Hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp
Ông Trương Anh Dũng – tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH – trao đổi với Tuổi Trẻ về đào tạo nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Đào tạo nghiệp vụ lễ tân tại Trường trung cấp Du lịch & khách sạn Saigontourist (TP.HCM) – Ảnh: Thúy Nga
“Người học và xã hội giờ đây đã có cách nhìn thực tế hơn trong vấn đề học nghề, lập nghiệp” – ông Trương Anh Dũng nhấn mạnh.
* Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa tổ chức tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
- Lễ tuyên dương 130 học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức ngày 9-10 với nhiều hoạt động rất ý nghĩa. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt quan trọng, vừa nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong chỉ thị 24/CT-TTg ngày 28-5-2019 của Thủ tướng Chính phủ là để tôn vinh, lan tỏa những giá trị của nhân lực có kỹ năng nghề xuất sắc tới giới trẻ và xã hội; vừa nhằm hưởng ứng Ngày kỹ năng lao động Việt Nam (4-10 hằng năm) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để tôn vinh và khẳng định vị thế, tầm quan trọng của người lao động có kỹ năng nhất là người lao động có tay nghề cao, kỹ năng nghề nghiệp xuất sắc.
Đặc biệt, qua nhiều vòng tuyển chọn, chương trình đã tôn vinh những tấm gương người thật việc thật, những câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng, để lại những dư âm tốt trong dư luận, làm thay đổi cách nhìn của học sinh, phụ huynh và xã hội về hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
* Trước sức ép của bối cảnh công nghệ mới, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam cần thực hiện những gì để thích ứng?
Video đang HOT
- Thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm, chỉ đạo về việc chủ động tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp, đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về thích ứng với cuộc cách mạng 4.0 nói chung, trong đó có giáo dục nghề nghiệp thích ứng cách mạng 4.0 nói riêng nhằm tạo tiền đề, điều kiện và động lực để giáo dục nghề nghiệp phát triển theo hướng mới.
Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 24 đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới bao gồm xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đã có bước chuẩn bị để đi theo hướng mới trong thời gian qua, nhất là trong 5 năm gần đây. Hầu hết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện đang đào tạo các ngành, nghề cấp độ quốc tế đã chuẩn bị tốt nhằm thích ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.
Đăc biêt la cac cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuôc doanh nghiêp, liên kêt vơi nươc ngoai; cac trương đươc phê duyêt để đâu tư trơ thanh trương chât lương cao, cac trương tham gia đao tao thi điêm những chương trinh chuyên giao tư nươc ngoai. Những cơ sở này đóng vai trò dẫn dắt trong hệ thống.
Trước nhu cầu ngày càng lớn của người học và yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, một vấn đề đặt ra theo chỉ thị 24/CT-TTg là các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tăng cường đầu tư, hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp, không chỉ đổi mới về chương trình, phương pháp dạy và học, trang thiết bị hiện đại, mà cần tiếp tục hiện đại hóa hạ tầng cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, học tập của các em, nhất là các trường chất lượng cao, để các em có điều kiện yên tâm học tập tốt hơn, với kỹ năng tay nghề xuất sắc của mình sẽ đóng góp nhiều hơn cho đất nước sau khi tốt nghiệp.
* Đâu là lợi thế của những bạn trẻ khi chọn con đường giáo dục nghề nghiệp trong thời điểm hiện nay?
- Người học và xã hội giờ đây đã có cách nhìn thực tế hơn trong vấn đề học nghề, lập nghiệp. Bên cạnh đó sự rõ ràng, sòng phẳng trong cách tuyển dụng, trả lương theo vị trí việc làm của các doanh nghiệp đã cho thấy học cái gì ra không quan trọng bằng làm được gì. Học trung cấp, cao đẳng thời gian ngắn, chi phí thấp, ra trường hầu hết có việc làm ngay với mức thu nhập ổn định là câu trả lời có sức thuyết phục lớn nhất.
Theo thống kê, 85% người học giáo dục nghề nghiệp ra trường có việc làm ngay. Trên thực tế con số này còn lớn hơn, chỉ một số ít chưa muốn đi làm ngay vì có nhu cầu tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn.
Ngoài ra, môi trường học tập gắn liền với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa học vừa làm và có lương ngay trong quá trình học, ra trường thích ứng ngay được với công việc. Có lẽ môi trường và phương pháp học tập như vậy đã tạo ra một sức hút đối với người học đến với giáo dục nghề nghiệp.
