Hiến gan ghép cho người thân bị ung thư có được không?
Bố tôi bị ung thư gan giai đoạn cuối cần ghép gan. Tôi rất muốn hiến gan cho bố nhưng gia đình gàn vì sợ sau hiến bị ảnh hưởng sức khỏe, nhà có 2 người bệnh. (Văn Hùng, Quảng Trị).
Đại tá, TS.BS Lê Văn Thành, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Gan-Mật-Tụy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trả lời:
Trong nhiều bệnh lý gan, gồm cả ung thư gan, ghép gan là cơ hội sống cuối cùng cho người bệnh. Trong bối cảnh nguồn cho chết não còn hạn chế, việc hiến gan từ người cho sống mang lại cơ hội điều trị cho bệnh nhân giai đoạn cuối, trong khi đó, với người cho vẫn có được cuộc sống khỏe mạnh bình thường.
Một ca ghép gan tại BV Trung ương Quân đội 108.
Tại BV Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện 108 ca ghép gan, chỉ có 3 ca từ người cho chết não, còn đến 105 ca là từ người cho sống.
Tại BV 108, 105 trường hợp người cho gan, chưa một ai tử vong. Ca đầu tiên là con trai hiến cho mẹ, đến nay chàng trai lấy vợ, sinh con, có cuộc sống khỏe mạnh bình thường.
Thông thường, sau hiến gan từ 7-10 ngày, người hiến gan sẽ được ra viện. Trong thời gian này, sự phì đại của gan sau bị cắt một lá gan đã đạt khoảng 60% và thường sau 6-12 tháng, gan trở về trạng thái 100%. Gan là cơ quan duy nhất của cơ thể có thể “tái tạo” lại sau khi hiến, sức khỏe người hiến gan như bình thường.
Tỉ lệ sống sau một năm, sau 3 năm ghép gan của 108 bệnh nhân được ghép tại viện cao tương đương, có phần nhỉnh hơn so với tỉ lệ trên thế giới.
Đặc biệt, kết quả sau ghép rất khả quan. Tỉ lệ sống sau ghép gan trên thế giới lần lượt là 90%, 80%, 70% sau một năm, sau 3 năm và sau 5 năm. Trong 108 ca ghép gan tại BV, tỉ lệ sống sau một năm là 95%, sau 3 năm là 90%.
Video đang HOT
Có những bệnh nhân ghép gan, nhất là ghép sau ung thư gan, chỉ sau 30-40 ngày, nhiều người nhìn họ không thể biết là bệnh nhân ghép gan bởi có chất lượng sống tốt hơn rất nhiều. Ca ghép gan sau ung thư tại bệnh viện đến nay 4 năm vẫn sống khỏe mạnh.
Vì thế, bạn không nên quá lo lắng, mà hãy đến bác sĩ để được tư vấn kĩ trước khi quyết định hiến gan cho người thân bị ung thư. Trong trường hợp đồng ý hiến, bác sĩ cũng sẽ phải kiểm tra sức khỏe, chỉ số hòa hợp… mới có thể tiến hành ghép gan.
Tại Việt Nam, tổng số ca ghép gan được thực hiện đến nay là hơn 300 ca.
108 ca ghép gan thành công trong 4 năm, xây dựng đề án ghép tim nhân tạo
Trong hơn 4 năm, Bệnh viện TWQĐ 108 đã thực hiện thành công 108 ca ghép gan, là "kỳ tích" của ngành ghép tạng Việt Nam.
Dự kiến tới đây, bệnh viện sẽ xây dựng đề án ghép tim nhân tạo và cử bác sĩ sang Mỹ học tập.
Theo GS.TS. Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, những bệnh lý về gan như ung thư gan, xơ gan, suy gan giai đoạn cuối, suy gan cấp do nhiễm độc,... hiện rất phổ biến ở Việt Nam. Thông thường, nếu mắc những bệnh này ở giai đoạn cuối, tất cả các phương pháp điều trị hiện có đều gần như không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất thấp. Ghép gan bởi vậy được xem như "cứu cánh duy nhất", là phương pháp y học hiện đại nhất để cứu sống bệnh nhân.
Sau 4 năm thực hiện đề án "Tăng cường năng lực nghiên cứu để phát triển kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người", Bệnh viện TWQĐ 108 đã thực hiện thành công 108 ca ghép gan, trở thành trung tâm ghép gan lớn nhất toàn quốc, đồng thời cũng là đơn vị ghép gan từ người cho sống nhiều nhất cả nước (105 ca). Bệnh viện cũng làm chủ được kỹ thuật ghép gan từ người cho sống, là kỹ thuật ghép gan khó và phức tạp hơn rất nhiều so với ghép gan từ người hiến chết não.
Được biêt, nước ta có 9 trung tâm ghép gan, từ trước tới nay mới thực hiện ghép gan cho tổng số hơn 300 bệnh nhân.
Các bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 trong một ca phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhân
Phát biểu tại sự kiện ghi nhận thực hiện thành công 108 ca phép gan và đón nhận chứng nhận thành viên của Hiệp hội phẫu thuật Hoàng Gia Anh do Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức chiều 20/1, GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam đánh giá đây là "kỳ tích, thành tựu lớn" của ngành ghép tạng Việt Nam.
