cho người lao động là một trong những gánh nặng lớn của doanh nghiệp. Theo tính toán, chi phí xét nghiệm nCoV RT-PCR khoảng 700.000 – 800.000 đồng (tương đương 35 USD) một lần. Với doanh nghiệp có hàng nghìn lao động, riêng chi phí xét nghiệm cũng lên tới hàng tỷ đồng mỗi lượt. Nếu một doanh nghiệp có hàng nghìn lao động thì chi phí cách ly, xét nghiệm rất lớn, trong khi chi phí một lần tiêm vaccine rẻ hơn rất nhiều.
Trước thực trạng này, 14 Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đưa kit xét nghiệm COVID-19 vào diện được trợ giá, bình ổn giá; đồng thời, đề nghị Chính phủ cho các Tổ chức y tế được bán kit xét nghiệm theo giá cạnh tranh. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm kéo giảm giá xét nghiệm, hạ chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp cũng bày tỏ mong được khấu trừ chi phí xét nghiệm và phòng chống dịch vào chi phí doanh nghiệp hoặc kinh phí công đoàn, phí bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí cho các cá nhân đóng bảo hiểm, còn với những người chưa đóng, sẽ do ngân sách Nhà nước chi trả. Các bệnh viện, tổ chức y tế tư nhân được phép thu phí xét nghiệm và điều trị.
Để phục hồi nền kinh tế, các Hiệp hội kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ các nhà máy, cụm nhà máy, khu công nghiệp lập các cơ sở lưu trú, lập các trạm y tế tại chỗ hoặc lưu động để triển khai PCD. Đối với các các nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đề xuất Chính phủ cho phép cộng lãi xuất ngân hàng vào dư nợ gốc trong 24 tháng; gia hạn nợ 12 tháng đối với dư nợ ngắn hạn, 24 tháng đối với nợ trung, dài hạn.
14 hiệp hội doanh nghiệp gồm: Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh, Thực phẩm minh bạch, Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam; Doanh nghiệp điện tử Việt Nam; Nhựa Việt Nam, Dệt may Việt Nam; Bia – rượu – nước giải khát Việt Nam; Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao; Da giày – Túi xách Việt Nam; Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh; Gỗ và Lâm sản Việt Nam; Sữa Việt Nam; Giấy và bột giấy Việt Nam; Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
Bà Rịa- Vũng Tàu cam kết đồng hành, ủng hộ cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn
Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cam kết sẽ luôn đồng hành, ủng hộ, cùng với doanh nghiệp hành động để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nút thắt về cơ chế, chính sách; giải quyết nhanh chóng thủ tục hưởng các chính sách hỗ trợ, kích thích kinh tế của Chính phủ; tăng cường cải cách hành chính; công khai, minh bạch các nguồn lực và việc phân bổ các nguồn lực, nhất là việc tiêm vắc xin theo lộ trình xem như là một phần rất quan trọng để khôi phục phát triển kinh tế.
Đó là nhấn mạnh của đồng chí Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tại hội nghị trực tuyến đối thoại, gặp gỡ các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư trong bối cảnh dịch COVID-19 do tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức từ ngày 14-16/9.
Đồng chí Phạm Viết Thanh phát biểu tại hội nghị trực tuyến đối thoại, gặp gỡ các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư trong bối cảnh dịch COVID-19. (Ảnh: Báo Bà Rịa- Vũng Tàu)
Hoạt động kinh tế duy trì ổn định
Dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, với sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh và nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực.
Theo báo cáo từ tỉnh bà Rịa- Vũng Tàu, 8 tháng đầu năm 2021 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nhưng vẫn đạt một số kết quả khả quan. GRDP 06 tháng đầu năm 2021 tăng 5,89%; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 5,06%.
Trong 8 tháng kim ngạch xuất khẩu đạt 4.915 triệu USD, bằng 94% cùng kỳ. Tổng sản lượng hàng xếp dỡ qua cảng 08 tháng đầu năm 2021 đạt 78,4 triệu tấn, tăng 5,73%. Riêng hàng container đạt 3,38 triệu TEUs, tăng 25%. Tổng thu hút đầu tư 833,5 triệu USD, tăng 41,8% cùng kỳ. Tỉnh có 58 cảng biển, cảng thủy nội địa duy trì hoạt động liên tục (38 Cảng biển, 20 Cảng thủy nội địa)
Trong 8 tháng đầu năm doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký 17.663 tỷ đồng, tăng 25,41% so cùng kỳ.
Khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp với nhiều ca lây nhiễm ngoài cộng đồng, từ giữa tháng 7/2021, các doanh nghiệp đã kích hoạt phương án vừa phòng, chống dịch vừa duy trì sản xuất, thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ và của tỉnh. Toàn tỉnh có 339 doanh nghiệp, với 34.413 lao động đang hoạt động với mô hình "3 tại chỗ", "Một cung đường - Hai điểm đến".
4 giai đoạn phục hồi kinh tế
Từ thực tế trong công tác thực hiện phòng, chống dịch COVID-19, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu xác định từng bước phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ để khôi phục phát triển kinh tế - xã hội theo nguyên tắc "an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn".
