Hết lòng vì cộng đồng
Trong những ngày cả nước chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang đã nỗ lực hết mình, cùng hệ thống chính trị tại các địa phương, chủ động, ngăn ngừa dịch bệnh.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng chúc mừng tháng Ramadan
Cụ thể, ngoài việc hướng dẫn các thánh đường, tiểu thánh đường tuân thủ quy định của Bộ Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh như: không tổ chức tập hợp đông người vào trưa ngày thứ 6 hàng tuần tại các thánh đường và tiểu thánh đường (để làm lễ), hướng dẫn đồng bào tại 9 xóm Chăm trong tỉnh đẩy mạnh việc thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa; những người có nguy cơ lây nhiễm hoặc đi về từ vùng có dịch, thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, thực hiện nghiêm quy định cách ly y tế tập trung…
Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang còn đẩy mạnh công tác tương trợ cộng đồng, với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, nhờ đó đã có nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo duy trì và ổn định tốt cuộc sống trong đại dịch.
“Gia đình tôi rất cảm động khi những ngày thực hiện cách ly xã hội, các thành viên trong gia đình không mua bán hoặc không đi làm thuê, mướn được, hoàn cảnh rất khó khăn. Ban đại diện đã đến thăm hỏi, động viên, cho gạo, dầu ăn, sữa và nhiều vật dụng khác. Gia đình tôi rất biết ơn Đảng, nhà nước; biết ơn các cô, chú trong Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang” – bà Ma Ri Dâm (xã Châu Phong, TX. Tân Châu) chia sẻ.
Gia đình bà Ma Ri Dâm có 6 người, sống bằng nghề làm thuê và mua bán nhỏ. Những ngày thực hiện giãn cách xã hội, tất cả các hoạt động đều phải dừng lại, việc mua bán nhỏ không có doanh thu, từ đó gia đình rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Trong những ngày cao điểm phòng, chống dịch bệnh Covid-19, hầu hết bà con nghèo đều rơi vào trường hợp tương tự.
Đối với những hộ dân này, ngoài sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, xem xét từng hoàn cảnh để bà con được hưởng chính sách từ gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ, Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang còn vận động các nhà tài trợ, nhà hảo tâm trên 1,2 tỷ đồng để hỗ trợ quà cho bà con nghèo.
Video đang HOT
Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang được thành lập vào năm 2005. Ba nhiệm kỳ qua, ban đại diện đã thực sự trở thành cầu nối vững chắc giữa chính quyền, đoàn thể với đồng bào DTTS Chăm theo đạo Islam trên địa bàn tỉnh, giúp đồng bào sống và hành đạo đúng tôn chỉ, mục đích, đúng pháp luật; thực hiện đoàn kết tôn giáo, dân tộc, cùng xây dựng quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp.
Trong các hoạt động của Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang thì hoạt động xã hội – từ thiện có nhiều nổi bật. Cụ thể, ngoài công tác tương thân, tương ái, việc vận động nguồn để cất nhà Tình thương cho đồng bào DTTS nghèo rất nhiều. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, đã có trên 20 căn nhà Tình thương được cất mới để giúp đồng bào DTTS nghèo có chỗ để “trú mưa, trú nắng”.
Thời gian qua, bằng sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, định hướng của Đảng, nhà nước, đồng bào DTTS Chăm đã không ngừng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Ngoài tham gia sản xuất nông nghiệp, mua bán nhỏ tại các xóm Chăm, đồng bào DTTS Chăm đã “bước ra” khỏi gian nhà, nắm bắt cơ hội để cùng nhau làm giàu, xây dựng cuộc sống no ấm.
Cụ thể, khi dịch bệnh Covid-19 chưa xảy ra, nhiều hộ người Chăm trong tỉnh đã đến các thành phố lớn mở nhà hàng, cửa tiệm để phục vụ khách du lịch gần xa, nhất là những du khách đến từ các quốc gia Hồi giáo như: Malaysia, Indonesia… Những ngành nghề giúp bà con có “của ăn, của để” là mở nhà hàng phục vụ các món ăn cho người Hồi giáo, hay mua bán quần áo, khăn, sà-rông hoặc đồ lưu niệm bán cho khách du lịch. Chính nhờ sự năng động, nhạy bén, biết nắm bắt cơ hội này mà nhiều hộ người Chăm có đời sống kinh tế khấm khá và chính họ đã quay trở lại giúp đỡ những người nghèo trong cộng đồng.
