Hiểm họa khôn lường từ mỹ phẩm giả
Những ngày qua trên khắp các trang tin tức, diễn đàn, mạng xã hội đang rất bàng hoàng trước đường dây sản xuất mỹ phẩm bằng xô chậu mới bị phát hiện.
Thực chất, mỹ phẩm giả vẫn luôn là một vấn đề gây nhức nhối đối với người tiêu dùng và các cơ quan chức năng. Song mỹ phẩm giả còn tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường…
Dây chuyền sản xuất “mỹ phẩm xô chậu”.
“Mỹ phẩm xô chậu”
Mỹ phẩm vốn là mặt hàng không còn xa lạ với các chị em phụ nữ, giờ đây đến cả các đấng mày râu cũng là khách hàng thường xuyên của thị trường này. Do vậy, thị trường hóa mỹ phẩm của Việt Nam từ trước đến nay luôn là một thị trường phát triển với doanh số hàng năm lên đến vài tỷ USD. Đây là một thị trường đầy tiềm năng, khi mà đối tượng mỹ phẩm nhắm đến – tầng lớp trung lưu Việt Nam, vào năm 2021 dự kiến có đến 33 triệu người.
Sự đa dạng và phong phú của mỹ phẩm, từ mẫu mã, kiểu dáng, tác dụng cho đến thương hiệu Việt, thương hiệu ngoại đã tạo nên một thị trường khổng lồ. Tuy nhiên, chính sự “khổng lồ” này đã khiến cho các cơ quan chức năng không kiểm soát hết được nguồn gốc, chất lượng… của sản phẩm. Tạo ra kẽ hở cho sự xuất hiện của các loại mỹ phẩm kém chất lượng, giả, nhái, thậm chí sản phẩm chứa chất độc hại.
Câu chuyện mỹ phẩm giả vốn luôn âm ỉ trong những năm qua, nay lại được bùng lên thời gian gần đây. Ngày 17/6, cơ quan chức năng mới phát hiện xưởng sản xuất mỹ phẩm, nước hoa pha chế thủ công tại huyện Thanh Oai, Hà Nội với rất nhiều loại hóa chất trôi nổi khác nhau được đựng trong các xô chậu. Tại hiện trường, cũng phát hiện số lượng lớn vỏ hộp, tem nhãn thể hiện nguồn gốc xuất xứ sản phẩm ở Hàn Quốc, Pháp… Ngoài ra còn có kho hàng chứa số lượng lớn sản phẩm đã được chiết, rót vào các chai mang nhãn hiệu Coco Chanel và số lượng lớn sản phẩm mang nhãn hiệu Collagen, Pink Lady Shower,…
Trước đó, cũng đã có rất nhiều vụ việc liên quan đến mỹ phẩm giả bị phát hiện, từ hàng lậu không có hóa đơn chứng từ mua bán cho đến hàng tấn hóa chất không rõ nguồn gốc chế tạo mỹ phẩm. Từ đầu năm 2021 đến nay, các cơ quan chức năng đã tích cực đấu tranh chống mỹ phẩm giả và truy quét được nhiều vụ trên khắp cả nước như ở Hà Nội, Lạng Sơn, Huế… Nhưng có lẽ vẫn còn rất nhiều cơ sở “mỹ phẩm xô chậu” khác chưa bị phát hiện và vẫn đang tuồn hàng giả ra thị trường.
Gõ cụm từ mỹ phẩm giá rẻ, Google cho hàng trăm nghìn kết quả với đủ loại sản phẩm cũng như thương hiệu khác nhau. Các sản phẩm này được quảng cáo với những hình ảnh bắt mắt, với lời cam kết hàng thật giá rẻ. Tại Việt Nam có vô vàn các cửa hàng bán hàng giả, giá chỉ bằng 1/3-1/5 giá trị của hàng thật. Chất lượng những sản phẩm này rất kém, thậm chí đã hết hạn sử dụng được mua từ các chợ bán hàng sỉ không rõ nguồn gốc với mức giá chỉ 15.000-20.000 đồng.
