Hiến kế “cải tạo lại đồng bằng sông Cửu Long”
Ngày xưa tạo hóa đã ban tặng cho đồng bằng rộng lớn của Nam bộ Việt Nam sự giàu có về lúa gạo, trù phú cây trái và dồi dào tôm cá.
Máy bơm nhả khói nghi ngút nhưng không lên được giọt nước nào vì kênh trơ đáy – Ảnh: DUY KHANG
Từ ngàn đời, sông Mêkông là nguồn lợi, là tài nguyên chung của sáu quốc gia có dòng sông chảy qua.
Nhưng ngày nay, một số nước nằm ở thượng nguồn sông Mêkông đã xây dựng nhiều đập lớn chặn nước lại để sử dụng nước ngọt cho canh tác và làm thủy điện, nên lượng nước chảy xuống hạ lưu bị giảm rất nhiều, càng về sau càng thiếu hụt lớn hơn!
Như vậy, chúng ta chẳng còn hi vọng gì vào sự thay đổi, cải thiện tình hình cung cấp nước cho sông Cửu Long từ dòng Mêkông được nữa rồi!
Mùa mưa không có lũ về, mùa nắng hạn dòng sông Cửu Long khô cạn, lại gánh thêm tình trạng biến đổi khí hậu đã làm cho cả đồng bằng Nam bộ bị thiệt hại rất nặng nề trong năm vừa qua. Kinh tế, sinh hoạt, đời sống dân cư bị đảo lộn.
Chỉ còn cách duy nhất là chúng ta phải tự cải tạo lại đồng bằng sông Cửu Long để trả lại sự trù phú và phồn vinh như nó từng có. Đề xuất cải tạo bao gồm 2 việc lớn:
1- Sông Cửu Long trước đây có chức năng thải nước lũ ra biển Đông; nay không còn lũ nữa nên cải tạo làm chức năng trữ nước ngọt. Chỉ để lại con sông Hậu làm nhiệm vụ xả lũ là đủ, các sông còn lại nên xây đắp đập ở cửa sông để giữ nước ngọt, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
2- Hai vùng trũng lớn trước đây trồng lúa là Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên sẽ cải tạo thành hồ sinh thái, trữ nước ngọt giống như chức năng Biển Hồ của Campuchia.
Thực tế đã chứng minh nhờ có Biển Hồ dự trữ một lượng nước ngọt khổng lồ, Campuchia đã thoát được tình cảnh khó khăn trong mùa khô hạn, dù có bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, dù dòng nước ở sông Mêkông chảy về đã bị giảm thiểu.
Video đang HOT
Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia có diện tích thay đổi từ 10.000km2 trong mùa khô và 16.000km2 vào mùa lũ.
Diện tích của tứ giác Long Xuyên (4.890km2) và Đồng Tháp Mười (6.970km2) cộng với diện tích cải tạo 8 con sông thành hồ chứa, thì sau cải tạo ở đồng bằng Nam bộ sẽ xuất hiện các hồ lớn trữ nước ngọt, được phân bố nhiều nơi, tổng khối lượng nước ngọt tương đương Biển Hồ, nếu không muốn nói là nhiều hơn.
Nếu chúng ta thực hiện kế hoạch như trên sẽ giải quyết, khắc phục được các khó khăn cùng những tồn tại lớn sau đây:
- Đủ nước ngọt cho canh tác và sinh hoạt của cư dân đồng bằng Nam bộ, kể cả trong mùa hạn hán.
- Nhờ có các hồ lớn trữ nước ngọt phân bố rất rộng rãi ở đồng bằng sông Cửu Long, giúp cho nguồn cung và dự trữ nước ngầm (nước dưới đất) trong vùng vô cùng phong phú, không bao giờ cạn kiệt, dễ khai thác khi cần.
- Những hồ nhân tạo lớn trữ chứa khối lượng nước ngọt khổng lồ, tạo ra áp lực vô cùng lớn trên khu vực rộng, sẽ cản chặn có hiệu quả sự xâm nhập mặn vào nội đồng.
