Hiệp định thương mại tự do: Cơ hội nằm trong tay doanh nghiệp
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, điểm nổi bật của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là tháo dỡ hàng rào thuế quan. Nhưng cơ hội kinh doanh không tự nhiên đến, mà vai trò quyết định vẫn phải ở doanh nghiệp.
Chia sẻ tại Hội nghị phổ biến thông tin hội nhập kinh tế quốc tế cho nữ cán bộ quản lý, nữ doanh nhân Việt Nam vừa được Bộ Công Thương tổ chức, ông Trịnh Minh Anh, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế cho biết, năm 2015 là năm bản lề về hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nữ quản lý nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vẫn còn những lợi ích mà Việt Nam có thể được hưởng từ các Hiệp định, nếu tận dụng được đúng cách.
Theo ông Minh Anh, có 2 vấn đề mà khi hội nhập với quốc tế Việt Nam cần phải quan tâm đó là phía Trung ương và doanh nghiệp. “Nhiệm vụ chủ yếu của kênh hội nhập trong nước đó là cần có sự dịch chuyển dần sự ứng dụng các văn bản từ Trung ương đến địa phương, cụ thể ứng dụng của các đơn vị trực tiếp triển khai đó là doanh nghiệp. Và các Hiệp định thành công nhiều hay ít phụ thuộc vào cán bộ triển khai chính sách có tới hay không, hay doanh nghiệp có ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn sản xuất kinh doanh hay không”, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế nói.
Video đang HOT
Việt Nam tham gia 15 FTA, 10 Hiệp định được ký kết, còn 5 Hiệp định đang hoặc đã kết thúc đàm phán
Cũng liên quan đến các FTA, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đã tham gia 15 FTA, có 10 Hiệp định được ký kết (trong đó 8 Hiệp định đã có hiệu lực và 2 Hiệp định đã ký nhưng chưa có hiệu lực), còn 5 Hiệp định đang hoặc đã kết thúc đàm phán. “Các doanh nghiệp cần lưu ý bởi Hiệp định tháo dỡ hàng rào thuế quan, cơ hội kinh doanh không tự nhiên đến và vai trò quyết định vẫn phải là doanh nghiệp”, ông Hải nhấn mạnh.
Theo ông Hải, bên cạnh biểu thuế quan khi mở cửa thị trường, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý tìm hiểu quy định về quy tắc xuất xứ một hàng rào kỹ thuật kiểu mới có thể hạn chế hoặc vô hiệu hóa ưu đãi về thuế. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về nội dung cam kết liên quan đến mặt hàng của mình trên các khía cạnh như thuế quan, quy tắc xuất xứ, biện pháp kỹ thuật, biện pháp phòng vệ. Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng cần đánh giá được tác động của các cam kết đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình cũng như các đối tác, đối thủ cạnh tranh.
Trong khi đó, ông Bùi Huy Sơn, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc cho biết, thị trường Hàn Quốc là thị trường phát triển nhiều năm, nên việc tiếp cận và thâm nhập vào thị trường này là không dễ dàng. Vì vậy, nếu muốn tiếp cận thị trường Hàn Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đi theo 3 hướng, trong đó, cần tìm kiếm khả năng hợp tác với các đối tác Hàn Quốc. Nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường Hàn Quốc, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi đưa sản phẩm của mình vào thị trường Hàn Quốc. Ngoài ra, Việt Nam có thể tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ nhóm thị trường đặc thù, đó là cộng đồng Việt Nam đang học tập và lao động tại Hàn Quốc.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cũng cho biết, trong năm 2015, bức tranh hội nhập đa dạng tạo ra những chuyển động, những cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp do nữ doanh nhân làm chủ nói riêng. Bên cạnh đó cũng có những thách thức trong quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp, thách thức trong cơ quan Chính phủ khi phải điều chỉnh hàng loạt các chính sách theo nội dung mà Hiệp định đưa ra.
Tuy nhiên, ông Thái cũng cho biết, các Hiệp định mà Việt Nam đã, đang đàm phán, hay những Hiệp định đã được ký kết và có hiệu lực thi hành đều là những Hiệp định lớn, nên Việt Nam vẫn có những khoảng thời gian chuẩn bị tiền đề cần thiết để có thể cạnh tranh được trên sân nhà, cũng như cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Thành lập Vụ Giám sát công ty đại chúng
Theo Quyết định 48/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) trực thuộc Bộ Tài chính, vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/12/2015, cơ cấu tổ chức của UBCK có khá nhiều điểm mới.
Theo đó, lần đầu tiên trong bộ máy tổ chức của UBCK có Vụ Giám sát công ty đại chúng, bên cạnh Vụ Giám sát TTCK hiện tại. Với tín hiệu mới này, nhiều vi phạm khá phổ biến trong số hàng trăm công ty đại chúng về: thực hiện nghĩa vụ đăng ký công ty đại chúng với UBCK, đăng ký lưu ký cổ phiếu tập trung, đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên TTCK... sẽ được chấn chỉnh trong thời gian tới.
Tuy bộ máy mới của UBCK vẫn bao gồm 15 đầu mối như hiện nay, nhưng có 3 điểm mới gồm: Vụ Quản lý phát hành chứng khoán sẽ được cơ cấu thành Vụ Quản lý chào bán chứng khoán; Cơ quan đại diện UBCK tại TP. HCM sẽ không còn là đơn vị độc lập, mà thuộc Văn phòng UBCK; Thanh tra chứng khoán có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên.
H.Hòe
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
TPP với thị trường chứng khoán: Không chỉ toàn màu hồng Nhiều nghiên cứu cho rằng Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thông qua. Tuy nhiên, TPP không chỉ tác động tích cực, mà có ảnh hưởng trái chiều đến nền kinh tế, cũng như TTCK Việt Nam. Theo WB, dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ...