Hiểm họa từ những tựa game chưa có phép đã thu tiền
Việc các nhà phát hành game chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà cố tình làm ẩu, không tính đến nước đi lâu dài và bền vững, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ làng game Việt.
Không khác gì cụm từ “tiền trao, cháo múc”, game thủ bỏ một khoản tiền ra để đổi lại quyền phiêu lưu trong những tựa game kỳ thực đã được coi như một chuyện tất yếu, kể từ khi những game online đầu tiên đặt chân về làng game Việt Nam như Võ Lâm Truyền Kỳ hay về sau có Phi Đội(miễn phí, rồi chuyển sang thu phí, và rồi lại về miễn phí).
Ngay cả khi số lượng những game online miễn phí trên thị trường đã áp đảo những game online thu phí tại Việt Nam, một phần khá đông game thủ vẫn có cách nghĩ rằng việc thu phí giờ chơi hoặc bỏ tiền mua key bản quyền của một game online sẽ giúp tựa game đó cân bằng hơn, game được quan tâm chăm sóc từ đội ngũ vận hành game hơn so với những game free to play.
Tuy nhiên một thực trạng đã và đang manh nha hiện diện tại làng game Việt, đó là việc không ít tựa game chưa được cấp phép hoặc những server lậu của một game online vẫn ngang nhiên thu tiền của người chơi từ việc bán vật phẩm hoặc code test game, trong khi đến chính tương lai của tựa game này vẫn còn cực kỳ bấp bênh.
Ăn đủ rồi… sủi tăm
Một trong những trường hợp tiêu biểu nhất, xảy ra gần đây nhất và cũng là sự kiện đình đám nhất làng game Việt một thời gian qua chính là Cửu Âm Chân Kinh. Trong một vài bài viết được đăng tải trước đây, GameK đã đề cập đến việc tựa game “chưa xin được giấy phép hoạt động tại Việt Nam”. Ấy vậy mà đội ngũ nhà phát hành vẫn công bố giá bán code kích hoạt tựa game đến cộng đồng game thủ. Chưa dừng lại ở đó, phiên bản Chí Tôn của tựa game, với cái giá lên đến 1 triệu Đồng và được quảng cáo kèm theo một cơ số những vật phẩm tặng kèm thì cho phép người chơi thử nghiệm giai đoạn alpha test của Cửu Âm Chân Kinh…
Video đang HOT
Sau đó thì sao? Sau những thông tin vô cùng bất lợi cho nhà phát hành tựa game này, hiện tại tương lai của Cửu Âm Chân Kinh tại Việt Nam đang vô cùng mờ mịt. Đó cũng là tính từ chính xác nhất để mô tả những khoản tiền của những game thủ cuồng nhiệt đã bỏ ra để đổi lấy quyền thưởng thức tựa game bom tấn.
Trên cả hai phương diện lý thuyết lẫn thực tế kinh doanh, đối với một game dạng thu phí ban đầu như Cửu Âm Chân Kinh, đáng lẽ ra game cần phải có giấy phép hoạt động tại Việt Nam mới được phép quảng bá cũng như thu tiền của game thủ mua bản quyền chơi game. Ấy vậy mà không hiểu lý do gì, có lẽ là vì lợi nhuận mà nhà phát hành đã gây tổn hại cho gamer cả ở phương diện tài chính lẫn lòng tin của họ vào thị trường game online Việt. Hành động này có thể nhận định là không khác lừa đảo cho lắm.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với những server game private. Tôi có một cậu bạn giành sự đam mê đặc biệt cho Cabal Online. Sự đam mê này của cậu lớn đến mức sau khi Cabal Online của Asiasoft ngừng hoạt động, cậu cùng những người bạn của mình tìm đến những server lậu khác của tựa game này. Dĩ nhiên màn nạp thẻ vẫn diễn ra. Tuy nhiên như đã đề cập, những server lậu thường không có được sự ổn định cần thiết để “cân” cùng lúc hàng nghìn, thậm chí hàng vạn người chơi cùng log in trong game.
Việc server ra đi chắc chắn sẽ đồng nghĩa với việc khoản tiền nạp vào những server lậu như thế này bốc hơi mãi mãi, đơn giản vì chẳng có GM lậu nào đủ trách nhiệm đứng ra bồi hoàn từng đồng mà người chơi đã nạp vào cho nhân vật trong server của họ. Đó cũng là một nguy cơ khá lớn đối với game thủ Việt Nam hiện tại.
Xịn và lậu song hành
Đến đây có lẽ tôi sẽ giải thích thêm một chút về việc đề cập tới những server game lậu (hay được gọi bằng cái tên mỹ miều là private server) đang xuất hiện nhan nhản tại thị trường Việt Nam hiện nay trong phần đầu của bài viết. Cũng giống như game online free-to-play và pay-to-play, thì server public và server private (server chính cống và hàng lậu) cũng song hành tồn tại như một quy luật tất yếu, nhất là khi một game online được phát hành chính thức vì nhiều lý do phải đóng cửa.