- Thủy sản, hải sản được phát triển đa dạng và phong phú trên các hồ sinh thái nước ngọt.
- Các hồ sinh thái nước ngọt lớn được phân bố trên nhiều vùng của đồng bằng Nam bộ, tạo ra trữ lượng nước ngầm vô cùng lớn. Nước mặt cùng với nước ngầm phong phú sẽ giúp phát triển cây trồng cùng thảm thực vật, tạo ra khí hậu trong lành, môi trường thiên nhiên tốt cho cả vùng đồng bằng này.
- Nếu ý tưởng cải tạo lại đồng bằng sông Cửu Long theo cách này được thực hiện thành công thì sẽ là bài học lớn, là tấm gương điển hình cho việc xây dựng các hồ trữ nước ngọt nhân tạo những nơi trọng yếu ở vùng Tây nguyên và miền Trung Việt Nam luôn chịu cảnh khô hạn.
Bằng việc cải tạo một số dòng sông ngắn và dốc chỉ làm mỗi nhiệm vụ tiêu thoát nước, “thải kiệt hết nước ngọt, rất lãng phí” xuống biển Đông trong mùa lũ, có thêm được chức năng mới là dự trữ nước ngọt cho mùa nắng hạn.
Xuất phát từ lòng yêu thương đồng bào Nam bộ ruột thịt, mặc dù đã suýt soát tuổi 80, chúng tôi cũng muốn đóng góp chút sáng kiến nhằm góp phần giúp khắc phục, tháo gỡ tình hình khó khăn hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long.
Qua phương tiện truyền thông điện tử, chúng tôi kính chuyển đến các cơ quan chức năng, đến những cán bộ làm khoa học kỹ thuật trẻ tuổi và đến những người dân Nam bộ – lực lượng trực tiếp thực hiện ý tưởng khi đã đồng tình và hưởng ứng.
Theo Tuổi Trẻ
Lũ không về, nông dân Tiền Giang lo lắng
Nước lũ không về, việc làm đất, cày trục ngâm lũ chuẩn bị cho sản xuất Đông Xuân đã khó khăn, nan giải. Những làng nghề chỉ làm ăn sung túc trong mùa lũ cũng bị tác động mạnh, coi như mai một hoặc làm ăn cầm chừng.
Theo thông lệ hàng năm, vào những ngày đầu tháng 9 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Cửu Long đổ về kết hợp với mưa to và triều cường từ hạ lưu khiến những cánh đồng mới vừa thu hoạch lúa Hè Thu của tỉnh Tiền Giang ngập sâu dưới làn nước trắng.
Nước lũ ngập đồng ruộng mang theo phù sa bồi bổ đất đai, cuốn trôi mầm dịch bệnh gây hại cho cây trồng, đồng thời mang tới nguồn tôm cá dồi dào và bao nhiêu sinh kế khác cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Năm nay, hình ảnh đó cơ hồ không còn nữa trên vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền khiến nông dân khu vực này càng thêm lo lắng bởi mất đi nguồn thu nhập từ chính những con lũ từ thượng nguồn...
Từ trên cao, dòng nước lũ chỉ loang loáng mặt ruộng đồng. Với mực nước này thì chẳng có loài cá nào từ phía thượng nguồn theo con nước về đây khiến nguồn thu từ việc khai thác đánh bắt thủy sản suy giảm đáng kể. Ảnh: Thu Trang
Ngóng chờ lũ về
Đầu tháng 10, có dịp theo tuyến đường Kênh 10 nối liền Quốc lộ 1 với lộ Bắc Nguyễn Văn Tiếp (Đường tỉnh 865) đi sâu vào Đồng Tháp Mười (Tiền Giang) hay theo đường tỉnh 865 về vùng Hậu Mỹ (huyện Cái Bè), qua huyện Tân Phước, đâu đâu cũng thấy đồng ruộng trơ trọi sau khi thu hoạch vụ Hè Thu 2016.