GS Khánh chia sẻ, ghép tạng là điều kỳ diệu của y học, là 1 trong 10 phát minh lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Ghép tạng chỉ có thể thực hiện được ở những nơi có nền y học tiên tiến. Trong ghép tạng, ghép gan lại khó nhất về mặt kỹ thuật. Và trong ghép gan, khó nhất là ghép gan lấy từ người cho sống (nguy cơ tử vong lên tới 2 người, thay vì 1 người như lấy gan từ người cho chết não).
"Sự phát triển ghép gan của Bệnh viện TWQĐ 108 quá nhanh, số lượng ca ghép thành công đã tăng vọt "không thể tưởng tượng được". Ở một số Trung tâm ghép tạng khác, con số trên 100 ca có thể phải mất hơn 10 năm nhưng bệnh viện chỉ mất có 4 năm để đạt 108 ca, đứng đầu toàn quốc", GS Khánh nói.
Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, đơn vị đã triển khai thực hiện ghép gan trong nhiều tình huống và nhiều loại hình ghép khác nhau: ghép cấp cứu, ghép theo kế hoạch, ghép gan lấy từ người hiến chết não, ghép gan lấy từ người cho sống, ghép cho người lớn, ghép cho trẻ em, lấy ghép gan tại chỗ và tổ chức điều phối lấy ghép xuyên Việt với rất nhiều ca đặc biệt.
Ca ghép gan đầu tiên tại Bệnh viện 108 được thực hiện vào tháng 10/2017, là ca ghép gan cùng huyết thống từ người cho sống - con trai hiến gan ghép cho mẹ. Từ đó, bệnh viện đã tổ chức thực hiện khai ghép gan thường quy hàng tuần, trung bình mỗi tuần 1-2 ca; tần suất thực hiện tăng lên đáng kể.
Tuần đầu tháng 12/2020, bệnh viện lập kỳ tích khi triển khai tới 5 ca ghép gan, gồm 2 ca ghép gan theo kế hoạch, 2 ca ghép cấp cứu và 1 ca ghép cấp cứu tối khẩn cấp. Thành tích này tương đương với nhiều trung tâm ghép gan hàng đầu trên thế giới.
Ngày 17/8/2021, Bệnh viện phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện ca ghép gan cứu sống bé gái 18 tháng tuổi bị u nguyên bào gan ác tính. Ca ghép vô cùng phức tạp được thực hiện thành công đã mang lại cuộc sống mới cho cháu bé, trở thành ca ghép gan đầu tiên cho trẻ em ung thư gan tiến hành tại Việt Nam.
Tháng 11/2021, ca mổ lấy mảnh ghép gan (bên phải) bằng phẫu thuật nội soi từ người hiến sống và tiến hành ghép gan được các y bác sĩ bệnh viện thực hiện thành công, là ca đầu tiên tại Việt Nam. Trên thế giới hiện chỉ có một số ít Trung tâm ghép gan tại các quốc gia có nền y học phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc có thể thực hiện được kỹ thuật này.
Hiện nay, mỗi năm Bệnh viện TWQĐ 108 thực hiện từ 40 - 50 ca ghép gan, trong những năm tới phấn đấu đạt 100 -150 ca/mỗi năm. GS Bàng cho biết, chi phí ghép gan tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước khác nên rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân ung thư gan và suy gan mạn tính giai đoạn cuối ở nước ta.
Bệnh viện TWQĐ 108 đón chứng nhận thành viên của Hiệp hội phẫu thuật Hoàng Gia Anh
Cũng tại sự kiện, GS Mai Hồng Bàng chia sẻ, trong Đề án "Tăng cường năng lực nghiên cứu để phát triển kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người" đang triển khai tại Bệnh viện 108, ghép tim đã được Bộ Y tế cấp phép. Vừa qua, bệnh viện đã ghép tim thử nghiệm trên động vật, tới đây chuẩn bị ghép trên người. Vì ghép tim khó hơn nên bệnh viện phải chuẩn bị cẩn thận.
Tim hiến phụ thuộc vào nguồn từ người cho chết não, việc vận động hiến tạng hiện nay hết sức khó khăn. Vì vậy, bệnh viện đang định hướng tới ghép tim nhân tạo.
GS Bàng thông tin, một số nước trên thế giới thấy ghép tim từ người cho sống chết não rất khó khăn nên đã tính đến sản xuất tim nhân tạo. Hiện nay, Mỹ đã sản xuất được quả tim nhân tạo (sản xuất tim nhân tạo đơn giản hơn phổi nhân tạo) và ghép cho một số bệnh nhân rất thành công.
Dự kiến tới đây, bệnh viện 108 sẽ xây dựng đề án ghép tim nhân tạo và cử bác sĩ sang Mỹ để học tập về triển khai. "Nếu triển khai được ghép tim nhân tạo sẽ mang lại hy vọng lớn cho người bệnh", GS Bàng nói.
Lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện kỹ thuật nội soi lấy mảnh gan từ người hiến sống ghép gan Mới đây, tại Bệnh viện TWQĐ 108, kíp ghép gan của bệnh viện đã thực hiện ca phẫu thuật nội soi lấy mảnh gan phải từ người hiến sống tiến hành ghép gan thành công. Đây là ca đầu tiên được thực hiện kỹ thuật này tại Việt Nam. Ca nội soi lấy mảnh gan để ghép đầu tiên tại Việt Nam được...