Thế nhưng kỳ thực những server “chui” như thế này chỉ làm lợi cho một số lượng nhỏ game thủ đam mê tựa game, cũng như đội ngũ vận hành. Còn về cộng đồng game nói chung? Server game lậu có thể được mô tả bằng cụm từ “lợi bất cập hại”.
Thứ nhất, game thủ sẽ khó có thể phân biệt được đâu là server “chính chủ”, đâu là private server. Điều này dẫn đến việc nếu game private không có được sự quan tâm thích đáng từ đội ngũ vận hành game, hoặc mải mê thu tiền để trúng quả đậm, thì về lâu về dài người chơi game online tại Việt Nam sẽ mất đi lòng tin của họ dành cho không chỉ đội ngũ quản lý game mà còn là các nhà phát hành game Việt Nam nói chung.
Thứ hai, rộng hơn là cái nhìn của xã hội về game. Việc các nhà phát hành game chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà cố tình làm ẩu, không tính đến nước đi lâu dài và bền vững, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ làng game Việt. Khi đó hệ lụy sẽ vô cùng khôn lường!
Theo GameK
Game quốc tế phiên bản Việt: Lợi hay hại?
Vẫn còn nhiều nhập nhằng phân định giữa game lậu và game quốc tế phiên bản Việt.Trước khi đi sâu vào vấn đề Game quốc tế phiên bản Việt thì chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về định nghĩa này. Theo những định nghĩa chung nhất thì Game quốc tế phiên bản Việt là tên gọi dành cho những game có máy chủ đặt ở nước ngoài nhưng dành cho cộng đồng game thủ Việt.
Và kể từ khi có những quy chế quản lý game khá gắt gao thì việc sử dụng chiêu bài Game quốc tế phiên bản Việt đang trở nên khá phổ biến mà thực sự thì trong thời điểm hiện tại cũng chưa có một chế tài quản lý dành riêng nào cho kiểu phát hành này. Bởi thực tế thì nhà phát hành ở nước ngoài, máy chủ ở nước ngoài và đôi khi trụ sở cũng mang danh nghĩa ở nước ngoài nốt thì kiểm soát như thế nào và kiểm soát ra sao. Điều duy nhất không ở nước ngoài của Game quốc tế phiên bản Việt là thẻ nạp hoàn toàn là các thẻ đang được phát hành trong nước.
Mọi thứ đều mang danh "quốc tế" chỉ có thẻ nạp là Việt Nam
Và máy chủ của các game quốc tế phiên bản Việt này thường được đặt ở một vài nước lân cận với Việt Nam như Lào, Campuchia, Thái Lan hoặc Trung Quốc. Chi phí để phát hành game theo dạng này cũng tương đối đơn giản bởi thực tế thì chỉ cần một bản pack Việt hóa là xong, quan trọng nhất là khâu kiểm duyệt, cấp phép giấy tờ thì sẽ hoàn toàn được bỏ qua.
Thần Ma Đại Lục đã đóng của cũng từng khẳng định mình là Game quốc tế phiên bản Việt
Và thường thì cộng đồng game thủ không thực sự quan tâm đến vấn đề này lắm bởi có một thực tế không thể chối cãi là các game được phát hành theo dạng này thường là những MMO client hay, hấp dẫn. Tuy nhiên đôi khi chính sự dễ dãi và mong muốn trải nghiệm các game hay của game thủ Việt lại chính là kẽ hở dễ bị lợi dụng nhất. Bởi không có các chế tài quản lý thì những game này có thể hoàn toàn tự tung tự tác thích mở lúc nào cũng được, thích đóng cửa lúc nào cũng xong mà chẳng ai có thể có ý kiến gì.
Và cũng chính từ việc này mà đã có nhiều sự lập lờ giữa game lậu và game quốc tế phiên bản Việt khi nhiều game lậu thật sự, ăn trộm được source code ở đâu đó cũng rầm rộ phát hành và tự giới thiệu mình là game quốc tế phiên bản Việt.
Khẳng định mình là game quốc tế phiên bản Việt sản phẩm này không khác gì game lậu
Tam Quốc Truyền Kỳ cũng đành chịu với Tam Quốc Truyền Kỳ 2
Theo Game8
Game thủ Việt vẫn muốn "rẻ mà phải ngon" Ngay sau khi bài viết mới nhất trong chủ đề "Hỏi Game thủ" được đăng tải, GameK đã nhận được không ít những chia sẻ về việc bỏ tiền vào cửa hàng ảo trong game online của các độc giả, những game thủ MMO Việt Nam. Nhìn chung, theo số liệu thống kê từ chính công cụ bình chọn, trong gần 2.000 game...