“Các chức sắc, chức việc và tín đồ Hồi giáo trong tỉnh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tốt các phong trào do địa phương phát động, góp phần đưa tỉnh nhà phát triển nhanh thời gian tới” – Trưởng ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang Haji Jacky chia sẻ.
Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai
Về cơn bão VONGFONG, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, đến 13 giờ ngày 15-5, vị trí tâm bão ở khoảng 13,6 độ vĩ bắc; 122,7 độ kinh đông, trên khu vực miền trung Phi-li-pin.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115 đến 135 km/giờ), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 15 đến 20 km. ến 13 giờ ngày 16-5, vị trí tâm bão ở khoảng 17,0 độ vĩ bắc; 120,5 độ kinh đông, trên đảo Lu-dông (Phi-li-pin).
Người dân xã Nam Thái, huyện Nam Đàn (Nghệ An) gặt lúa bị đổ sau trận mưa lớn xảy ra sáng 14-5. Ảnh: QUANG AN
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (75 đến 100 km/giờ), giật cấp 12. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng bắc đông bắc, mỗi giờ đi được từ 15 đến 20 km. ến 13 giờ ngày 17-5, vị trí tâm bão ở khoảng 21,0 độ vĩ bắc; 122,0 độ kinh đông, cách đảo Lu-dông (Phi-li-pin) khoảng 320 km về phía bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 đến 75 km/giờ), giật cấp 10. Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km.
* Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do mưa, dông, lốc khẩn trương hỗ trợ người dân và cộng đồng khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống, đồng thời tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh lũ quét, sạt lở đất, mưa, dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
* Trận mưa dông kèm theo gió lốc trên địa bàn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa vào hồi 15 giờ ngày 13-5 đã khiến 61 ngôi nhà dân tại xã Tam Thanh bị tốc mái, trong đó bản Pa: 43 nhà, bản Cha Lung: 18 nhà; có bốn ngôi nhà bị tốc mái hoàn toàn; nhiều cây bóng mát và cây ăn quả bị gãy đổ, nhiều diện tích luồng, hoa màu bị ảnh hưởng, nhất là diện tích lúa chín đang đến kỳ thu hoạch.
* Tại Nghệ An, sau trận mưa kèm theo gió lớn kéo dài từ tối 13-5 đến rạng sáng 14-5, hàng trăm héc-ta lúa, ngô đến kỳ thu hoạch tại hai huyện Nam àn, Thanh Chương bị đổ, không thể gặt bằng máy, bà con phải ra đồng gặt thủ công.
* Tại Hà Tĩnh, dù xảy ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng trận dông bất ngờ vào đêm 13-5 đã khiến hàng trăm héc-ta lúa xuân đổ ngã, tổn thất đến năng suất do lúa bị đan xếp, chồng đỡ lên nhau. Ngành nông nghiệp đang thống kê số diện tích bị ảnh hưởng, đồng thời đốc thúc các địa phương đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.
* Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Yên Bái, chiều tối 13-5, trên địa bàn huyện Trấn Yên đã xảy ra mưa to kèm dông, lốc khiến một người bị thương do tấm fibro xi-măng rơi vào đầu; 30 nhà bị tốc mái; 31 ha lúa bị đổ gãy; 3 ha hoa màu, 1 ha cây ăn quả bị hư hại; 52 ha cây lâm nghiệp bị gãy đổ. Ước tính tổng thiệt hại hơn 1,6 tỷ đồng.
* Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh ắk Nông khuyến cáo các địa phương, người dân chủ động phòng, chống các hiện tượng mưa, dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể xảy ra trong những ngày tới. Những ngày qua, tại nhiều địa phương trong tỉnh như huyện ăk R'Lấp, Tuy ức... ghi nhận nhiều hiện tượng thời tiết bất thường như mưa đá, mưa to kèm gió lớn, dông, lốc khiến cây cối gãy đổ, rất nguy hiểm.
* Tại TP à Nẵng, nắng nóng và xâm nhập mặn đến sớm khiến người trồng rau vất vả vì không có nước tưới, nhiều nơi rau chết héo hàng loạt. Hợp tác xã rau La Hường, quận Cẩm Lệ là một trong những vựa rau lớn của thành phố nhưng nhiều diện tích đất canh tác bị bỏ hoang. Ngành nông nghiệp khuyến khích người dân chuyển đổi các loại cây trồng phù hợp, tránh ảnh hưởng nắng nóng.
