‘Hiện thực hóa mục tiêu xây dựng ASEAN số, không thể thiếu 5G’
Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Hồng Hải, 5G có vai trò đặc biệt trong việc kết nối cơ sở hạ tầng viễn thông và là yếu tố không thể thiếu trong việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một ASEAN số.
Ngày 16.8 tại Hà Nội, Bộ TT-TT đã tổ chức Hội thảo ASEAN về Tần số cho 5G nhằm tháo gỡ những khó khăn chung về vấn đề quy hoạch Tần số cho mạng di động 5G.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Hồng Hải cho biết cơ sở hạ tầng viễn thông không chỉ là cơ sở hạ tầng truyền thông, mà là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế số, xã hội số, Internet vạn vật (IoT) và cơ sở hạ tầng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 5G có vai trò đặc biệt trong việc kết nối cơ sở hạ tầng viễn thông và là yếu tố không thể thiếu trong việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một ASEAN số.
5G có vai trò đặc biệt trong việc kết nối cơ sở hạ tầng viễn thông
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, các nước ASEAN đang phải đối mặt với những thách thức chung trong việc phân bổ phổ tần cho 5G, nhiều quốc gia trong khu vực đang sử dụng băng tần 3,5 GHz cho các hệ thống vệ tinh trong khi việc sử dụng các băng tần mmW vẫn còn bị nghi ngại do phạm vi phủ sóng hạn chế.
Tại Việt Nam, để tận dụng lợi thế sớm triển khai 5G, Bộ TT-TT đã sớm có kế hoạch cho phép thử nghiệm 5G trong năm 2019, quy hoạch phổ tần trong năm 2019-2020 và cấp phép thương mại vào năm 2020.
Thời gian vừa qua, Việt Nam đã phát thử nghiệm 5G ở băng tần 3,5GHz nhằm nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng để đưa ra quyết định chính xác nhất việc có quy hoạch sử dụng băng tần 3,5GHz cho 5G hay không. Ở Việt Nam cũng như một số nước ASEAN, việc xem xét sử dụng băng tần này cho 5G phải tính đến kết quả nghiên cứu và đo thực tế mức độ ảnh hưởng từ 5G đến các đài trái đất thông tin vệ tinh.
Hiện Bộ TT-TT đã cấp giấy phép cho 3 nhà khai thác di động để thực hiện thử nghiệm 5G tại một số thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM. Ngày 10.5.2019, Viettel đã thực hiện kết nối đầu tiên và cuộc gọi đầu tiên trên mạng di động 5G tại Việt Nam.
Theo Một Thế Giới
Việt Nam sẽ phân bổ băng tần 5G trong năm 2019-2020 và thương mại hóa năm 2020
Sáng 16/8, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo ASEAN về Tần số cho 5G nhằm tháo gỡ những khó khăn chung về vấn đề quy hoạch Tần số cho mạng di động 5G.
Hội thảo có sự tham dự, trình bày và chia sẻ kinh nghiệm của đại diện các cơ quan quản lý các nước ASEAN; các chuyên gia đến từ các nhà cung cấp như GSMA, Qualcomm, Huawei, NTT Docomo, Ericsson, Nokia, Axiata; các doanh nghiệp thông tin di động trong nước...
Tại Hội thảo, những vấn đề đặt ra để thảo luận như: Băng tần 3,5GHz đang được nhiều nước trong khu vực sử dụng cho vệ tinh; băng tần mmW (tần số 26GHz hoặc 28GHz) còn có những băn khoăn về vùng phủ; tần số cho 5G để chia sẻ, tìm kiếm giải pháp quy hoạch băng tần phù hợp cho 5G, đảm bảo hài hòa phổ tần cho 5G trong khu vực ASEAN; kinh nghiệm cấp phép tần số cho mạng 5G;...
Thời gian vừa qua, Việt Nam đã phát thử nghiệm 5G ở băng tần 3,5GHz nhằm nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng để đưa ra quyết định chính xác nhất việc có quy hoạch sử dụng băng tần 3,5GHz cho 5G hay không. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng như một số nước ASEAN, việc xem xét sử dụng băng tần này cho 5G phải tính đến kết quả nghiên cứu và đo thực tế mức độ ảnh hưởng từ 5G đến các đài trái đất thông tin vệ tinh.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Hồng Hải cho biết: Cơ sở hạ tầng viễn thông không chỉ là cơ sở hạ tầng truyền thông, mà là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế số, xã hội số, Internet vạn vật (IoT) và cơ sở hạ tầng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 5G có vai trò đặc biệt trong việc kết nối cơ sở hạ tầng viễn thông và là yếu tố không thể thiếu trong việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một ASEAN số.
Toàn cảnh Hội thảo.
Tại Việt Nam, để tận dụng lợi thế sớm triển khai 5G, Bộ Thông tin và Truyền thông đã sớm có kế hoạch cho phép thử nghiệm 5G trong năm 2019, qui hoạch phổ tần trong năm 2019-2020 và cấp phép thương mại vào năm 2020.
Tính đến hôm nay, Việt Nam đã cấp giấy phép cho 3 nhà khai thác di động để thực hiện thử nghiệm 5G tại một số thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 10/5/2019, Viettel đã thực hiện kết nối đầu tiên và cuộc gọi đầu tiên trên mạng di động 5G tại Việt Nam.
Để cung cấp dịch vụ 5G cũng như xây dựng một ASEAN số, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho biết: Các nước ASEAN đang phải đối mặt với những thách thức chung trong việc phân bổ phổ tần cho 5G, bởi vì nhiều quốc gia trong khu vực đang sử dụng băng tần 3,5 GHz cho các hệ thống vệ tinh trong khi việc sử dụng các băng tần mmW vẫn còn bị nghi ngại do phạm vi phủ sóng hạn chế.
Đối mặt với những thách thức này, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải chia sẻ: Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo ASEAN về phổ tần số cho 5G để chia sẻ và trao đổi ý tưởng, kinh nghiệm với các thành viên ASEAN, cũng như với các đối tác khác đưa 5G sớm trở thành hiện thực trong tất cả các nước thành viên ASEAN.
Theo Lao Động Thủ Đức
Thủ tướng hoan nghênh Bộ TT&TT 'bật đèn xanh' cho 5G Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ TT&TT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hoan nghênh Bộ TT&TT 'bật đèn xanh' cho 5G, trước hết là tại TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT sớm triển khai cấp phép tần số 4G và cấp phép thử nghiệm 5G. Hiện Bộ TT&TT đang chuẩn bị các thủ tục...