Hết thả trung tâm dữ liệu xuống đáy biển, Microsoft giờ còn ngâm cả máy chủ vào chất lỏng để tản nhiệt cho ngon
Với phương pháp tản nhiệt mới, Microsoft hy vọng tỷ lệ hư hỏng của máy chủ sẽ giảm xuống thấp hơn nữa.
Trước đây Microsoft từng thử nghiệm thành công việc dìm cả khối trung tâm dữ liệu xuống đáy biển, giờ đây họ còn muốn đi xa hơn nữa khi nhúng các máy chủ của mình vào chất lỏng. Một dãy máy chủ đã được nhúng trong bể chất lỏng khi vẫn đang hoạt động. Mục đích không gì khác ngoài việc cải thiện hiệu suất cũng như hiệu quả năng lượng của hệ thống.
Cho dù việc dùng chất lỏng tản nhiệt cho máy chủ này đã được ứng dụng trong vài năm nay nhưng Microsoft vẫn tuyên bố mình là ” nhà cung cấp đám mây đầu tiên vận hành hệ thống tản nhiệt nhúng hai giai đoạn trong môi trường sản xuất .”
Chất lỏng tản nhiệt như đang sôi lên khi nhúng các máy chủ vào trong nó
Video đang HOT
Hệ thống tản nhiệt của Microsoft cho phép nhúng hoàn toàn cả dãy máy chủ vào trong một chất lỏng đặc biệt không dẫn điện, dùng dẫn xuất FluoroCarbon. Nó trực tiếp loại bỏ nhiệt khi tiếp xúc với các bộ phận và nhanh chóng sôi lên ở nhiệt độ chỉ 50 độ C. Sau đó nó sẽ được ngưng tụ và quay trở lại bể tản nhiệt dưới dạng nhỏ giọt.
Điều này tạo nên một chu trình tản nhiệt khép kín, giúp giảm chi phí vận hành cũng như năng lượng khi không cần phải dịch chuyển chất lỏng trong hệ thống ống dẫn vào thùng chứa, cũng như không cần tấm làm lạnh nào để ngưng tụ chất lỏng này.
Trong những năm gần đây, loại tản nhiệt chất lỏng này đã được những nhà khai thác tiền ảo sử dụng để đào Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác. Nó đã truyền cảm hứng cho Microsoft thử nghiệm việc sử dụng nó trong vài năm qua, khi nhu cầu đối với điện toán đám mây và các ứng dụng nặng như máy học đang gia tăng mạnh mẽ.
Hiện tại hầu hết các trung tâm dữ liệu đang được tản nhiệt bằng không khí – sử dụng không khí bên ngoài và làm lạnh nó xuống dưới mức 35 o C trước khi thổi vào hệ thống. Tuy dễ triển khai nhưng nó lại sử dụng rất nhiều nước trong quá trình hoạt động. Kỹ thuật tản nhiệt bằng chất lỏng mới được thiết kế để giảm thiểu sử dụng nước, đồng thời vẫn đảm bảo mức hiệu năng cũng như độ bền của linh kiện trong máy chủ.
Vài tháng trước, Microsoft cũng đã hoàn tất dự án Natick với thử nghiệm đặt một trung tâm dữ liệu xuống dưới đáy biển Scottish, với 864 máy chủ với khả năng lưu trữ 27,6 Petabyte dữ liệu. Thử nghiệm này đã thành công với tỷ lệ hư hỏng chỉ bằng 1/8 so với trung tâm dữ liệu đặt trên đất liền. Nhưng với thử nghiệm nhúng máy chủ vào bể chất lỏng, Microsoft còn đặt mục tiêu cao hơn nữa.
Với phương pháp tản nhiệt mới, Microsoft hy vọng sẽ giảm tỷ lệ hư hỏng thiết bị xuống thấp hơn nữa
Theo ông Christian Belady, phó chủ tịch Microsoft về Nhóm phát triển công nghệ trung tâm dữ liệu cao cấp: ” Điều chúng tôi kỳ vọng điều tương tự với hệ thống tản nhiệt chất lỏng, bởi vì chất lỏng sẽ chiếm chỗ của Oxy và hơi ẩm, những thứ gây nên sự ăn mòn … và đó là những thứ gây ra hư hỏng trong hệ thống .”
