Hết lòng dạy chữ cho trẻ thiểu năng
60 năm gắn bó với phấn trắng, bảng đen thì đã có tới 25 năm, bà giáo Nguyễn Thị Côi, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ dành tâm huyết dạy chữ cho những đứa trẻ bị thiểu năng trí tuệ, tự kỷ, lang thang cơ nhỡ.
Bà giáo Nguyễn Thị Côi cầm tay nắn từng nét chữ cho học sinh
Lớp học tình thương của bà giáo Côi nằm tại Nhà văn hóa khu dân cư số 2 phường Tân Mai, Hà Nội. Khác với những lớp học khác, lớp học của bà là lớp học dành riêng cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Bà gọi đây là lớp học linh hoạt bởi các em học sinh ở đây đến từ nhiều nơi, lứa tuổi, hoàn cảnh, số phận khác nhau nhưng đều mong muốn học hết được cấp 1. Hiện tại, học sinh nhỏ tuổi nhất của lớp là 12 tuổi, học sinh lớn nhất cũng đã bước sang tuổi 29.
Nhớ lại những ngày đầu vượt gian nan dạy chữ cho những đứa trẻ thiếu may mắn, bà Côi tâm sự: “Năm 1994, thành phố Hà Nội có chủ trương xóa mù chữ cho trẻ em. Bản thân là giáo viên, với tình yêu thương, tôi đã tình nguyện tham gia dạy cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn từ tỉnh lẻ lên Thủ đô mưu sinh. Hằng ngày, từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối, tôi đi vào các khu trọ nơi các em ăn, ngủ để dạy học. Thời điểm đó không được điều kiện như bây giờ, các cháu cũng nghèo nên hộp đựng dụng cụ đánh giày, hòm đựng quần áo đều được tận dụng để dạy học. Được một thời gian, tôi chuyển sang mở lớp và dạy thêm cả trẻ khuyết tật, mắc bệnh lý về thần kinh”.
Dạy học vốn đã khó nhưng với bà giáo Côi, công việc này còn vất vả gấp bội bởi có nhiều em khi lên cơn còn cầm tay bà cắn và đánh. Nhưng với tình thương, cùng với đó là kỹ năng sư phạm đặc biệt, bà tìm mọi cách để giúp các em bình tĩnh lại. Vì nhiều em trí tuệ kém phát triển, có khi dạy cả năm trời mới nhớ nổi một chữ cái nhưng không vì thế mà bà Côi nản chí. Càng khó khăn, bà càng quyết tâm giúp những đứa học trò đặc biệt học được con chữ.
Hơn 8 giờ sáng, chị Lê Thị Thức (Yên Sở, Hà Nội) chăm chú nhìn đứa con của mình đánh vần từng chữ cái qua ô cửa sổ. Chị chia sẻ: “Nhà có hai con thì không may đứa thứ hai bị tự kỷ thể tăng động. Dù gia đình đã cố gắng nhờ y học can thiệp nhưng tình hình của cháu vẫn không cải thiện. Biết đến lớp học, nhiều năm qua, tôi đưa cháu đến đây. Được bà động viên kiên trì theo lớp, đến nay, cháu đã đánh vần được chữ cái”.
Bước chân vào lớp học, thấy có người lạ, các em học sinh đều đứng lên khoanh tay chào lễ phép dù nhiều em còn đang mải nô đùa. Được biết, bên cạnh dạy kiến thức văn hóa, bà Côi còn dạy các em cách chào hỏi, mời cơm, giúp đỡ việc nhà cho bố mẹ. “Học được tôi nhận, nhưng kể cả những em không học được tôi vẫn nhận vì ít nhất cũng dạy cho các em cách ứng xử, nề nếp”, bà Côi bộc bạch.
Không thu học phí từ lớp học, với bà, động lực duy nhất để bà tiếp tục công việc ý nghĩa này là sự tiến bộ của học trò. Học đọc, viết, tính toán cơ bản, các em có thể ra ngoài học thêm nghề sửa xe, cắt tóc, hay ít nhất biết đếm tiền rồi trả lại tiền thừa cho người khác. Với bà Côi, chỉ cần có sức khỏe, bà sẽ tiếp tục cống hiến sức lực để dạy chữ cho trẻ thiếu may mắn.