Mới đây trên các diễn đàn làm đẹp cũng đang xôn xao sự vụ xoay quanh sản phẩm The Ordinary quảng cáo là bản Hàn Quốc nhưng bên trong vỏ hộp lại có chữ tiếng Việt. Cụ thể, bạn M.H đã mua sản phẩm ở một shop mỹ phẩm xách tay, cam đoan chính hãng xách tay Hàn Quốc. Nhưng khi bóc vỏ hộp ra thì phát hiện dòng chữ “Hộp 3.4×3.4×11.5cm” bằng tiếng Việt. Vì thế, cô nàng ngay lập tức đặt nghi vấn mình mua phải hàng fake. Sự việc này hiện đang thu hút sự chú ý đông đảo của các tín đồ làm đẹp Việt với hàng nghìn lượt chia sẻ trên Facebook.
Sau khi đọc về vụ việc, rất nhiều người từng mua sản phẩm xách tay này đã vô cùng hoang mang. Họ lấy vỏ hộp ra check xem có tiếng Việt không và cũng gặp dòng chữ “ám ảnh” trên. Một số người thì không biết kiểm tra làm sao vì lỡ vứt mất vỏ hộp. “Đã dùng hơn nửa lọ rồi mới đọc được bài viết này, cũng bóc ra thử và thấy dòng chữ kia luôn. Mua tại cửa hàng có giá tốt nhất, đúng là “của rẻ là của ôi”, mọi người đừng ham rẻ như mình nhé!”. Hiện sự việc này vẫn chưa ngã ngũ nhưng các tín đồ làm đẹp hãy tự rút ra bài học quan trọng: Mua mỹ phẩm thì không bao giờ nên ham rẻ.
Video đang HOT
Câu chuyện mỹ phẩm giả – giá rẻ từ trước đến nay vẫn luôn nhức nhối như vậy. Nhưng giờ đây khi người tiêu dùng đã tỉnh táo hơn, không còn tham rẻ nữa thì lại có những cách thức khác lên ngôi. Ngày nay mỹ phẩm giả không những được trà trộn với mỹ phẩm thật mà còn được bán với giá bằng hàng thật. Chỉ vì lợi nhuận, nhiều cá nhân, cơ sở vẫn âm thầm nhập những loại hàng giả, kém chất lượng để bán chung với hàng chính hãng. Nhiều người nghĩ đây là shop bán hàng uy tín, nhưng thực ra lại bán hàng theo kiểu nửa thật, nửa giả trộn lẫn. Khách hàng khi đến đây sẽ mua hàng theo kiểu hên xui, ai đỏ thì mua được sản phẩm thật, còn đen thì mua phải hàng giả.
“Mình mới mua phải hàng giả ở shop CC. Lúc trước mình cũng tin tưởng shop lắm, mình đã mua rất nhiều mà chẳng dính hàng giả. Giờ bị dính mới biết là shop bán trộn cả hàng giả. Chất lượng sản phẩm thất vọng một thì mình thất vọng mười vì đã tin tưởng shop” – chia sẻ của bạn L.C trên một bài tổng hợp các shop bán trộn trên Facebook.
Đọc bình luận mới thấy có rất nhiều cửa hàng đang thực hiện cách thức này, liệt kê phải đến hơn chục, mà toàn là những cửa hàng nổi tiếng có rất nhiều người mua. Với cách thức này, vừa có tiếng bán hàng chuẩn lại vừa bán được hàng giả – giá cao thì bảo sao các shop không thi nhau làm. Vậy là dưới muôn hình vạn trạng, các cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả vẫn đang hoành hành trên thị trường. Cùng với đó là tình hình buôn bán mỹ phẩm giả đã và đang diễn biến phức tạp trên thị trường khiến cho người tiêu dùng “điêu đứng”.
