Hiểm họa từ ánh sáng xanh
Một khảo sát mới đây cho biết: 78% trẻ em từ 1 đến 5 tuổi ở các đô thị lớn của Việt Nam tiếp xúc với các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh từ 3 đến 5 giờ mỗi ngày.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho ngày càng nhiều trẻ em trong lứa tuổi học đường mắc tật khúc xạ.
Ánh sáng xanh có trong các thiết bị điện tử mà con người thường xuyên sử dụng.
Ánh sáng xanh dễ gây các tật khúc xạ cận, loạn, viễn thị
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tật khúc xạ là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở trẻ em, là nguyên nhân thứ hai gây mù lòa có thể chữa được ở Việt Nam và là 1 trong 5 nguyên nhân gây mù lòa có thể chữa được trên thế giới.
Ở Việt Nam, theo PGS.BS Phạm Ngọc Đông, Phó Giám đốc quản lý, phụ trách điều hành Bệnh viện Mắt Trung ương, có khoảng 3 triệu trẻ em độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi mắc các tật khúc xạ.
Một khảo sát mới đây tại các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang … cho thấy, có đến 78% trẻ em độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ 3-5 giờ mỗi ngày. Ánh sáng xanh đến từ các nguồn như ti vi, điện thoại thông minh, màn hình máy tính bảng. Mắt khi tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài sẽ gây nên hội chứng thị giác màn hình (đau nhức, mỏi, khô mắt, rối loạn điều tiết…), từ đó dễ mắc các tật khúc xạ như cận, loạn, viễn thị. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra cận thị ngày càng gia tăng ở trẻ em Việt Nam.
Cũng theo một khảo sát về thực trạng các bệnh tật học đường phổ biến do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh phối hợp với các bệnh viện trên địa bàn cho thấy, trong 1.300 trẻ em được khảo sát đang theo học tại các trường mầm non đến trung học phổ thông tại Thành phố có hơn 54% trẻ mắc tật khúc xạ.
Tại Hội thảo khoa học “Nâng cao hiểu biết dinh dưỡng bảo vệ mắt trẻ em Việt Nam” do Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) phối hợp Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức mới đây, ông Vũ Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) cho biết, số liệu của WHO dự báo đến năm 2025 có đến 90% trẻ em ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ cận thị. Cũng theo ông Cường, trẻ em ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao hơn các khu vực khác.
Video đang HOT
Nguyên nhân được cho là do thói quen lối sống, trẻ em ở Việt Nam thời gian học ở trong phòng kín rất nhiều, ít được ra môi trường bên ngoài vui đùa, vận động. Cùng với đó, trẻ được tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm. Thống kê cho thấy, trung bình người Việt Nam sử dụng internet khoảng 6,5 giờ/ngày. Điều này đồng nghĩa với việc mắt của người Việt Nam, trong đó có trẻ em thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử ở cường độ cao. “Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, thường xuyên cho trẻ vui chơi ở môi trường ngoài trời và có chế độ dinh dưỡng hợp lý là những biện pháp bảo vệ đôi mắt cho trẻ em mà phụ huynh cần quan tâm”, ông Vũ Mạnh Cường khuyến cáo.
Phòng ngừa và bảo vệ mắt cho thế hệ trẻ
Theo các chuyên gia y tế, chế độ dinh dưỡng cộng với việc để mắt được nghỉ ngơi hợp lý, cũng như bổ sung dưỡng chất thiên nhiên thiết yếu thông qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe là yếu tố tiên quyết để nuôi dưỡng, bảo vệ mắt, phòng ngừa bệnh mắt từ sớm đồng thời cải thiện triệu chứng thoái hóa mắt do tác hại của ánh sáng xanh gây ra.
Về khía cạnh dinh dưỡng, TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng Thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam lưu ý, hai dưỡng chất Lutein và Zeaxanthin được xem là trợ thủ đắc lực trong việc tăng cường thị lực và vitamin A cho trẻ. Lutein và Zeaxanthin giữ vai trò tạo nên màu vàng của điểm vàng võng mạc trong mắt, đóng vai trò quan trọng trong việc thu nhận và làm rõ nét hình ảnh, đảm nhận tới 90% thị lực. “Hai loại dưỡng chất này được tìm thấy nhiều ở các loại thực phẩm rau ăn lá màu xanh đậm và hoa, quả màu vàng, đỏ. Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất này thì thường xuyên bổ sung vitamin A cho trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi là rất cần thiết. Các loại vitamin tốt cho mắt như vitamin A, E, C, B6, B12, B9 thường có trong trái cây như cam, quýt, đu đủ, cà rốt, củ cải đường, rau lá xanh,…”, BS Sơn lưu ý.
Theo khuyến cáo của WHO, chỉ cần sử dụng các thiết bị công nghệ (bao gồm máy tính, điện thoại, máy tính bảng….) từ 3 giờ/ngày sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm thị lực và dễ mắc các bệnh nguy hiểm về mắt. Làm việc không ngừng nghỉ với máy tính trong hơn 4 giờ sẽ dẫn đến chứng mỏi mắt, khô, đau nhức mắt.
Để bảo vệ đôi mắt, lời khuyên của các chuyên gia nhãn khoa là mọi người, nhất là trẻ em, khi sử dụng thiết bị phát ánh sáng xanh, hãy dừng lại sau mỗi 20 phút để tập trung nhìn vào các vật cách khoảng 20 feet (0.6 m) trong 20 giây trước khi tiếp tục sử dụng thiết bị.