ĐÌNH TOÁN
Video đang HOT
Theo baovanhoa
Cô gái khuyết tật và 12 năm dạy chữ miễn phí cho học trò
Cô giáo Phạm Thị Lý bị khuyết tật cách đây 17 năm do biến chứng phẫu thuật, vượt lên số phận cô mở lớp học dạy chữ miễn phí cho hàng trăm học sinh ở làng.
17 năm bị liệt, phải lết trên nền nhà
Đến thôn Đỗ Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, không ai là không biết về "lớp học cô giáo Lý". Nói là lớp học, nhưng thực chất nó chỉ rộng chừng 20m2, không bàn ghế khang trang, không bảng đen phấn trắng, không tiếng trống vào lớp. Thay vào đó là những chiếc bàn mini dành cho học sinh ngồi bệt xuống sàn nhà để học.
"Cô giáo Lý" là cô Phạm Thị Lý (36 tuổi) bị teo hai chân trong một lần biến chứng sau phẫu thuật cách đây 17 năm. Cô phải dùng hai cánh tay chống xuống nền nhà rồi đẩy người lên từng bước, nhưng nụ cười lúc nào cũng thường trực.
Dù bị liệt hai chân, nhưng "cô giáo" Lý vẫn tự lập làm mọi việc trong gia đình từ nấu cơm, quét nhà, giặt giũ quần áo.
Sinh ra là con út trong gia đình có 3 anh chị em, từ bé cô Lý lúc nào trông cũng còi cọc, yếu ớt hơn. Nhưng cũng ngay từ nhỏ cô bé ấy có ước mơ được trở thành cô giáo, được đứng trên bục giảng.
Mong ước là thế nhưng may mắn lại không mỉm cười với cô. Lên 4 tuổi, bố cô mất sau một trận ốm. Năm 2002, mẹ lại tiếp tục qua đời do bị tai nạn giao thông. Sự ra đi của mẹ khiến cô bé Lý khi ấy suy sụp tinh thần, nên bệnh tim tái phát rất nặng.
Sau nhiều lần chạy chữa, trải qua ca phẫu thuật tim phức tạp, trái tim cô khỏe mạnh trở lại nhưng đôi chân lại bị liệt hoàn toàn do biến chứng sau ca mổ và ngày càng trở nên teo tóp.
Vượt qua những nỗi đau, năm 2002 cô Lý đăng ký thi tuyển vào Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng bị trượt. Lúc ấy, cô Lý từng nghĩ quẩn: "Sao ông trời không để mình chết trên bàn mổ còn hơn để sống như thế? Nhưng giờ nghĩ lại thấy bản thân dại quá, sao lại có suy nghĩ nông nổi như vậy!".
Cô Lý chưa từng học đại học hay chuyên ngành sư phạm, danh xưng "cô giáo" do học xinh yêu mến, kính trọng nên tự đặt cho cô.
Chưa từng tốt nghiệp đại học
Thời gian trôi đi, cô Lý cuối cùng cũng tìm thấy niềm vui của mình nhờ vào việc dạy học. Nghề giáo đến với cô như một cơ duyên, xuất phát điểm từ việc kèm cặp con cháu trong nhà khi bố mẹ bận đi làm, không có thời gian chăm nom. Sau một thời gian khi thấy thành tích học tập của các cháu tốt lên, nhiều phụ huynh trong xóm, trong làng bắt đầu tìm đến cô để gửi gắm con.
Ban đầu cô Lý tôi từ chối vì sợ mọi người đàm tiếu không có trình độ học vấn, nhưng vì nể anh em trong nhà nên cô lại nhận lời. Cứ thế, từ 2, 3 học sinh lẻ tẻ, đến nay, "lớp học cô Lý" duy trì sĩ số trên 40 học sinh đến học mỗi ngày.