Mỗi cấp học có sứ mệnh riêng
* Nhiều bạn trẻ và gia đình vẫn có tâm lý chọn đại học trước, sau đó mới đến trường nghề. Ông nói gì về quan điểm này?
- Rõ ràng, mỗi vị trí việc làm trong xã hội và mỗi cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò, sứ mệnh riêng. Do vậy không thể nói giáo dục đại học là quan trọng và giá trị hơn giáo dục nghề nghiệp. Như trên tôi đã nói, việc lựa chọn điểm xuất phát bắt đầu từ đâu hoàn toàn là lựa chọn của người học, vai trò và trách nhiệm của chúng ta là định hướng cho người học có những lựa chọn đúng đắn và phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu để không bị lãng phí về thời gian, tiền bạc của người học và của xã hội.
Với truyền thống Á Đông, để có thể thay đổi được quan điểm nặng nề về bằng cấp trong xã hội, bên cạnh các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chúng ta cần phải tuyên truyền, thông tin nhiều hơn nữa đến người học, đến xã hội để nhận thấy sự bất hợp lý và lãng phí trong cơ cấu nguồn lực lao động xã hội nếu tất cả đều đổ dồn vào một con đường duy nhất là đại học.
Lựa chọn an toàn
Mặc dù tuyển sinh trong điều kiện không mấy thuận lợi do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn tuyển đủ, thậm chí vượt chỉ tiêu đề ra.
Có được kết quả này là nhờ sự đổi mới về phương thức đào tạo cũng như đảm bảo đầu ra cho học sinh trong việc liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo nghề.
Nhiều học sinh đã lựa chọn học nghề.
Là trường nghề nằm trên địa phận một tỉnh lẻ nhưng trong năm học 2020-2021 Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh đã tuyển vượt chỉ tiêu tuyển sinh. Trong số học sinh đăng ký học nghề tại trường có 1/3 là học sinh (hơn 300 em) có điểm đầu vào ở mức khá cao, từ 15-26 điểm, đặc biệt 8 em có điểm từ thi tốt nghiệp THPT 24-26 điểm.
Ông Nguyễn Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh cho biết, ngay từ đầu năm học, trường đã hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo, theo đó thực hiện ký cam kết 3 bên giữa nhà trường - doanh nghiệp - học sinh. Học sinh theo học ngành chất lượng cao được các công ty hỗ trợ việc làm, thậm chí sẽ được đi học tiếp, làm việc tiếp ở nước ngoài.
Đánh giá về công tác tuyển sinh nghề năm học 2020-2021, ông Trương Anh Dũng- Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Bộ LĐTBXH cho biết, năm 2020, mục tiêu tuyển sinh của hệ thống GDNN cả nước là 2.260.000 người, trong đó trung cấp và CĐ đạt 580.000 người, còn lại là trình độ sơ cấp và các chương trình khác.
Mặc dù chịu tác động bởi dịch Covid-19 nhưng đến cuối tháng 9/2020 hệ thống GDNN đã tuyển được hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến từ nay đến 3 tháng cuối năm sẽ hoàn thành các chỉ tiêu tuyển sinh đã đặt ra. Một số cơ sở GDNN đã gần như tuyển đủ, thậm chí vượt chỉ tiêu.
Em Lê Thị Huyền (thôn Diên Lộc, xã Hòa Tiến, Yên Phong, Bắc Ninh) là học sinh giỏi suốt 3 năm THPT, tốt nghiệp với số điểm rất cao (26 điểm), nhưng cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn lại chọn học nghề, đăng ký ngành Cơ điện tử. Huyền tâm sự: "Học nghề hay ĐH với em không quan trọng, quan trọng là em được học đúng ngành em thích và ra trường có thể có cơ hội tìm kiếm một việc làm tốt".
Thực tế tuyển sinh trong những năm gần đây cho thấy quan điểm cũng như nhận thức về học nghề đã thay đổi đáng kể. Việc học xong ra trường có việc làm ngay, thậm chí là được doanh nghiệp săn đón ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường- đã khiến cho người học có cảm giác an toàn hơn trước ngưỡng cửa vào đời.
Giáo dục nghề nghiệp Hà Nội: Vượt khó tuyển sinh Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, 21 trường nghề công lập của TP Hà Nội đã rất nỗ lực tìm mọi giải pháp tuyển sinh năm học 2020 - 2021. Nhờ chất lượng đào tạo nghề tốt nên nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tuyển sinh gần đạt chỉ tiêu đề ra. Học sinh trường Cao đẳng nghề Công...