Hiệp định Geneva: Biến chết chóc thành sự sống mới
Có một thế hệ người mới có dòng máu Việt-Nhật sinh ra từ trước và sau Hiệp định Geneva.
Như chúng tôi đã viết ở bài Hiệp định Geneva: Yếu tố quốc tế có lợi cho Việt Nam, Hiệp định này với sự tham gia của các nước lớn đã trở thành văn bản có giá trị pháp lý quốc tế, vấn đề Đông Dương được quốc tế hóa. Do đó, theo “Bản tuyên bố cuối cùng” bao gồm 13 điểm vẫn có giá trị cho đến nay, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế.
Từ hiện diện của quân đội nước ngoài…
Điều 10 và 11 của Hiệp định Geneva ghi rõ: Qui định việc quân đội Pháp rút khỏi các nước Đông Dương và Pháp cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia.
Cầu Hiền Lương-giới tuyến phân chia sau Hiệp định Geneva
Theo Giáo sư Vũ Dương Ninh (Đại học Quốc gia Hà Nội), điều đó nói lên rằng độc lập và chủ quyền Việt Nam được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, theo Giáo sư một vấn đề lớn trong thời kỳ này đó là vấn đề quân đội nước ngoài trên đất nước Việt Nam.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, theo Hiệp định Postdam quân đội Anh vào miền Nam, quân đội Trung Hoa vào miền Bắc (vĩ tuyến 16) để giải giáp quân đội phát-xít Nhật. Nhưng quân đội Anh đã để cho những đơn vị lính Pháp đổ bộ vào Sài Gòn cùng với việc thả tù binh Pháp trước đây bị quân Nhật bắt, lập thành một lực lượng quân sự Pháp và tạo cớ để Pháp gây hấn ở Nam Bộ vào đêm 23/9/1945, mở đầu cho một cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần nữa.
Ngày 8/10/1945 tại London (Anh), chính phủ Anh đã ký Tạm ước giao toàn quyền quản lý hành chính ở phía Nam Việt Nam (từ vĩ tuyến 16), cụ thể là cho Pháp ở lại chiếm đóng Việt Nam. Trong khi đó 20 vạn quân Trung Hoa vào miền Bắc với ý đồ quấy phá cướp lại chính quyền nhân dân cho bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách.
Như vậy, vào đầu năm 1946 trên đất nước ta có mặt gần 30.000 lính nước ngoài, bao gồm quân đội Anh, Pháp, Trung Hoa, và một số lính Nhật chưa hồi hương. Như vậy với sách lược đề ra từ Hội nghị Tân Trào (13/8/1946) phải tránh cùng một lúc chống chọi với nhiều kẻ thù, Hiệp định sơ bộ năm 1946 đã đẩy quân Trung Hoa về nước, đồng thời chấp nhận 15.000 quân Pháp vào miền Bắc trong thời hạn 5 năm.
Video đang HOT
Với dã tâm xâm lược lại Việt Nam, Pháp tìm cách bội ước, chống phá các cuộc đàm phán ở Hội nghị Đà Lạt và Hội nghị Fontainebleau, ráo riết chuẩn bị gây chiến. Từ đêm 19/12/1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ trên phạm vi cả nước.
Trong suốt 9 năm (đến tháng 7/1954), chính phủ Pháp cùng các tướng lĩnh Pháp lần lượt đề ra nhiều kế hoạch giải quyết vấn đề Đông Dương với các thời hạn 3 tháng, 6 tháng và 18 tháng, nhưng đều không đạt được mục đích và cuối cùng phải thất bại trên chiến trường Điên Biên Phủ. Đây cùng là đòn quyết định khiến cho Pháp phải “cúi đầu” công nhận độc lập của dân tộc Việt Nam tại Hội nghị Geneve.
Miền Bắc tập trung xây dựng XHCN
Theo Hiệp định Geneve, quân Pháp phải tập kết ở vĩ tuyến 17 để sau đó rút toàn bộ khỏi Đông Dương. Như vậy nếu năm 1946, Pháp đưa quân trở lại Việt Nam hòng mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược, thì đến năm 1954 đã phải cam kết rút hết quân khỏi Việt Nam. Trên thực tế, người lính Pháp cuối cùng rời khỏi Việt Nam vào ngày 28/4/1956.
Theo thống kê của Giáo sư Vũ Dương Ninh, ngày 26/3/1946, những tên phát-xít Nhật cuối cùng cũng phải rời Việt Nam. Cùng năm đó, ngày 18/9 quân lính cuối cùng trong “Hoa quân nhập Việt” phải về nước. Đây nói lên một sự thực rõ ràng rằng với quyết tâm “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” đã tạo thắng lợi mang tính quốc tế của Việt Nam bằng việc các bên liên quan phải công nhận độc lập của Việt Nam tại Geneve.
…đến sự hiện diện của thế hệ người mới
Chiến tranh vẫn được coi là chết chóc. Nhưng có lẽ trong sự hủy diệt tàn khốc đó, những mầm sống vẫn trồi lên, hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn.
Như Giáo sư Vũ Dương Ninh nhận định, khi nào quân đội nước ngoài còn ở Việt Nam thì dù có Hiệp định Geneva hay Paris thì nền hòa bình vẫn bị đe dọa, sự sống của mỗi con người không toàn vẹn.
Sự hiện diện của quân đội Pháp là đương nhiên, song sự hiện diện của phát-xít Nhật đã làm cho Việt Nam vốn đã khó lại càng khó hơn.