* Nông dân trồng hành ở xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) đang lâm vào cảnh khốn đốn vì sâu bệnh phá hoại khiến ngọn cây cháy vàng, năng suất hành giảm đáng kể. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã xuống kiểm tra và ban đầu xác định hành của bà con bị nhiễm sâu xanh da láng. Theo đó khuyến cáo bà con vệ sinh đồng ruộng trước khi canh tác, dùng bẫy bả chua ngọt để bắt sâu non và các con trưởng thành.
* Do nắng hạn kéo dài, nhiều hộ dân ở các huyện Ninh Sơn, Thuận Bắc và Bác Ái (Ninh Thuận) đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Mỗi ngày, người dân phải đi tới các điểm cấp nước miễn phí để chở nước về dùng. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chở nước sạch về các điểm dân cư khô hạn cung cấp cho người dân với số lượng 24 m3/ngày.
* Tại Sóc Trăng, hiện nay, hơn 1,5 ha rừng đước, mắm phòng hộ ven biển ở xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu bị rụng lá, chết khô. Nếu tình trạng nắng nóng và thiếu nước tiếp tục kéo dài, các khoảnh rừng còn lại sẽ khó tránh khỏi tình trạng tương tự. ây là rừng phòng hộ ven biển, có ý nghĩa rất quan trọng về an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm sinh kế người dân.
* Trước tình trạng nắng nóng kéo dài, Chi cục Kiểm lâm TP à Nẵng đã cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở cấp độ nguy hiểm. Ngày 15-5, thành phố có nguy cơ xảy ra cháy rừng ở mức báo động cấp IV, có khả năng xảy ra cháy trên diện rộng. Chi cục Kiểm lâm đề nghị chính quyền các địa phương chỉ đạo theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; nghiêm cấm sử dụng lửa để xử lý thực bì.
* Gần 100 ha rừng sản xuất tại khu vực Suối Trầu, xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị thiêu rụi. Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa đang kiểm đếm diện tích rừng bị cháy. ây là rừng sản xuất (rừng keo) được đơn vị liên danh với các hộ gia đình trồng từ những năm 2017, 2018. Trước đó, vào khoảng 9 giờ ngày 12-5, nhân viên bảo vệ rừng phát hiện điểm cháy tại khu vực suối Trảng Cám (xã Ninh Xuân), đã thông báo để huy động lực lượng vào chữa cháy. Khi lực lượng tiếp cận chữa cháy thì phát hiện nhiều điểm cháy rừng khác chung quanh. ến 20 giờ cùng ngày, đám cháy mới được khống chế. Nguyên nhân đang được điều tra làm rõ.
Bàn giao năm thuyền viên nước ngoài gặp nạn trên biển
Ngày 14-5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BBP) tỉnh Sóc Trăng phối hợp các đơn vị liên quan bàn giao năm thuyền viên In-đô-nê-xi-a gặp nạn trên vùng biển tỉnh cho lãnh sự quán Cộng hòa In-đô-nê-xi-a. Cả năm thuyền viên sức khỏe bình thường, được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian theo dõi cách ly phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Sóc Trăng. Trước đó, tàu Jagat Raya gồm bảy thuyền viên quốc tịch In-đô-nê-xi-a chở 230 tấn gạo từ cảng Mỹ Thới (An Giang) đi Phi-li-pin bị mắc cạn và chìm tại phao số 3, cách mũi Vũng Tàu 62 hải lý; các thuyền viên trôi dạt vào bờ biển tỉnh Sóc Trăng, được ngư dân cứu và báo BBP đưa về bệnh viện đa khoa địa phương để theo dõi, chăm sóc, cách ly y tế theo quy định.
Tổng lãnh sự Cộng hòa In-đô-nê-xi-a tại Việt Nam gửi thư bày tỏ lời cảm ơn đến cán bộ, chiến sĩ BBP và thầy thuốc tỉnh Sóc Trăng đã cứu nạn và tiếp nhận năm công dân của nước này bị chìm tàu trên vùng biển
Hà Đông: Hỗ trợ hơn 10.000 lượt đối tượng chính sách bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Cùng với việc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh Covid-19, thời gian qua các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trên địa bàn quận Hà Đông tích cực huy động các nguồn lực xã hội hóa nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Điều đó đã nhận được tình cảm tin tưởng của người dân. Cùng với việc...