Đi vài đoạn đường lại bắt gặp những con kênh nước ròng cạn kiệt, đục ngầu. Trên đồng lúa, nước chỉ lấp xấp mặt ruộng. Nhiều thửa ruộng, lúa chết, cỏ dại mọc đầy, đồng không mông quạnh, không thấy bóng người lai vãng. Quang cảnh thật khác xa với những mùa lũ lớn trước đây, khi cả cánh đồng bị nhấn chìm dưới làn nước trắng xóa, mênh mông. Khi ấy, người giăng câu, kẻ đặt lờ, đặt lọp bắt tôm cá; người nhổ bông súng, bông sen, rau hẹ nước bán cho thương lái hoặc chở đất về đắp nền nhà, đắp bờ bao ao mương... Thật tấp nập, đông vui và nhộn nhịp cuộc sống người nông dân vào mùa lũ Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm chỉ có một lần.
Ông Trương Văn Hạnh, nông dân cư ngụ tại ấp 5, xã Mỹ Thành Nam cho biết, gia đình ông canh tác gần 1 ha. Trong những ngày qua, sau khi thu hoạch xong vụ Hè Thu, nông dân ngóng chờ nước lũ về để làm đất, cày trục, ngâm lũ chuẩn bị cho sản xuất vụ Đông Xuân 2016 - 2017. Thế nhưng đến giờ này, nước lũ không về, mưa lại rất ít, nước trên đồng ruộng khan kiệt. Ông Hạnh lo lắng: "Rồi đây, sản xuất trong vụ tới sẽ rất khó khăn. Gay nhất là dịch bệnh bùng phát, chi phí cao, lợi nhuận thấp là viễn cảnh trước mắt". Theo ông Trương Văn Hạnh, với đà này, những năm tới nông dân phải tính kế chuyển đổi sản xuất, cây trồng và mùa vụ thế nào để thích ứng với tình hình lũ không về. Nếu không, công ăn việc làm và đời sống thật khó bảo đảm.
Mong mỏi đó được nhiều bà con chia sẻ, đồng tình như trường hợp ông Lê Văn Quận, canh tác 0,7 ha đất trồng lúa năng suất cao ở xã Mỹ Thành Nam . Ông Quận cho biết, lệ thường cứ vào thời điểm đầu tháng 9 âm lịch, nước lũ trên đồng đã ngập sâu ngang ngực người lớn (độ sâu từ 1 m đến 1,5 m) còn năm nay nước chỉ ngập lấp xấp mặt ruộng. Nếu khai cống giữ nước thì đồng ruộng khô khan không khác chi mùa khô hạn vừa qua.
Với kinh nghiệm bao đời gắn bó đồng ruộng vùng ngập lũ, ông cho biết, chưa năm nào nguồn nước cạn kiệt như năm nay. Hệ lụy mang lại là đất canh tác bạc màu, sâu bệnh tồn lưu trong đất có nhiều cơ hội bùng phát trong vụ sản xuất Đông Xuân tới; chi phí sản xuất tăng cao nhất là các khâu làm đất, phòng trừ sâu bệnh, phân bón, công chăm sóc...
Chưa kể lũ không về làm mất đi những nguồn lợi kinh tế lớn lao khác mà dân Đồng bằng sông Cửu Long thụ hưởng như khai thác thủy sản cùng các nguồn lợi thiên nhiên khác chỉ có trong mùa lũ. Anh Nguyễn Văn Hải, một nông dân cư ngụ tại xã Mỹ Thành Bắc - xã nằm trong vùng Đồng Tháp Mười (huyện Cai Lậy) cho biết, Mỹ Thành Bắc, Mỹ Thành Nam nói riêng và vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang nói chung vào mùa lũ nguồn lợi thiên nhiên rất dồi dào, từ tôm, cá đồng các loại rồi bông súng, bông sen, các loại rau dại có giá trị kinh tế cao...Nhờ khai thác tốt nguồn lợi này mà bà con có công ăn việc làm, có cuộc sống ổn định và an cư lạc nghiệp.