Đều đặn từ sáng thứ hai đến hết ngày thứ bảy, lớp học này không lúc nào ngớt tiếng trẻ con, nhất là vào các buổi tối, có khi lên đến 25 em cùng ngồi học. Chúng hồn nhiên chạy nhảy, trêu chọc, hỏi bài nhau, rộn rã khắp trong nhà ngoài ngõ. Nhờ điều đó, cô giáo Lý chẳng lúc nào thấy buồn.
Cô giáo Lý cẩn thận cầm tay học sinh nắn chỉnh từng nét chữ cho ngay ngắn.
Do diện tích nhà hơi nhỏ, lớp đông học sinh nên cô Lý chia đôi "lớp học". Một lớp ngồi phòng khách, một lớp ngồi trong gian bếp của cô, phải trang bị tới 6 cái bóng đèn huỳnh quang đảm bảo đủ ánh sáng cho các em học bài.
Đây là một lớp học hỗn hợp, học sinh trong độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 5 đều là các em ở gần, đến nhà cô để học kèm môn Toán và Tiếng Việt.
"Ca tối tôi phải chia làm hai lớp vì nhà không đủ chỗ cho các em ngồi. Còn hai buổi sáng chiều, chỉ cần không phải đến trường, các con sẽ tự đến nhà để tôi chữa bài hoặc nhận thêm tài liệu bài tập", cô chia sẻ.
Cô Lý thú thật, bản thân không được học chương trình sư phạm bài bản và cũng chưa từng tốt nghiệp cao đẳng hay đại học. Danh xưng "cô giáo" là học sinh tự gọi.
Tuy nhiên, suốt 12 năm ngồi dạy học cô luôn ý thức được trách nhiệm của mình. Cô tự tìm tòi, bổ sung kiến thức trên mạng, học hỏi thêm từ anh chị làm giáo viên cấp 1 trong gia đình và tìm đọc thêm rất nhiều loại sách chuyên môn. Điều này giúp cô có thêm một lượng kiến thức đủ để dạy các em tốt lên từng ngày.
Suốt 12 năm qua, hàng trăm đứa trẻ được cô Lý dạy học luôn đạt được thành tích học tập cao.
Dạy học như vậy nhưng mỗi lần phụ huynh gửi tiền đóng học, cô Lý đều kiên quyết từ chối. Cô nói, bản thân đã có tiền trợ cấp dành cho người tàn tật một triệu đồng/tháng, thuốc uống cũng được phát miễn phí, cuộc sống sinh hoạt không phải lo nghĩ.
"Tôi luôn nói với phụ huynh rằng tôi không bán chữ, nên không nhận tiền. Chưa lúc nào tôi có suy nghĩ sẽ ngừng công việc 'gõ đầu trẻ'", cô Lý tâm sự.
Chia sẻ về "lớp học cô giáo Lý", chị Phạm Thị Phương Luyến (Yên Mỹ, Hưng Yên) nói: "Tôi cho con theo học lớp cô Lý được gần hai năm. Từ ngày con sang học, tôi thấy cháu tiến bộ hơn.
Vợ chồng tôi thường đi làm ăn xa, ít có thời gian chăm sóc con cái, nhưng may được cô Lý nhiệt tình giúp đỡ, gia đình tôi yên tâm hẳn. Mỗi lần đi học về con trai hào hứng khoe mẹ nay được cô Lý dạy chữ, được cô chỉnh dáng ngồi, cách cầm bút cho đúng. Thấy con vui vẻ, học hành lại tiến bộ gia đình mừng lắm".
Theo VTC
Người thầy đặc biệt của những đứa trẻ đặc biệt Đã 8 năm kể từ ngày về công tác tại Trường Trung cấp nghề Thanh, Thiếu niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn Thanh Hóa, thầy Lê Thanh Tùng, giáo viên bộ môn công nghệ thông tin (CNTT) đã làm được những điều tưởng chừng vô cùng khó đối với một người mang trong mình nỗi đau vì khuyết tật. Đón chúng tôi...