Bao bì sản phẩm Hàn Quốc nhưng có chữ tiếng Việt.
Và hiểm họa về sức khỏe
Ngoài câu chuyện người tiêu dùng mất tiền mà mua phải hàng nhái, hàng giả thì bên cạnh đó còn tiềm ẩn những hiểm họa về sức khỏe, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Đã có nhiều trường hợp người tiêu dùng không may mua phải mỹ phẩm giả có nhiều chất không tốt cho sức khỏe và khiến họ gặp nạn, đúng là “tiền mất, tật mạng”.
Đầu tiên phải kể đến là dị ứng mỹ phẩm, đây là hiện tượng thường gặp phải nhất khi sử dụng mỹ phẩm giả. Dị ứng mỹ phẩm không quá nặng có thể chỉ biểu hiện ngoài da, sẩn ngứa vùng bôi mỹ phẩm, viêm da dị ứng, sưng tấy, đỏ mặt, viêm nang lông, nhiễm trùng da,… Nặng hơn thì gây lở loét, thậm chí lan ra cả vùng không bôi thành phản ứng toàn thân. “Nếu không điều trị dứt điểm, tình trạng dị ứng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, có thể để lại sẹo, điều trị phức tạp khó khăn hơn”, chuyên gia khuyến cáo.
Nguy hiểm hơn là các loại mỹ phẩm chứa các chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng thường có trong mỹ phẩm giả, kem trộn như: Sodium hydroxide, formaldehyde, chì, thủy ngân, kẽm,… các thành phần này có thể gây ảnh hưởng xấu lên gan, não, thay đổi hệ thống nội tiết và hóc môn trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương. Đặc biệt với phụ nữ có thai, dùng mỹ phẩm giả sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Những chất này có giá thành rất rẻ, hiệu quả tức thời nhưng nó sẽ gây dị ứng da, nổi mụn, sần ngứa hay nghiêm trọng hơn là nám, chàm, nhiễm trùng… Hãy tưởng tượng mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không có nguồn gốc sẽ dùng những hóa chất cực mạnh gây bào mòn da khiến da trắng và mịn nhanh chóng tức thời. Nhưng cùng với nó lớp màng bảo vệ da cũng bị cuốn trôi rất nhanh gây khô bong tróc vảy nhỏ, nhiều mụn cám li ti, sạm đi nhanh chóng. Làn da sẽ bị lão hóa sớm, trở nên nhăn nheo và nếu dùng lâu dài còn dẫn đến ung thư da.
Một ví dụ điển hình đó là lượng chì được phát hiện nhiều trong các loại son môi và phấn. Những sản phẩm chứa nặng chì chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, nhãn mác không rõ ràng, bao bì qua loa. Trong quá trình sử dụng mỹ phẩm giả này, lượng chì sẽ từ từ ngấm vào cơ thể theo đường hô hấp và tiêu hóa của chị em phụ nữ. Nhiễm độc cấp tính có thể gây nôn mửa, lâu dài người dùng dễ mắc các bệnh về răng lợi, thậm chí tích lũy lâu ngày ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như thần kinh, máu, dạ dày – đường ruột, tim mạch và thận. “Hàm lượng chì ít hay nhiều, đều ảnh hưởng đến sức khỏe một phần nhất định”, theo chuyên gia chia sẻ.
Có thể thấy rằng, việc sản xuất, tiêu thụ mỹ phẩm giả không chỉ ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng và những người bán hàng uy tín. Mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng. Chính vì vậy, để tránh trường hợp “tiền mất, tật mang” và đảm bảo sức khỏe, người dùng cần quan tâm nhiều hơn trong khâu lựa chọn mỹ phẩm. Cùng với đó là đến những cửa hàng uy tín để chọn mua những sản phẩm chính hãng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Lại thêm 1 ổ mỹ phẩm giả bị triệt phá, tiêu điểm lần này là chai serum cực quen thuộc với chị em
Mỹ phẩm giả mạo đang là một vấn đề nhức nhối hiện nay.