Căn cứ trên kết quả và năng lực kiểm soát dịch bệnh, phục hồi kinh tế của tỉnh gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ ngày 16/9 đến ngày 30/9/2021. Trong giai đoạn này tỉnh xác định mục tiêu "Lao động an toàn - Hành trình an toàn - Doanh nghiệp an toàn" trong cùng địa bàn vùng xanh (Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo). Với các "vùng đỏ", "vùng vàng" sẽ tiếp tục duy trì thực hiện "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến".
Cùng với đó, trong thời gian này tỉnh sẽ tổ chức tiêm vaccine nhanh nhất theo số lượng Chính phủ phân bổ; Phối hợp doanh nghiệp thống kê phân tích tình hình dịch bệnh để chuẩn bị cho việc mở rộng phục hồi kinh tế giai đoạn 2.
Giai đoạn 2: từ ngày 01/10 đến ngày 31/10/2021 tiếp tục triển khai phương án "Lao động an toàn - Hành trình an toàn - Doanh nghiệp an toàn" giữa các địa bàn vùng xanh giáp ranh. Đồng thời dựa trên các kết quả xét nghiệm và tỷ lệ tiêm vaccine, tỉnh sẽ thực hiện nới lỏng một số hoạt động đi lại.
Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị xây dựng phương án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông chuỗi cung ứng hàng hóa, trang thiết bị, nguyên vật liệu, chuyên gia, người lao động giữa các tỉnh thành phố theo qui định của Chính phủ hoặc sự thống nhất giữa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với các tỉnh, thành khác.
Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện nguyên tắc kiểm soát dịch, khôi phục kinh tế và an dân. Tròng ảnh: Bốc dỡ và vận chuyển hàng hóa tại cảng Cái Mép- Thị Vải. (Ảnh: HM)
Giai đoạn 3: từ ngày 01/11 đến ngày 31/12/2021, tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine theo phân bổ, để dần khôi phục các lĩnh vực kinh tế phù hợp với tình hình dịch bệnh, nghiêm túc thực hiện 5K. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tổ chức hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp để lắng nghe và chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong giải quyết những vướng mắc để phát triển, từ đó triển khai kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2022 phù hợp.
Và giai đoạn 4: từ tháng 1/2022 là thời điểm tỉnh triển khai giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội đã đặt ra.
Đẩy nhanh tiêm vaccine cho người lao động
Tham gia hội nghị trực tuyến tại các điểm cầu, đại diện hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc đã đóng góp nhiều ý kiến, phản hồi và đề xuất xung quanh các nội dung, giải pháp về việc tăng cường thu hút đầu tư vào Bà Rịa-Vũng Tàu; các giải pháp tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất song song với phòng, chống dịch. Trong đó, mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp là đẩy nhanh việc tiêm vaccine cho người lao động. Bởi hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 cho người lao động tại các khu công nghiệp mới đạt 36%, mũi 2 đạt khoảng 3%. Các ý kiến cho rằng, tỉnh cần có kiến nghị với Trung ương để bổ sung nguồn vaccine tiêm cho người lao động tại các khu công nghiệp trong tháng 9/2021.
Bên cạnh đó đại diện các hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc... và các doanh nghiệp cho rằng, việc duy trì sản xuất "3 tại chỗ" gắn với thực hiện công tác phòng, chống dịch đã được triển khai theo yêu cầu, hướng dẫn của tỉnh. Tuy nhiên thời gian giãn cách kéo dài khiến chi phí duy trì việc này tăng cao, đặc biệt với các doanh nghiệp đông lao động. Vì vậy, việc tiêm vaccine cho người lao động sớm nhất, được xem là biện pháp tối ưu nhất để giúp doanh nghiệp, người lao động yên tâm sản xuất.
Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa- Vũng Tàu Phạm Viết Thanh nhấn mạnh: Trước sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 thời gian qua, tỉnh đã tập trung, nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh. Đồng chí Phạm Viết Thanh bày tỏ sự ủng hộ, chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh góp phần quan trọng cùng tỉnh thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch thời gian qua.Và cũng qua đợt dịch này, tỉnh cũng thấy được sự linh hoạt và thích nghi với điều kiện để đảm bảo an toàn, tiếp tục giữ vững để chuẩn bị cho việc khôi phục và phát triển trong thời gian tới.
Đồng chí Phạm Viết Thanh khẳng định, mong muốn của tỉnh là được lắng nghe các ý kiến phản hồi và đề xuất của doanh nghiệp. Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cam kết sẽ luôn đồng hành, ủng hộ, cùng với doanh nghiệp hành động để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nút thắt về cơ chế, chính sách; giải quyết nhanh chóng thủ tục hưởng các chính sách hỗ trợ, kích thích kinh tế của Chính phủ; tăng cường cải cách hành chính; công khai, minh bạch các nguồn lực và việc phân bổ các nguồn lực, nhất là việc tiêm vắc xin theo lộ trình.../.
Hai 'đầu tàu' Hà Nội và TP.HCM khởi động lại cùng nhịp Với tỷ lệ đóng góp vào GDP khoảng 45%, TP.HCM và thủ đô Hà Nội như hai động cơ kéo kinh tế cả nước. Cả hai phải khỏe mạnh và song hành mới vực dậy nền kinh tế lao đao trong dịch bệnh. TP.HCM sẽ vươn dậy Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi trong cuộc trao đổi với người dân trên mạng xã...