Chi viện cho chiến trường Miền Nam
Tuy nhiên, xét về góc độ lịch sử, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản có sự gắn bó sâu sắc. Sau phong trào Đông Du, vào những năm 1930-1940, quan hệ Việt – Nhật bước vào thời kỳ được gọi là thu hút sự quan tâm của giới tri thức. Giai đoạn này có nhiều tác giả như Matsumoto Nobuhiro,Yamamoto Tatsuro, Sugimoto Naojiro… thực hiện công việc nghiên cứu Việt Nam. Tác phẩm “An Nam thông sứ” của Iwamura Shigemitsu lần đầu tiên đã nghiên cứu “văn hiến Hán Nôm”, và đây cũng là tập sách đầu tiên của Nhật Bản viết về lịch sử Việt Nam. Điều đặc biệt tác giả cuốn sách ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam.
Trong thời kỳ quân đội Nhật chiếm đóng ở Đông Dương, lúc nhiều nhất có tới 90.000 quân. Theo thoả thuận của các nước đồng minh, binh sĩ Nhật được tập trung ở một số địa điểm dưới sự quản thúc của quân Tưởng (phía bắc vĩ tuyến 16) hoặc của quân Anh (phía nam vĩ tuyến 16). Tháng 4/1946 rời Việt Nam về nước qua cảng Hải Phòng và Vũng Tàu. Cũng trong lúc này có một số binh sĩ Nhật đào ngũ và lưu lại Việt Nam.
Theo nghiên cứu của ông Oka Kazuaki – Cựu Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật – Việt đã có gần 800 binh sĩ lưu lại và sống tại Việt Nam trong thời gian này. Như vậy đã có nhiều người Nhật sinh sống và lập gia đình với phụ nữ Việt Nam. Lý do chính là sau Hiệp định Geneva, Việt nam đã được độc lập, phần vì họ đã gắn bó với Việt Nam.
Chính vì vậy, trong thời kỳ này, một thế hệ người có hai dòng máu Việt – Nhật. đã được sinh ra. Hiện tại đã có thế hệ thứ 3, thứ 4 đang sống ở Việt Nam cũng như ở Nhật Bản. Thế hệ người này được các nhà sử học Nhật Bản gọi là người Việt Nam mới.
Như vậy, sau Hiệp định Geneva, một vấn đề nảy sinh đó là sự xuất hiện của những người con mang hai dòng máu, trong đó có những người con của Cha Nhật, Mẹ Việt. Trong góc độ nào đó, đó là những người con do hậu quả lịch sử để lại, nhưng xét từ góc độ nhân sinh quan và nhân chủng học, một thế hệ mới được sinh ra trong độc lập, hòa bình sẽ đóng góp cho hòa bình, ổn định của quốc gia mình đang sinh sống và cả quốc gia vốn là quê hương của họ. Lịch sử sẽ nhận thức lại chính quá khứ của lịch sử./.
Theo VOV
NATO diễn tập cực lớn ngay sát biên giới Nga
Cuộc diễn tập được tổ chức trong bối cảnh các nước vùng Baltic rất lo lắng trước các động thái an ninh của Nga.
Ngày 9/6, NATO đã khởi động đợt diễn tập quân sự lớn nhất tại các quốc gia vùng Baltic kể từ khi bùng phát căng thẳng với Nga sau vụ sáp nhập Crimea đến nay.
Khoảng 4.700 quân và 800 xe quân sự của quân đội 10 quốc gia trong đó có Anh, Canada và Mỹ đã tham gia vào cuộc diễn tập Sabre Strike gần thủ đô Riga của Latvia.
Lực lượng hùng hậu tham gia diễn tập này sẽ cơ động đến quốc gia láng giềng Lithuania ngay sát nách Nga vào ngày hôm nay, bất chấp sự phản đối từ phía Moscow.
Các binh sĩ NATO tham gia vào cuộc diễn tập
Các quốc gia vùng Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania từng là những nước cộng hòa thuộc Liên Xô, và sau khi Liên Xô sụp đổ, các nước này gia nhập NATO vào năm 2004.
Cuộc diễn tập này được tổ chức trong bối cảnh Nga vừa mới sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ của Nga khiến các quốc gia vùng Baltic láng giềng vô cùng bất an. Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Raimonds Vejonis tuyên bố: "Cuộc diễn tập này vô cùng quan trọng trong tình hình an ninh hiện nay."
Nga đã lên tiếng cho rằng cuộc diễn tập này là một "hành động xâm lược". Hãng tin Interfax dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vladimir Titov cho hay: "Chúng tôi coi việc tăng cường hoạt động quân sự của một khối liên minh ngay sát biên giới Nga là biểu hiện của ý định thù địch."
Ông Titov tuyên bố: "Việc triển khai thêm quân NATO ở Trung và Đông Âu là sự vi phạm các thỏa thuận mà Nga đã ký kết với liên minh quân sự này."
Cuộc diễn tập Sabre Strike được tổ chức từ ngày 9-20/6. Đan Mạch, Phần Lan và Ba Lan nằm trong số các quốc gia thành viên của NATO tham gia vào cuộc diễn tập này.
Theo Khampha
Hơn 800 "quan chức trần trụi" bị kỷ luật Chính quyền Trung Quốc đã phát hiện hơn 1.000 quan chức tỉnh Quảng Đông nước này có hành vi tham nhũng khi gửi vợ con ra nước ngoài hoặc các quốc gia và vùng lãnh thổ nằm ngoài Trung Quốc Đại lục để sinh sống. Cộng đồng người Trung Quốc đã sử dụng một cụm từ "trần trụi" để ám chỉ những quan...