Hiểm họa khó lường từ mỹ phẩm hàng hiệu rởm
Khi mang hũ kem làm trắng da mua với giá 2 triệu đồng đưa cho bác sĩ xem chị Hà mới ngã ngửa. Bác sĩ cho biết, chi phí để làm hũ kem trên chỉ hết khoảng 20 ngàn đồng.
Làm trắng da cấp tốc
Một cô bạn quảng cáo cho tôi rằng dạo này da mặt đẹp ra nhờ dùng một loại kem làm trắng da. Loại kem này không bày bán tại các cửa hàng mà ở một tiệm uốn tóc, chỉ bán cho khách mối. Tôi theo chân cô bạn đến tiệm uốn tóc nói trên, thấy khách quen, cô nhân viên tươi cười đon đả: “Chị dùng hết kem rồi hả, da mặt chị trắng và đẹp thế. Thấy chưa, em đã bảo công hiệu mà lại”.
Nhiều loại kem làm trắng da được chào bán tại các tiệm uốn tóc
Tôi ngỏ ý muốn mua loại kem bạn mình đang dùng về thoa thử. Cô nhân viên đi vào nhà trong lấy ra một hũ nhựa nhỏ chỉ bằng chiếc lòng đỏ trứng gà, chào bán với giá 250 ngàn. Tôi xót ruột hỏi: “Có chút xíu mà tới mấy trăm ngàn. Kem này làm bằng gì mà đắt vậy em?” Ngay lập tức cô nhân viên quảng cáo: “Kem này do bà chủ em bào chế theo công thức bí truyền. Khách nào mua về bôi cũng chỉ 1 tuần là mặt trắng hồng. Hiệu nghiệm như thuốc tiên thế mà chỉ hơn 200 ngàn, chị còn kêu mắc à?”.
Thạc sĩ – bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Giảng viên bộ môn Da liễu, Đại học Y dược TP.HCM cho biết từng chứng kiến không ít người tiền mất, tật mang vì sử dụng kem trộn. “Có một bệnh nhân đến than phiền da mặt cô ta mẫn cảm nên lúc nào cũng đỏ bừng. Nhiều khi làm việc với đối tác nam mà mặt đỏ làm người ta hiểu lầm, nghĩ rằng mình thích họ. Vì mặt hay đỏ bừng như vậy, cô ấy rất xấu hổ không dám ra khỏi nhà hay đi làm” – bác sĩ Thanh kể.
Sau khi điều tra bệnh sử, bác sĩ Thanh biết được da mặt của cô gái trẻ kia không thuộc diện nhạy cảm mà là bị dị ứng do sử dụng mĩ phẩm bừa bãi. Nghe bạn bè giới thiệu cô ấy đã đi mua kem trộn ở một tiệm uốn tóc về bôi. Thời gian đầu mặt có vẻ trắng ra nên nghĩ đó là tác dụng của kem. Nữ bệnh nhân trên tiếp tục bôi trong một thời gian dài. Kết quả, da mặt của cô bị loại kem kia làm cho mất sắc tố, mạch máu giãn nở, nổi vằn vện như dễ cây dưới da.
Kem 2 triệu vốn chỉ 20 ngàn
Những người không có nhiều tiền, mua mĩ phẩm rẻ không nguồn gốc đã đành, nhưng vẫn có những phụ nữ giàu có, nhưng thiếu kiến thức cũng là nạn nhân của kem trộn. Cách đây không lâu bác sĩ Thanh khám cho chị Trần Thị Hà, 43 tuổi, ngụ tại quận 8. Khuôn mặt chị Hà bị nám đen thui, các vết nám ăn sâu dưới da.
Mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, được bày bán trên thị trường có thể gây họa. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Bác sĩ Thanh gặng hỏi mãi chị Hà mới đưa ra cho coi một hũ kem làm trắng da rất bóng bẩy, mang thương hiệu nổi tiếng mà chị phải bỏ ra số tiền 2 triệu đồng để mua về. “Là người trong nghề làm đẹp nên nhìn hũ kem tôi biết ngay đó chỉ là loại kem trộn trá hình tinh vi. Nó được sản xuất với quy mô hàng loạt ở một cơ sở chui nào đó, rồi gắn mác giả theo các thương hiệu mĩ phẩm nổi tiếng. Thoạt đầu trông hũ kem bóng bẩy nhưng nhìn kỹ kém tinh xảo. Vốn của của hũ kem này chỉ khoảng 20 ngàn đồng nhưng bị đẩy giá lên gấp vài trăm lần. Người sản xuất đã khôn khéo đánh vào tâm lý mắc tiền mới là hàng xịn của người tiêu dùng”.
