Hiểm họa từ loài ngoại lai xâm hại
Một báo cáo mới công bố hôm 4-9 cho thấy loài ngoại lai xâm hại khiến nhiều thực vật và động vật bị tuyệt chủng, đe dọa an ninh lương thực, đồng thời làm trầm trọng thêm thảm họa môi trường toàn cầu.
Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ Liên Hiệp Quốc về đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái ( IPBES), loài ngoại lai xâm hại gây thiệt hại cho thế giới ít nhất 423 tỉ USD mỗi năm nhưng nhiều chuyên gia nhận định con số này trong thực tế có thể còn cao hơn nhiều.
Báo cáo cho rằng hoạt động của con người – thường thông qua du lịch hoặc thương mại toàn cầu – đang khiến các loài động vật, thực vật và sinh vật khác xuất hiện ở những khu vực mới với “tốc độ nhanh chưa từng có”.
Ước tính có khoảng 200 loài ngoại lai mới được ghi nhận mỗi năm. Báo cáo đã ghi nhận hơn 37.000 loài ngoại lai xuất hiện cách xa xuất xứ của chúng.
Trong số này, khoảng 3.500 loài bị xem là có hại, trở thành mối đe dọa toàn cầu nghiêm trọng bằng cách phá hủy mùa màng, xóa sổ các loài bản địa, gây ô nhiễm đường thủy, lây lan dịch bệnh và là mầm mống cho những thảm họa thiên nhiên tàn khốc.
Video đang HOT
Một con cóc mía bên trong chiếc túi nhựa sau khi được đưa ra khỏi bẫy ở TP Darwin – Úc Ảnh: REUTERS
Chẳng hạn như, theo kênh Al Jazeera, Úc đã nỗ lực tiêu diệt cóc mía trong nhiều năm nhưng không có kết quả.
Loài này có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ, lần đầu tiên được đưa vào bang Queensland năm 1935 để kiểm soát bọ cánh cứng phá hoại mía. Tuy nhiên, chúng nhanh chóng trốn vào vùng hoang dã và trở nên không thể kiểm soát.
Trong khi đó, ong bắp cày sát thủ được cho là đến Mỹ từ châu Á, có thể tàn phá toàn bộ tổ ong mật chỉ trong một cuộc tấn công.
Báo cáo cũng nói đến những loài ngoại lai xâm hại khác, như lục bình làm tắc nghẽn các hồ và sông ở châu Phi, cá sư tử ảnh hưởng đến nghề cá địa phương ở vùng Caribe, muỗi lây lan các bệnh như sốt xuất huyết, bệnh Zika, sốt rét và virus Tây sông Nile đến các vùng mới.
Báo cáo IPBES kết luận việc mở rộng kinh tế, tăng dân số và biến đổi khí hậu sẽ làm tăng tần suất và mức độ xâm lấn sinh học cũng như tác động của các loài ngoại lai xâm hại. Vấn đề là hiện chỉ mới có 17% quốc gia có luật hoặc quy định để đối phó mối đe dọa này.
Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có sự can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự lây lan và tác động của chúng, tổng số loài ngoại lai xâm hại trên thế giới vào năm 2050 sẽ cao hơn 1/3 so với năm 2005.
Theo báo cáo, việc ngăn chặn sinh vật mới đến những khu vực mới là cách tốt nhất để kiểm soát mối đe dọa trên, như cần biện pháp kiểm soát nhập khẩu nghiêm ngặt và hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện và ứng phó với sinh vật ngoại lai.
Báo cáo cũng thúc giục các nước chung tay giải quyết vấn đề này. Trước mắt, một hiệp ước toàn cầu nhằm bảo vệ đa dạng sinh học được ký kết ở TP Montreal – Canada vào tháng 12-2022 đã đặt mục tiêu giảm một nửa tốc độ lan rộng của loài ngoại lai xâm hại vào năm 2030.
Tướng Mỹ nhận định cuộc phản công của Kiev, viện trợ phương Tây đổ về Ukraine
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ (JCS) Mark Milley cho biết, cuộc phản công của quân đội Ukraine hiện chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Hãng thông tấn Al Jazeera dẫn lời Tướng Milley nhận định rằng, quân đội Ukraine ở thời điểm hiện tại đang phải đối phó với nhiều khó khăn tới từ sự phòng thủ chắc chắn của các lực lượng vũ trang Nga, trong đó "bao gồm các loại mìn, hào chống tăng và hệ thống công sự răng rồng".
Tướng Mark Milley. Ảnh: Reuters
"Dù vậy, phía Ukraine vẫn còn sức chiến đấu đáng kể. Cuộc phản công vẫn chưa kết thúc, nên tôi nghĩ rằng hiện còn quá sớm để nhận định chiến dịch phản công của Kiev thành công hay thất bại. Một điều rất rõ ràng là quân đội Ukraine tới nay đã đạt được một số thành công nhất định. Dĩ nhiên, tốc độ tiến hành cuộc phản công ở thời điểm hiện tại đang diễn ra chậm hơn kỳ vọng của những nhà hoạch định kế hoạch", ông Milley cho hay.
Theo Tướng Milley, bản thân ông và nhiều quan chức quân sự Mỹ đã lường trước việc cuộc phản công mùa hè của Ukraine sẽ diễn ra chậm chạp "từ vài tháng trước".
Phương Tây đổ viện trợ cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Hakkanen hôm nay (25/8) cho biết, chính quyền nước này đã phê chuẩn gói viện trợ thứ 18 có trị giá 94 triệu Euro, tức hơn 101,5 triệu USD, cho quân đội Ukraine.
"Sự hỗ trợ của Phần Lan và các đồng minh khác cho Ukraine là điều không thay đổi. Vấn đề cốt lõi trong việc viện trợ cho Kiev xoay quanh việc đảm bảo trật tự an ninh ở Châu Âu. Vì một số lý do khách quan, cũng như đảm bảo gói viện trợ sẽ đến đích an toàn, nên chi tiết xoay quanh những khí tài viện trợ, phương thức vận chuyển và lịch trình sẽ được chúng tôi giữ bí mật", bà Hakkanen trong cuộc họp báo tại Helsinki, nói.
Ở một diễn biến khác, Văn phòng báo chí Bộ Quốc phòng Lithuania cho biết nước này trong thời gian tới sẽ gửi cho Ukraine một gói viện trợ mới có tổng trị giá 41 triệu Euro bao gồm "súng trường; đạn dược; các radar trinh sát biển; vũ khí chống máy bay không người lái (UAV) cùng nhiều trang thiết bị cần thiết khác".
Phương Tây xét lại cách tiếp cận khu vực Sahel sau binh biến ở Niger Nhiều năm qua, Niger luôn được coi là quốc gia đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc an ninh của phương Tây tại khu vực Sahel - vùng đất khô cằn phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi vốn ẩn chứa nhiều hiểm họa về khủng bố với Al Qaeda, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và điểm...