Bên cạnh việc giảm thiểu hư hỏng, các thử nghiệm này còn là một phần trong nỗ lực thực hiện cam kết của Microsoft về giảm lượng nước tiêu thụ. Không chỉ tìm cách tiết kiệm lượng nước sử dụng, Microsoft còn đang sử dụng các hệ thống thu nước mưa hay nước ngưng tụ trong các máy điều hòa nhiệt độ. Trong riêng năm 2019, Microsoft đã thu thập được gần 8 triệu mét khối nước từ các hệ thống tại đô thị và địa phương.
Microsoft đưa trung tâm dữ liệu xuống đáy biển
Vào đầu mùa thu năm nay, Microsoft kéo một hệ thống 12 máy chủ từ độ sâu hơn 35 mét dưới biển thuộc quần đảo Orkney của Scotland lên mặt đất để bảo trì, trước đó chúng nằm yên dưới lòng biển hơn 2 năm.
Hệ thống 12 máy chủ của Microsoft vừa được vớt lên từ độ sâu 35 mét dưới đáy biển để bảo trì
Đó không phải là một tai nạn hay sự cố gì, Microsoft chủ động đưa chúng xuống đáy biển - nơi có điều kiện khắc nghiệt nhất ở biển Bắc. Về cơ bản, họ muốn kiểm tra độ tin cậy của một hệ thống máy chủ khi đặt ở dưới đáy biển. Nghe có vẻ phản khoa học khi chúng được đặt ở nơi khó truy cập nhất. Nhưng kết quả thực tế cho thấy Microsoft có lý của họ, theo công ty tỷ lệ máy chủ bị lỗi giảm tới 8 lần so với đặt trên mặt đất, nơi có nhiều tác động từ môi trường (thay đổi nhiệt độ, va đập, bụi bặm...) hơn so với đáy biển.
Ngoài ra, dữ liệu được đặt cách khu dân cư đông đúc quanh bờ biển chỉ không đầy 200 km, nghĩa là ngắn hơn so với các trung tâm dữ liệu đặt trên mặt đất ở gần đó nhất rất nhiều. Vấn đề chính là nhiệt độ tỏa ra từ trung tâm dữ liệu sẽ được nước biển hấp thụ tối đa. Cũng do tận dụng nước biển để làm mát, nên nó không tiêu tốn nhiên liệu từ các hệ thống làm mát thụ động hay từ nguồn nước ngọt ở địa phương vốn ngày càng khan hiếm.
Theo Cnet , đây không phải là hệ thống lưu trữ dưới nước đầu tiên của Microsoft. Năm 2015 công ty từng thử nghiệm phiên bản đầu tiên ngoài khơi biển California, Mỹ. Cuộc thử nghiệm kéo dài 105 ngày và về cơ bản là giúp họ xác định được các yếu tố cần khắc phục cho cuộc thử nghiệm tiếp theo. Giai đoạn hai là giai đoạn họ xác định phải tạo ra một trung tâm dữ liệu có độ bền tối thiểu 5 năm trước khi chuyển lên mặt đất để bảo trì. Giờ có lẽ là lúc công ty sẽ dành thời gian để hoàn thiện thế hệ tiếp theo này sau khi đánh giá toàn diện giải pháp mà họ đã thử nghiệm trong 2 năm qua.
Microsoft dùng nước biển làm mát trung tâm dữ liệu dưới lòng đại dương Công nghệ ngày càng đi xa hơn anh em ạ... Vừa rồi, Microsoft đã hé lộ một vài thông tin về dự án Project Natick. Công ty này cho biết một trung tâm dữ liệu dưới lòng đại dương sẽ là một phương án bền vững (sustainable) hơn, giúp cải thiện hiệu năng và và độ tin cậy (reliability) khi so với phương...