Hết lòng vì mầm non đất nước
Giáo viên mầm non là nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng và trình độ chuyên môn, có thời gian làm việc trong một ngày vượt quá so với quy định.
Thế nhưng, bằng tình yêu nghề, mến trẻ, nhiều cô giáo đã bám thôn, bản chăm chút từng bữa ăn giấc ngủ; tuyên truyền, vận động gia đình đưa trẻ đến trường. Nhiều thầy, cô hy sinh cả thời gian dành cho gia đình để chăm sóc, giáo dục trẻ ở vùng sâu, vùng xa.
Các cô giáo mầm non chia sẻ về nghề trong buổi giao lưu, tôn vinh những tấm gương điển hình cấp học mầm non.
Tâm huyết với nghề, hết lòng yêu thương con trẻ, cô giáo Giàng Thị Chá, giáo viên Trường mầm non Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần ( Hà Giang) là một trong những giáo viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen tôn vinh những tấm gương điển hình tiên tiến cấp học mầm non.
Sinh ra, lớn lên tại xã Pà Vầy Sủ, một xã biên giới khó khăn của huyện Xín Mần, từ nhỏ, Giàng Thị Chá đã mơ ước trở thành cô giáo dạy trẻ mầm non. Sau khi lập gia đình và sinh con, được gia đình chồng khuyến khích, Giàng Thị Chá đã đi học lớp mầm non cắm bản từ năm 2003 – 2005. Tốt nghiệp, cô giáo Chá được phân công dạy lớp mẫu giáo 3 đến 5 tuổi đầu tiên tại thôn Seo Lử Thận (Trường mầm non Pà Vầy Sủ).
Nhớ lại những ngày đầu đến trường, cô Chá chia sẻ: Điểm trường chính cách điểm trường lẻ 8 km, đi lại khó khăn, núi đá hiểm trở, một mình cõng theo con nhỏ bốn tuổi và dắt con lớn sáu tuổi đi bộ, mang theo đồ dùng cá nhân, thực phẩm trong một tuần. Ba mẹ con vừa đi vừa nghỉ, mất khoảng 3 đến 4 giờ đồng hồ mới đến được trường. Khi đó, cơ sở vật chất thiếu thốn, lớp học còn tạm bợ, cô và trò phải học nhờ nhà dân lợp bằng cỏ tranh, chung quanh rào bằng vách tre, diện tích chỉ 12 m2 mỗi khi mưa gió là không học được.
Là lớp mẫu giáo đầu tiên được mở tại thôn, do vậy phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của trẻ. Ngày đầu tiên chỉ có ba học sinh đến lớp, cô Chá phải đi đến từng gia đình để tuyên truyền, vận động các cháu đi học.
Video đang HOT
Những đứa trẻ ở thôn Seo Lử Thận sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn, mùa đông cũng như mùa hè, chỉ mặc độc chiếc áo, không có quần để mặc, mặt mũi nhem nhuốc, đầu tóc bù xù, nước mũi chảy ròng ròng. “Nhìn học trò của mình như vậy tôi không cầm nổi nước mắt. Xót xa, tự tay vệ sinh cho từng đứa một, lấy cả quần áo của mình để quấn cho các con” – cô Chá trải lòng.
Tuy công việc dạy học mầm non nhiều vất vả nhưng không làm cô nản lòng. Ở nơi đây, bữa ăn cho trẻ hằng ngày còn không đủ thì phụ huynh lấy đâu ra kinh phí để đóng góp. Lúc đó, cái khó ló cái khôn, cô Chá sưu tầm các vật liệu tại địa phương làm đồ dùng, đồ chơi để thu hút trẻ đến lớp.
Cô dùng những nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm như tre để đan giỏ, dùng vải vụn làm búp bê, hình con thú, dùng hạt bí, hạt đậu tương, hạt ngô, hạt gạo xếp tranh các bông hoa, con vật… cho trẻ chơi, trẻ học. Bằng sự chân thành, hết lòng yêu thương trẻ, đến nay lớp học của cô giáo Chá có 23 học sinh đi học chuyên cần. Với những cố gắng và nỗ lực của mình, hai năm liên tiếp cô giáo Giàng Thị Chá đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, ba năm liền đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp huyện.
Hiện nay, đường đi lại ở xã Pà Vầy Sủ còn rất khó khăn, có hai điểm trường chưa có điện. Vì vậy, mong ước lớn nhất của cô Giàng Thị Chá là Đảng, Nhà nước sẽ quan tâm đầu tư, đưa điện về với bản làng để học sinh bớt thiệt thòi, các em được học tập trong điều kiện tốt hơn.
Cùng chung lòng nhiệt huyết và khát vọng mang con chữ đến với học sinh nghèo, cô giáo Đinh Thị Huyền Trang, giáo viên Trường mầm non số 2 Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, (Quảng Bình) chia sẻ: Sau khi tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nam, tôi trúng tuyển và nhận công tác tại Trường mầm non số 2 Trọng Hóa. Lúc đó 23 tuổi, đang mang thai bé thứ hai, do điều kiện nơi công tác khó khăn, thiếu thốn đủ thứ cho nên lúc đấy con sinh ra chỉ vỏn vẹn hai cân.
Thời gian nuôi con nhỏ không được bao lâu thì phải ôm con đến lớp. Cứ mỗi sáng thứ hai đầu tuần, một tay ôm con, tay kia xách ba-lô lên đến điểm trường. Trong ba-lô của hai mẹ con vỏn vẹn vài cân gạo, một vài con mắm và chút đồ dùng của con nhưng việc đưa các con chữ lên non cho học sinh vùng cao cũng quan trọng không kém bởi chứng kiến điều kiện khó khăn của những đứa trẻ vùng cao chạc tuổi con mình nơi đây, lại thôi thúc tôi cống hiến sức trẻ của mình.
Khó khăn không chỉ bởi đồng lương ít ỏi hay đường sá đi lại khó khăn mà nhận thức của người dân cho con đi học chưa cao. Nhiều gia đình không coi trọng việc học cho nên cô giáo phải rất vất vả đi vận động, tuyên truyền phụ huynh cho trẻ đến trường. Ngoài ra, thời gian đầu do bất đồng về ngôn ngữ, cô và trò đều gặp khó khăn khi giao tiếp, khiến học sinh e dè khi tiếp xúc với cô.
Để sớm khắc phục tình trạng này, cô Trang phải thu xếp thời gian đến nhà dân học tiếng dân tộc và giao lưu với bà con để tìm hiểu phong tục tập quán. Không những thế, để trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui, cô Trang tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt các trò chơi, phương pháp giáo dục, phát hiện ưu điểm của từng trẻ để động viên, khen thưởng, nhờ đó, trẻ đã mạnh dạn, tự tin trong học tập, vui chơi. Với sự cố gắng không ngừng nghỉ của mình, ba năm liên tiếp cô Trang đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, một năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; Giải ba Giáo viên dạy giỏi cấp huyện và đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, trong những năm gần đây, giáo dục mầm non đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Cả nước đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; giáo dục trẻ được đổi mới, trẻ được chuẩn bị những kỹ năng để phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, kỹ năng xã hội, ngôn ngữ để chuẩn bị vào học lớp 1. Có được kết quả này của giáo dục mầm non không thể không nhắc đến vai trò của hơn 400 nghìn giáo viên mầm non cả nước. Trong đó nhiều thầy giáo, cô giáo ngày đêm không quản khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ ươm mầm non của đất nước.
QUỲNH NGUYỄN
Theo Nhân dân
Tại sao các trường cứ phải ngầm duy trì lớp chọn?
Đọc bài viết "Giáo viên lên tiếng: Còn lớp chọn, còn bất công", tôi thật sự hiểu và đồng cảm về nỗi niềm của các thầy cô khi trường mình duy trì lớp chọn. Khi có lớp chọn, chắc chắn sẽ có sự bất công.
Thế nhưng, vì nhiều lí do, các trường phổ thông vẫn buộc phải duy trì lớp chọn.
Ảnh minh họa
Thực tế, trong công văn số 2449, ngày 27/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ rằng: "Nghiêm cấm việc tổ chức các trường chuyên, lớp chọn ở cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở dưới bất kì hình thức nào". Quy định là vậy, nhưng các trường học phổ thông bây giờ vẫn cứ âm thầm làm theo nhiều cách khác nhau, miễn sao lựa ra được một lớp mũi nhọn hay còn gọi đấy là lớp chọn.
Thông thường, đầu năm học, một số trường cấp 2 thường tổ chức thi tiếng Anh thí điểm cho học sinh lớp 6. Các em ôn tập khoảng một tháng hè, sau đó thi theo đề của Sở GD&ĐT rất gắt gao. Như vậy, đương nhiên những em đậu thường là những em ưu tú nhất, xuất sắc nhất. Riêng những trường không tổ chức thi kiểu này thì ban giám hiệu thường xem xét học bạ. Thế là bao nhiêu học sinh giỏi đều gom vào một lớp và sẽ ngầm hiểu đó chính là lớp chọn của khối.
Thực tế, năm nào giáo viên cũng phản đối gay gắt việc thành lập lớp chọn. Lí do là có lớp chọn sẽ tạo sự bất cập trong cách phân chia học sinh. Ai chẳng muốn được dạy và chủ nhiệm ở lớp chọn. Những lớp còn lại, mọi người thường tìm cách từ chối và né tránh. Cuối cùng, ban giám hiệu thường phải tổ chức bốc thăm để cho công bằng nhất.
Ai đã từng dạy ở lớp chọn và lớp đại trà thì sẽ thấy rõ sự khác biệt. Ở lớp chọn, các em thường học rất sôi nổi và hào hứng. Thầy cô cũng thường vận dụng nhiều phương pháp tích cực hơn trong dạy học. Riêng những lớp đại trà thì thật sự là chán nản. Các em thường nói chuyện và uể oải trong tiếp thu bài học. Cuối cùng là lòng nhiệt huyết của thầy cô bị bào mòn dần. Các em đã yếu, nay lại càng yếu hơn nữa.
Nhiều bất cập như thế, nhưng các trường học vẫn phải duy trì lớp chọn vì nhiều lí do sau.
Thứ nhất, lớp chọn chính là nơi nuôi dưỡng nguồn học sinh giỏi. Các em sẽ là người đại diện cho trường để "mang chuông đi đánh xứ người". Thành tích của các em cũng chính là thành tích chung của cả tập thể nhà trường. Phân loại sức học như thế cũng chính là một cách để đào tạo nhân tài.
Thứ hai, mong mỏi của rất nhiều phụ huynh có con học giỏi là được học ở lớp chọn của trường. Thành thử, các trường muốn giữ chân các em thì buộc phải duy trì được lớp chọn.
Cậu bạn học của tôi, hiện là hiệu trưởng một trường cấp 2 từng tâm sự rằng: "Thực tế, các trường học chẳng ai muốn lập lớp chọn đâu. Thế nhưng cuối cùng, chúng tôi vẫn phải ngầm duy trì. Lí do thì ai cũng biết là lớp chọn mới có sự ganh đua nhau mạnh mẽ trong học tập. Thầy cô giảng dạy cũng dễ dàng nâng cao, mở rộng kiến thức thêm cho các em hơn. Chính các em sẽ là người tạo nên thương hiệu cho ngôi trường. Vì vậy mà buộc chúng tôi vẫn phải duy trì lớp chọn cho bằng được là thế đấy".
Biết là không tốt mà vẫn phải làm, biết là bất công nhưng vẫn cố gắng phải thành lập và duy trì lớp chọn.
Loát Trần - (Tây Ninh)
Theo Dân trí
Học sinh THPT tại nhiều nơi sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3 Tính đến cuối giờ chiều ngày 28/2, đã có khoảng 30 tỉnh, thành trên phạm vi cả nước thông báo cho học sinh THPT, giáo dục thường xuyên đi học trở lại từ ngày 2/3. Đối với cấp mầm non, tiểu học và THCS tiếp tục nghỉ từ 1 đến 2 tuần. Tại một số địa phương, học sinh THPT, giáo dục thường...