Theo bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, các thành phần cơ bản của kem trộn thường có chất Corticoid (một loại tiết tố kích thích tuyến bài tiết, có tính kháng viêm rất mạnh). Corticoid thường được dùng điều trị trong chuyên khoa da liễu. Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng phụ nên khi sử dụng chất này, các bác sĩ da liễu khá e dè, thay thế bằng một chất kháng viêm tương tự mà an toàn hơn. Loại kem trộn tự phát trên thị trường cũng được cho Corticoid nhưng liều lượng bao nhiêu thì rất tùy ý. Riêng Corticoid có tất cả hơn 20 loại, được chia làm 7 nhóm.
Sau khi thoa kem trộn, các tế bào da bị bào mỏng nhanh chóng, các mạch máu lộ rõ ra làm da mặt có vẻ trắng và hồng. Tác dụng này xảy ra rất nhanh, chỉ 1 tuần sau khi sử dụng làm người dân lầm tưởng đây là thứ kem làm trắng hiệu nghiệm. Tuy nhiên, nếu tiếp tục bôi kem sắc tố da sẽ bị mất. Vì sắc tố da mất nên trông mặt trắng bệch. Lúc này người tiêu dùng vẫn chưa hình dung được da mình đang bị nguy hiểm mà thấy trắng là…thích. Không lâu sau da bị teo mỏng, các mạch máu nổi lên trên mặt vằn vện, lỗ chân lông nở to, da bị hỏng nám đen thui, có trường hợp mặt lúc nào cũng trong trạng thái đỏ phừng như Quan Công. Tới lúc đó người dân mới tá hỏa đi khám thì da đã bị tổn thương nặng nề.
Dùng kem trộn mỗi ngày như bỏ độc dược liều nhẹ vào thức ăn, không gây chết ngay nhưng khi độc phát tác thì đã ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng. Để chữa trị cho những người là nạn nhân của kem trộn rất tổn hao tâm sức, nhiều khi tốn công, tốn của, mất thời gian mà vẫn không trả lại được làn da khỏe mạnh.
Theo Vietnamnet
Nghệ An: Tuốt, phơi rơm, lúa trên đường... hiểm họa khó lường
Cảnh tuốt, phơi rơm, phơi lúa ở nông thôn vẫn luôn là chuyện nói mãi. Đến hẹn lại ln, mùa lúa đến là ngi dân thi nhau mang máy tuốt, phơi rơm, lúang... và hiểm họa thật khó lng.
Đến hẹn lại ln, chuyện tuốt, phơi rơm, phơi lúan quốc lộ, tỉnh lộ, đng làng ngõ xóm... vẫn luôn n ra mỗi khi mùa lúa chín. Dạo qua các huyện Nghi Lộc, Yn Thành, Hng Nguyn, Nam Đàn, Quỳnh Lu... mùa lúa chín nơi đâu cũng thấy ngi dân vô t, thoải mái "đùa giỡn" với tử thần ngayn các cung từ quốc lộ 1A, đến các tỉnh lộ...
Dọc theo đ Tả Lam kéo dài từ thị trấn Nam Đàến thị xã Cửa Lò với chiều dài gần 50km. Đây là tuyếng có lu lợng các phơng tiện tham gia giao thông khá lớn. Tuy nhin, vào nhữợt thu hoạch lúa thì ngi nông dâã biến cong này thành nơi tuốt lúa, phơi thóc và rơm rạ.
Tại địa bàn các xã đợc đặt trong tình trạng báo động là Hng Châu, Hng Phú, Hng Lam, Hng Lĩnh, Hng Long của huyện Hng Nguyn .... những ngày qua ngi dân nơi đây gặt lúa chạy lũ nã bất chấp nguy hiểm, không tuân thủ luật giao thông cứ thế cho máy tuốt lúa, phơi rơm, phơi thóc n ra khiến cho tình trạng giao thông hỗn loạn, nhiều đống rơm cao ngay giữa lòng.
Rồi chính bản thân những ngi nông dân cũng rất vô t đứng giữa để tuốt lúa, phơi rơm... Ai cũng biết rằó là những cái bẫy chết ngi, cái bẫy các phơng tiện tham gia giao thông, chính nhữiểm đó là hiểm họa, tiềm ẩn tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt, vào bam đ 42 (đ Tả Lam) khôèn chiếu sáng nn những rống rơm vô hình dung trở thành cái bẫy chết ngi.
Còn với chúng tôi, những ngi mang thôiệp đến bạọc với những hình ảnh cảnh tuốt, phơi rơm, lúang cực kỳ chớng mắt, gai ngi mà nguy cơ tai nạn là rất cao.
Cảnh tuốt, phơi rơm, lúang... hiểm họa khó lng chuyện nói mãi vẫn phải nói:
Giăng bẫy ngi đi đng.
Không ring gì rơm, rạ mà còn trâu bò cũng nghng ngang.
Tuyế Tả Lam vừa mới làm xong, sạch đẹp.... đã ngi dân biến thành sân phơi.
Phơi lúang ven sông Lam. Cong nối quốc lộ 46 với thành phố Vinh, đến thị xã Cửa Lò.
Theo Dân Trí