Hết năm 2019 sẽ giảm 100 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, đến hết năm 2019, ngành sẽ giảm 100 trường công lập,…
Hệ thống cơ sở GDNN sẽ được quy hoạch theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Theo Bộ LĐ-TB&XH, trong khi chờ xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) theo đúng quy định, ngành đã chủ động triển khai quy hoạch.
Tính chung trong hai năm 2018 và 2019 sẽ giảm 100 trường công lập, đạt 16%, vượt trước mục tiêu Nghị quyết 19 – NQ/TW là đến năm 2021 giảm ít nhất 10%. Cụ thể: năm 2018 giảm được 35 trường; 6 tháng năm 2019 giảm được 24 trường, hiện nay đang nhận được đề nghị của 24 địa phương đề nghị sáp nhập 10 trường cao đẳng, 32 trường trung cấp.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, triển khai quy hoạch 45 trường chất lượng cao, 134 ngành/nghề trọng điểm. Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương rà soát, sắp xếp mạng lưới theo Nghị quyết 19 – NQ/TW và Nghị quyết 08 – CP về tiếp tục đối mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn có tình trạng một số nơi làm vội vàng, sắp xếp mang tính hành chính, cơ học. Sáp nhập cả trường đặc thù như: văn hoá nghệ thuật, y tế vào trường kinh tế, kỹ thuật; sai quy trình, thẩm quyền, không xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước; thu hồi đất đai chuyển mục đích sử dụng khác. Khắc phụ tình trạng này, Bộ LĐ-TB&XH đã đề nghị các Bộ ngành địa phương bám sát mục tiêu, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết và hướng dẫn để có lộ trình phù hợp, hiệu quả.
Về quy hoạch mạng lưới hệ thống, theo Dự thảo Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở GDNN đến năm 2030, sẽ phấn đấu tinh gọn hệ thống, giảm đầu mối cơ sở đồng thời tăng mạnh quy mô tuyển sinh. Cụ thể: đến năm 2021 mỗi năm giảm tối thiểu 2,5% cơ sở GDNN công lập, quy mô tuyển sinh đạt 2,6 triệu người/năm; giai đoạn 2021 – 2025 mỗi năm giảm tối thiểu 2% cơ sở GDNN công lập, đặt mục tiêu quy mô tuyển sinh đạt 4,6 triệu người /năm…
Anh Quang
Theo giaoducthoidai
Phân luồng chưa hiệu quả, nhiều trường nghề khó tuyển sinh
Theo đánh giá của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, công tác phân luồng, định hướng giáo dục nghề nghiệp từ hệ thống giáo dục phổ thông còn chưa được thực hiện tốt dẫn đến việc tuyển sinh của nhóm trường trung cấp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Cần chú trọng công tác định hướng giáo dục nghề nghiệp cho học sinh
Theo báo cáo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), 6 tháng đầu năm 2019, công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhiều khởi sắc, nhiều trường cao đẳng tuyển sinh đã đạt đủ chỉ tiêu, có được điều này là do chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã được cải thiện.
Cụ thể, ước tuyển sinh 6 tháng đầu năm khoảng 1.081 nghìn người, đạt 48% kế hoạch. Trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 112 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 969 nghìn người.
Tuy nhiên, do công tác phân luồng, định hướng giáo dục nghề nghiệp từ hệ thống giáo dục phổ thông còn chưa được thực hiện tốt theo yêu cầu của Chỉ thị 10 và Quyết định 552/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến công tác tuyển sinh các nhóm trường Top dưới, các trường trung cấp vẫn khó khăn.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Hồng Minh, từ ngày 01/7/2019 Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, theo đó các trường Đại học sẽ không tham gia tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng... những điều này sẽ tạo cơ hội cho giáo dục nghề nghiệp tiếp tục đổi mới, phân luồng thu hút người học tham gia vào giáo dục nghề nghiệp thuận lợi hơn.
Cho nên, trong thời gian còn lại của năm 2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ rà soát công tác chuyên môn, tập trung thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2019, trong đó tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 với tổng số lượng tuyển sinh dự kiến là 2.260 nghìn người.
Bên cạnh đó, đơn vị này cũng sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động gắn kết với doanh nghiệp và giáo dục nghề với thị trường lao động, việc làm bền vững; chỉ đạo, hướng dẫn việc rà soát, sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Vận hành tốt bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Theo anninhthudo
Nhiều trường chuẩn quốc gia đối diện nguy cơ "rớt chuẩn" Việc sáp nhập trường, điểm trường trong thời gian qua khiến quy mô lớp học tăng, sỹ số học sinh trên lớp cũng tăng, dẫn đến nhiều trường có nguy cơ mất chuẩn quốc gia, không đạt các tiêu chí theo quy định. Nghệ An đạt 72,67% trường đạt chuẩn quốc gia Tính đến hết năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh Nghệ...