Khi vụ việc của The Ordinary vẫn chưa lắng xuống thì mới đây, cộng đồng làm đẹp lại càng hoang mang khi biết tin một cơ sở chuyên sản xuất mỹ phẩm giả mạo. Đáng chú ý hơn, các thương hiệu bị làm giả lần này đều là những cái tên quen thuộc, được đông đảo chị em tin dùng.
Vào sáng ngày 17/06, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã kiểm tra bất ngờ một cơ sở mỹ phẩm tại thôn Tảo Dương, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội, do ông Nguyễn Hữu Duy làm chủ. Qua kiểm tra, nhận thấy cơ sở có dấu hiệu bất thường, Cục quản lý yêu cầu ông Duy xuất trình các giấy tờ liên quan nhưng ông Duy không thể đưa ra bất kỳ giấy tờ nào.
Có thể thấy chai serum bị làm giả có thiết kế bao bì và màu sắc gần như tương đồng với những sản phẩm thật của hãng
Tại đây, các cán bộ đã tìm thấy một số lượng lớn mỹ phẩm giả mạo. Trong đó, chai serum Vitamin C Balance 30ml là sản phẩm nổi tiếng và quen thuộc nhất. Giá thành rẻ, hiệu quả khá ổn, dễ tìm mua, thế nên chai serum này thường được các bạn học sinh, sinh viên lựa chọn khi mới tập tành chăm sóc da. Lợi dụng điểm này, cơ sở mỹ phẩm do ông Duy làm chủ đã tiến hành làm giả một loạt tổng cộng 6.000 chai serum.
Phổ biến, lại thuộc phân khúc mỹ phẩm bình dân nên bạn có thể dễ dàng tìm mua chai serum Vitamin C này ở bất cứ đâu với nhiều mức giá khác nhau. Chính vì vậy, bạn khó lòng kiểm soát được chất lượng cũng như nguồn gốc của sản phẩm.
Innisfree và Chanel là hai cái tên tiếp theo bị làm giả. 6.600 chai sữa tắm Coco Mademoiselle Chanel Paris 350ml và 1.350 chai sữa tắm hương hoa cỏ Innisfree 330ml là tổng số lượng sản phẩm của hai thương hiệu bị làm giả lần này.
Ngoài ra, cơ sở này còn sản xuất những chai sữa tắm, dầu gội không nhãn mác cùng một loạt bao bì, vỏ chai của các thương hiệu nổi tiếng.
Các chất hóa học không rõ nguồn gốc được pha trộn hỗn tạp với nhau
Cách đây vài ngày, cộng đồng làm đẹp được một phen lao đao với vụ việc mua phải các sản phẩm giả mạo của The Ordinary. Sự giả mạo tinh vi tới mức chỉ đến khi người dùng xé vỏ hộp để kiểm tra mã số được in tại một góc của vỏ thì mới biết được sản phẩm mình mua là hàng thật hay hàng giả.
Những chai The Ordinary mua từ nước ngoài nhưng lại có chữ tiếng Việt trên vỏ hộp
Với vấn nạn hàng giả ngày càng bành trướng và tinh vi, chị em nên cân nhắc, tham khảo và thận trọng hết sức khi lựa chọn nơi mua hàng uy tín để tránh tiền mất tật mang. Hiện nay, có nhiều nhãn hàng đã phân phối chính thức tại Việt Nam để chị em có thể yên tâm mua sắm mà không lo mua phải hàng giả.
Nâng cao chất lượng sản xuất mỹ phẩm với phương thức OBM Việc hợp tác với đơn vị OBM có thể giúp doanh nghiệp bán sản phẩm dễ dàng hơn để tập trung vào quá trình sản xuất. Trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cần chạy đua để tối ưu hóa quá trình sản xuất, cũng như gia tăng lợi nhuận hàng hóa. Trong đó, một số đơn vị đã chọn giải pháp...