Nheo mắt trước màn hình máy tính trong thời gian dài không tốt cho sức khỏe mắt vì thế thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo và máy tạo độ ẩm trong phòng là những cách tốt để giúp mắt không bị quá khô và khó chịu khi sử dụng các thiết bị phát ra ánh sáng xanh. Để giảm nguy cơ mỏi mắt và rối loạn giấc ngủ, nên đặt màn hình ở chế độ “ban đêm” với tông màu ấm hơn, cũng có thể mua màn hình lọc ánh sáng xanh nếu bạn làm việc nhiều vào ban đêm. Bộ lọc có thể làm giảm độ chói trên màn hình máy tính. Nghiên cứu cho thấy màn hình lọc có thể chặn 30 – 60% ánh sáng xanh, mặc dù không rõ hiệu quả với việc duy trì giấc ngủ cho những người thường xuyên phải sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ hay không. Không nên dành toàn bộ thời gian để ở trong nhà hoặc không gian hẹp, việc tiếp xúc với các sự vật đa dạng và có cơ hội nhìn ở khoảng cách xa sẽ giúp mắt điều tiết dễ dàng hơn.
Ngoài ra, mỗi người hãy cố gắng đi khám mắt định kỳ 2 lần/năm để kiểm tra sức khỏe của mắt cũng như phát hiện kịp thời các vấn đề và bệnh về mắt nếu có.
Hà Nội ghi nhận 16 ổ dịch sốt xuất huyết trong một tuần, cần chú ý đến 2 điều sau
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ ngày 23 đến 30/8/2024 Hà Nội ghi nhận 16 ổ dịch sốt xuất huyết tại 9 quận, huyện.
Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 120 ổ dịch sốt xuất huyết, trong đó có 30 ổ dịch đang hoạt động.
Tuần qua trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 29 quận, huyện (tăng 31 ca so với tuần trước đó). Vì vậy, việc phòng ngừa và phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.
1. Sốt xuất huyết có thể lây lan nhanh, khó kiểm soát
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, ở Việt Nam bệnh lưu hành rất phổ biến, xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa bão, nhất là vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 10.
Bệnh sốt xuất huyết do muỗi Dengue di truyền, muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành, đây là nguyên nhân phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất.
Bệnh có thể lây lan nhanh, khó kiểm soát, nhất là từ những người bệnh đi từ vùng có dịch về. Chính vì thế, cần phải chủ động phòng chống để tránh mọi hậu quả có thể xảy ra.
Bệnh sốt xuất huyết ở thể nhẹ thì người bệnh sẽ bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C, kéo dài 2 đến 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, cơ thể có thể nổi mẩn, phát ban.
Bệnh ở thể nặng thì có thêm các dấu hiệu như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Người bệnh sốt xuất huyết thường trải qua giai đoạn bệnh nguy hiểm từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt. Những dấu hiệu bị bệnh nặng sẽ dẫn đến tình trạng sốc với các biểu hiện như vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh các đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp bị kẹt với hiệu số huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu bằng hoặc dưới 20mmHg, huyết áp bị tụt hoặc không đo được, lượng nước tiểu ít.
Triệu chứng xuất huyết có thể xảy ra ở dưới da, niêm mạc và nội tạng. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không bị sốc, vì vậy trên thực tế lâm sàng cần cảnh giác.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, người dân không nên chủ quan lơ là.
2. Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, người dân không nên chủ quan lơ là, nếu không phát hiện sớm, không điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong cao. Do đó, cách tốt nhất để phòng ngừa sốt xuất huyết là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy ở nơi công cộng, nơi có nhiều bụi rậm, cây cối, rãnh nước và ngay tại gia đình.
- Hạn chế muỗi sinh trưởng
Muỗi vằn đều có xu hướng đẻ trứng ở các khu vực đọng nước, ẩm thấp. Vì vậy, mỗi gia đình nên dành thời gian vệ sinh nhà cửa, sân vườn và các đồ dùng. Bên cạnh đó, nên chú ý:
Thay nước bình cắm hoa thường xuyên, đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không sinh sản. Thoát nước đúng định kỳ. Nên úp ngược chậu hoa, bể cá không dùng đến.
Thay nước trong chuồng chim liên tục. Không để quá nhiều thùng rỗng, hộp xốp trong nhà. Thu gom, hủy bỏ các vật dụng phế thải trong và xung quanh nhà như chai lọ, mảnh lu vỡ, vỏ dừa... Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân tủ.
- Phòng ngừa muỗi đốt
Một trong những đặc tính của loài muỗi là muỗi cái thường hút máu người, động vật để nuôi trứng. Khác với các loại muỗi thông thường, muỗi vằn cái chỉ hoạt động mạnh vào thời điểm sáng sớm và chiều tối (trước khi mặt trời lặn).
Để phòng tránh bị muỗi đốt nên thường xuyên sử dụng kem xua muỗi, vợt điện muỗi, thuốc chống côn trùng để đuổi muỗi. Mặc quần áo dài tay cả kể khi đi ngủ. Ngủ trong màn kể cả ban ngày. Không chơi đùa ở những nơi ẩm thấp. Dùng rèm che hoặc màn có tẩm hóa chất diệt muỗi.
Nếu gia đình đang có người bệnh sốt xuất huyết thì cần cách ly và cho người bệnh ngủ trong màn để tránh bị muỗi đốt và truyền bệnh.
Hà Nội: Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm ca mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, thời tiết hiện nay nắng nóng kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh. Từ ngày 23 - 30/8, toàn thành phố ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết phân bố tại 29 quận, huyện. Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN...