Hết lòng vì học sinh thân yêu
Có thời gian dài gắn bó với “gõ đầu trẻ”, dù trong hoàn cảnh nào, thầy Đỗ Văn Thiệt ( Trường THCS Hòa Lạc, Phú Tân) luôn tìm thấy niềm vui trong nghề để làm động lực phấn đấu.
Là giáo viên chuyên ngành Sử – Giáo dục công dân và là Tổng phụ trách Đội, thầy Thiệt dành trọn những tâm tư, sáng tạo để tổ chức các mô hình, câu lạc bộ giúp học sinh vừa học, vừa phát triển kỹ năng rất thiết thực.
Sinh hoạt Câu lạc bộ văn nghệ dưới cờ đầu tuần – một trong những sân chơi do thầy Thiệt tổ chức được học sinh hào hứng tham gia
Thầy Thiệt chia sẻ: “Giáo viên Tổng phụ trách Đội là người gần gũi học sinh nhiều nhất. Nhờ tâm sự, lắng nghe, nắm bắt từng hoàn cảnh của các em, mới thấy có những trường hợp rất cảm động cần được đặc biệt quan tâm. Ngoài niềm vui trong quá trình làm việc, tôi còn nhận ra những bất cập, khó khăn trong cách tiếp cận, giáo dục học sinh ngày nay”.
Chuyển về Trường THCS Hòa Lạc được 2 năm nay, thầy Thiệt đã góp phần đưa phong trào của Đội có những bước tiến rõ nét, được ban giám hiệu đánh giá cao. Đó là phát động phong trào “ Nuôi heo đất khuyến học”, được tổ chức hàng ngày trong các lớp. Để học sinh khắc ghi ý nghĩa của hành động san sẻ, tiết kiệm, vào tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần thầy đều nhắc “chỉ cần tiết kiệm số tiền bằng giá trị 1 viên kẹo là các em có thể giúp đỡ các bạn khó khăn, thiệt thòi hơn mình”.
Việc vận động đóng góp, quản lý tiền được giao toàn quyền cho lớp, những lớp nào đóng góp tích cực sẽ được biểu dương dưới cờ. Với cách làm này, mỗi năm tổng nguồn quỹ các lớp “nuôi heo” được hơn 20 triệu đồng. Việc hỗ trợ bạn học do lớp phát hiện, đề xuất với giáo viên để giúp đỡ, từ tặng áo, tập đến thẻ bảo hiểm y tế, xe đạp, suất quà Tết ấm áp.
Từ quỹ “Heo đất khuyến học”, thầy Thiệt còn thực hiện ý tưởng tổ chức “Sinh nhật hồng- Điều ước đội viên” cho các em hộ nghèo, cận nghèo, mồ côi, khuyết tật… “Sinh nhật” đặc biệt lựa chọn tổ chức vào những dịp ý nghĩa như: ngày thành lập Đảng (3-2), ngày Học sinh – sinh viên (9-1)… tập trung các em sinh những tháng gần nhau, được bạn học tặng quà và suất quà riêng của Liên Đội. Thầy Thiệt trần tình: “Thấy học sinh có trào lưu tổ chức sinh nhật cho nhau, còn những em hoàn cảnh khó khăn có vẻ tủi thân, tôi quyết định thực hiện ý tưởng này. Những lần tổ chức đầu tiên, vừa đem bánh vào lớp, các em đã òa khóc, bởi lần đầu tiên mới được tổ chức sinh nhật.
Video đang HOT
Cảm động hơn là những điều ước do các em viết ra giấy: “em ước có ba”, “em ước ba mẹ không cãi nhau”, “ước có chiếc xe đạp”, “ước có cái cặp đi học”, “tương lai trở thành bác sĩ”… Những điều ước đó, tùy điều kiện, Đội giúp đỡ các em trong khả năng có thể, mong rằng thời gian tới sẽ có nhà hảo tâm đồng hành để nhân rộng mô hình này”. Em Nguyễn Hoàng Y Bình (học sinh lớp 7A8) tâm sự: “Trong dịp “Sinh nhật hồng – điều ước đội viên” gần đây, em nhớ đến bạn Anh Thư, lớp 6A7, gia đình rất khó khăn: ba qua đời, mẹ làm lụng nuôi 4 đứa con và lo cho bạn ấy học hành, khiến em rất cảm động và thương bạn nhiều hơn. Em thấy việc tổ chức sinh nhật cho các bạn rất ý nghĩa, niềm vui của các bạn cũng chính là niềm vui của chúng em”.
Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hòa Lạc Nguyễn Văn Hùng đánh giá, thầy Thiệt rất nhiệt huyết, sâu sát và đẩy mạnh phong trào Đội. Xã Hòa Lạc còn nhiều hộ khó khăn, học sinh nằm trong hoàn cảnh cha mẹ đi làm ăn xa, mồ côi, không nơi nương tựa. Một trong những phong trào thiết thực là “Nuôi heo đất khuyến học” giúp đỡ học sinh, tạo mối đoàn kết, gắn bó trong bạn học cùng lớp. Những phong trào của Đội nói chung đã hỗ trợ cho việc học trên lớp cũng như phát triển kỹ năng cho học sinh, góp phần đưa chất lượng dạy và học của trường nâng cao hơn. Bên cạnh các hoạt động kể trên, thầy đã thành lập, duy trì thường xuyên các câu lạc bộ môn học, đội, nhóm trong nhà trường khá hiệu quả.
Điển hình như: Đội đặc nhiệm trên website phát hiện những tin tức, clip học sinh đưa lên có tính phản cảm, chưa đúng… để báo lại với nhà trường. Đội sinh hoạt kỹ năng có vai trò tập huấn những kỹ năng sống cần thiết cho Ban chỉ huy Liên đội các lớp để triển khai đến tất cả học sinh. Câu lạc bộ các môn học phục vụ cho mục đích tạo nguồn dự thi từ cấp trường đến những sân chơi cấp huyện, tỉnh, như: Câu lạc bộ tiếng Anh, Câu lạc bộ Năng khiếu, Văn nghệ, Mỹ thuật, Toán…
MỸ HẠNH
Theo baoangiang
Camera sẽ biến giáo viên thành... diễn viên!
Nếu người thầy đứng trên bục giảng mà không có trái tim yêu thương học sinh, xem nghề giáo như một phương tiện kiếm cơm thì dù có hàng trăm camera cũng không giám sát nổi
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng môi trường lớp học không giống như đường phố vì dạy học là một môn nghệ thuật. Do vậy, nếu dùng camera giám sát thì trở nên quá vô cảm. Người thầy chỉ lo làm tròn vai, tạo hình ảnh lung linh trước máy. Họ trở thành những diễn viên và hậu quả thì không ai khác, chính các em học sinh (HS) phải gánh chịu.
Quan trọng là kỹ năng sư phạm
Trao đổi với phóng viên, vị phụ trách chuyên môn tiểu học một phòng giáo dục và đào tạo
(GD-ĐT) cho rằng một khi đã mất niềm tin thì việc gì cũng có thể làm, trong đó có việc gắn camera trong lớp học. Vấn đề là khi gắn rồi, có giám sát được toàn bộ hoạt động trong lớp không? Một giáo viên (GV) khi đã thiếu lương tâm thì họ có muôn cách che đậy hành vi khi bạo hành trẻ. "Gắn camera chỉ là một giải pháp tạm thời, mang tính ứng phó" - vị này nhìn nhận.
Học sinh Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TP HCM) tan trường ngày 8-10 Ảnh: NGUYỄN THUẬN
Trong khi đó, cô Tô Thụy Diễm Quyên, cố vấn giáo dục của Tập đoàn Microsoft, cho rằng khi thầy cô lựa chọn bạo lực với học trò thì không bao giờ đạt được mục đích giáo dục dù bao biện thế nào đi chăng nữa. Gắn camera chỉ là biện pháp giám sát. Bởi vì quan trọng nhất vẫn là kỹ năng sư phạm và trái tim người thầy.
"Cái gốc của vấn đề là kỹ năng và cách xử lý các tình huống sư phạm. Xa hơn nữa, trường sư phạm làm cách nào để sàng lọc đầu vào, phân biệt rõ những người chọn nghề giáo là sứ mệnh cuộc đời hay chỉ là phương tiện kiếm cơm" - cô Diễm Quyên đặt vấn đề.
Hầu hết các nước tiên tiến không gắn camera
ThS Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP HCM, cho rằng môi trường giáo dục khác hoàn toàn so với các công xưởng, nhà máy, đường phố..., ở đó họ cần camera để bảo đảm tính vận hành chính xác của máy móc, phương tiện. Còn môi trường giáo dục là môi trường của sáng tạo, gắn camera giám sát trong mỗi lớp học thì trở nên quá vô cảm, mà vô cảm quá thì không còn là môi trường sư phạm nữa!
Ông Điệp cũng cho rằng trong sự việc giáo viên bạo hành trẻ không thể không nhắc đến trách nhiệm của ban giám hiệu, đội ngũ quản lý. Nhà trường đã phân công công việc hợp lý chưa? Ban giám hiệu có biết từng cá tính, tâm tư, tình cảm của mỗi GV? HS khi vào trường được quản lý chặt chẽ bởi nhiều bộ phận mà để bị bạo hành thì trách nhiệm của các bên liên quan ở đâu? Lấy ví dụ từ hệ thống giáo dục Singapore, ông Điệp cho biết trong các lớp học ở quốc gia này, chỉ cần phát hiện HS có nguy cơ hư hỏng là GV chủ nhiệm phải lập tức báo cáo với ban giám hiệu. Sau đó, họ sẽ cử các chuyên gia đến dự giờ. Phát hiện một HS nào mất tập trung là lập tức được đưa đến các trung tâm để được giúp đỡ. "Chẳng hạn, HS nào mê nhiếp ảnh sẽ được tìm hiểu về khẩu độ, ánh sáng, cự ly... nhưng cuối cùng họ sẽ để HS nhận ra không có giáo dục thì không phát huy được đam mê, chính vì thế phải học tập nghiêm túc. Họ quan tâm đến từng HS nên chỉ cần thấy HS ngủ gật là phải có cách xử lý kịp thời. Họ không gắn camera trong lớp. Tôi đi các trường công ở Mỹ cũng không thấy họ làm vậy" - ông Điệp chia sẻ.
Cần sớm trả lại môi trường học tập bình yên
Liên quan đến vụ việc cô giáo Nguyễn Hồng Hà - GV chủ nhiệm lớp 2/11 Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, quận Tân Phú,
TP HCM - có hành vi bạo hành trẻ (phụ huynh phát hiện qua việc gắn camera trong lớp học), sáng 8-10, đoàn thanh tra của quận tiếp tục đến trường làm việc với các bên liên quan. Tuy nhiên, cô giáo Nguyễn Hồng Hà - người bị tố bạo hành - đã viết đơn xin nghỉ phép từ ngày 8-10 đến hết ngày 13-10.
Ngày 7-10, cô Hà đã chia sẻ với báo chí rằng sẽ sẵn sàng chịu mọi hình thức kỷ luật. "Tôi đánh HS là sai, dù nặng hay nhẹ. Tôi xin nhận mọi hình thức kỷ luật của ngành giáo dục và muốn gửi lời xin lỗi tới phụ huynh. Do lớp quá đông, bản thân không kiềm chế được nên tôi đã đánh HS. Vấn đề sai phạm của tôi nghiêm trọng tới đâu, mức độ nào, thanh tra đang xác minh".
Đồng thời, cô Hà cũng cho biết trước đó đã làm đơn tố cáo hiệu trưởng làm trái quy định nhà nước về thu chi tài chính. Ngày 22-8, UBND quận Tân Phú có kết luận cho rằng hiệu trưởng sai, cụ thể là kê khống tiền phụ trội và thu hồi lại. Ngày 31-8, cô Hà tiếp tục gửi đơn lên UBND TP và Thành ủy TP HCM.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Trần Thị Ánh Tuyết, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, từ chối trả lời vấn đề mâu thuẫn giữa cô Hà và hiệu trưởng vì đó là vấn đề cá nhân và chưa có kết luận của thanh tra nên không thể trả lời. Đồng thời, việc tranh cãi ai đã lắp camera trong phòng học lớp 2/11, nhà trường không thể kết luận hay quy chụp được, việc đó đoàn thanh tra sẽ xác minh.
Bà Tuyết cho rằng việc cô Hà trả lời báo chí những ngày qua đã ảnh hưởng rất lớn đến nhà trường, ảnh hưởng đến tâm lý của các GV và sự cố gắng nhiều năm của cả tập thể; gây hoang mang rất nhiều đến phụ huynh, HS. Trường sẽ xử lý đúng quy định theo kết luận của thanh tra để sớm trả lại môi trường học tập bình yên cho HS. - Ng.Thuận
Đặng Trinh
Theo nguoilaodong
Trả lương triệu tám mà đòi tuyển người tài, buồn cười thật Nhiều chuyên gia cho rằng: Muốn nâng cao chất lượng của người giáo viên thì trước tiên phải đảm bảo cuộc sống của họ. Giáo viên phải sống được bằng đồng lương. Mức lương thấp không thu hút được sinh viên giỏi, giáo viên giỏi Trong thông báo tuyển dụng giáo viên của một trường công lập trên địa bàn Hà Nội có...