Năm nay, nước lũ không về, việc làm đất, cày trục ngâm lũ chuẩn bị cho sản xuất Đông Xuân đã khó khăn, nan giải còn những nguồn lợi khác coi như không có. Nông dân thiếu công ăn việc làm đã đành, những làng nghề độc đáo chỉ làm ăn sung túc trong mùa lũ: nghề đan lờ, đan lợp, làm lưới cá, rèn lưỡi câu, làm chài lưới... cũng bị tác động mạnh, coi như mai một hoặc làm ăn cầm chừng.
Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương có trên 74.000 ha đất trồng lúa 3 vụ/năm; trong đó, riêng vùng ngập lũ phía Tây có diện tích khoảng 38.000 ha tập trung ở các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và một phần huyện Châu Thành. Biến đổi khí hậu và nước lũ không về là những thách thức rất lớn đối với toàn vùng. Trước tình hình trên, những năm qua, địa phương đã có biện pháp thích ứng như: quy hoạch vùng trồng cây con hợp lý nhằm phát huy tốt tiềm năng đất đai, lao động, ngành nghề, giúp nông nghiệp - nông dân - nông thôn vùng ngập lũ thay đổi và phát triển theo hướng hiện đại, đầu tư hình thành các vùng chuyên canh, đẩy mạnh khuyến nông chuyển đổi sản xuất...
Tỉnh Tiền Giang đã quy hoạch vùng phía Nam Quốc lộ 1 chuyển từ trồng lúa độc canh sang định hình vùng trồng cây ăn quả đặc sản như cây có múi, sầu riêng, chôm chôm..., có hệ thống đê bao, cống đập ngăn lũ lụt và triều cường bảo vệ sản xuất. Đối với vùng phía Bắc Quốc lộ 1 tiếp giáp Đồng Tháp Mười, địa phương khuyến khích bà con chuyển đổi từ trồng lúa độc canh ba vụ sang luân canh lúa - màu theo cơ cấu hai vụ lúa - 1 vụ màu hoặc 2 vụ màu - 1 vụ lúa, chuyên canh màu...
Theo đó, hình thành vùng trồng chuyên canh sầu riêng khoảng 7.000 ha ở phía Nam Quốc lộ 1 thuộc các huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy; trồng dưa hấu Tết có diện tích hàng nghì héc ta ở các xã vùng Đồng Tháp Mười thuộc các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước; chuyển đổi từ trồng lúa độc canh sang ương dưỡng cá giống nước ngọt ở huyện Cái Bè, Cai Lậy... đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra những hướng đi mới trong phát triển kinh tế - văn hóa xã hội tại những địa bàn ngập lũ tỉnh Tiền Giang.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo tỉnh, trước thực tế biến đổi khí hậu ngày một gay gắt và nguồn lợi thiên nhiện cạn kiệt trong đó có nguồn lợi từ nước lũ mang lại cho nhân dân các địa bàn đầu nguồn, sắp tới cần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với thực tế giúp giải quyết bài toán công ăn việc làm, thu nhập cho nông dân vừa giảm thiểu thiệt hại thiên tai và biến đổi khí hậu.
Trước mắt, tỉnh chủ động tu bổ, sửa chữa và nâng cấp hệ thống thủy lợi, kênh mương nhằm đảm bảo nguồn nước tưới tiêu trong vụ Đông Xuân tới, đẩy mạnh khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật thâm canh trong tình hình thời tiết, thủy văn bất lợi cho sản xuất nông nghiệp... Ngoài ra, chú trọng khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, thu hút đầu tư vào các khu - cụm công nghiệp để giải quyết bài toán lao động việc làm, tạo điều kiện để nông nghiệp - nông dân - nông thôn phát triển bền vững và hiệu quả.
Theo Tin Tức
Kiểu thu mua cá, tôm lạ đời của thương lái Trung Quốc Cá tra thì thu mua kích cỡ lớn, còn tôm thẻ chân trắng thì mua kiểu "quét sạch". Kiểu thu mua "lạ đời" của cánh thương lái Trung Quốc trong thời gian gần đây khiến người dân và doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lâm vào cảnh khốn đốn. Thu mua kiểu... lạ đời Theo nhiều người dân nuôi cá...