Hết loa sát thương, TQ giảo hoạt dùng đèn pha “khủng” tấn công CSB
Sau khi chiếu đèn công suất cực mạnh thẳng vào cabin buồng lái tàu CSB 4034, tàu TQ bất ngờ hạ độ sáng rồi chớp nháy liên tục. Chiêu trò này rất ảnh hưởng đến mắt và tầm quan sát của tàu VN.
Tàu hải cảnh của Trung Quốc (phải) ngăn cản, ép hướng tàu kiểm ngư Việt Nam
Theo Tuổi trẻ, ngày 29/6, thời tiết Hoàng Sa dông gió cả ngày. Mưa to, trời mù hơn. Sóng lừng suốt ngày. Theo các thủy thủ, đây là kiểu sóng cuộn từ dưới đáy tàu lên.
Kiểu sóng này cuộn lừng lững trong lòng biển và làm cho tàu khi lật trả lại chậm hơn khiến người rất dễ mệt và say. Dù thời tiết bất lợi, các tàu thực thi nhiệm vụ Việt Nam vẫn tiếp tục tiến vào gần giàn khoan làm nhiệm vụ.
Theo quan sát, Trung Quốc đã đưa thêm 8 tàu đến hiện trường giàn khoan, cụ thể: Trung Quốc đang có khoảng 116 đến 122 tàu các loại gồm: các loại hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo, 34 tàu vỏ sắt và 6 tàu quân sự.
Để bảo vệ giàn khoan, các tàu của Trung Quốc chia thành 2 lớp ngăn chặn trên các hướng di chuyển của tàu thực thi pháp luật Việt Nam.
Lớp thứ 1 gồm từ 7 đến 11 tàu có trọng tải lớn; lớp thứ 2 gồm các loại tàu nhỏ hơn tập trung ở vùng biển cách giàn khoan ở khoảng 6 đến 8 hải lý.
Lúc 8h30, từ hướng nam tây nam, tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư Việt Nam tiến vào cách giàn khoan 11 hải lý (khoảng 20,1km), 8 tàu Trung Quốc đã tăng tốc lao ra cản phá. Để tránh bị đâm va gây hư hại tàu cũng như các trang thiết bị, tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam đã chủ động vòng tránh, bẻ gãy ý đồ của tàu Trung Quốc.
Đến tối, tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục quấy nhiễu tàu Việt Nam. Lúc 19h, tàu CSB mới ra thực địa 4034 đang cách giàn khoan khoảng 12 hải lý bị tàu hải cảnh 3210 của Trung Quốc tấn công bằng trò chiếu thẳng đèn pha công suất cực lớn vào cabin buồng lái.
Sau khi chiếu đèn công suất cực mạnh thẳng vào cabin buồng lái tàu CSB 4034 khoảng 5 phút, tàu hải cảnh 3210 lại bất ngờ hạ độ sáng rồi chớp nháy liên tục trong lúc tăng độ sáng lên. Chiêu trò này rất ảnh hưởng đến mắt và tầm quan sát của tàu CSB 4034. Tàu hải cảnh 3210 đã tấn công tàu CSB 4034 của Việt Nam bằng trò này suốt 25 phút với mục đích uy hiếp.
Trước đó, các tàu Trung Quốc cũng đã sử dụng loa khủng với tàu CSB 4032. Theo đó, vào ngày 7/6, tàu cảnh sát biển 4032 áp sát khu vực ngư dân Việt Nam đang đánh cá cách giàn khoan Hải Dương-981 khoảng 42 hải lý. Lập tức có hai tàu Trung Quốc bám theo, trong đó tàu hải cảnh của Trung Quốc số hiệu 46002 khi tiến sát tàu 4032 khoảng 30-40 mét đã phát những âm thanh chói tai.
Video đang HOT
Loa chống bạo động có tính sát thương cao, có thể gây thủng màng nhĩ đối với người nghe nên được cảnh báo hạn chế sử dụng (Ảnh: Thanh Niên)
Âm thanh này sau đó lớn dần. Trong vòng 3-5 giây, nếu không kịp bịt tai thì người nghe cảm nhận như có cây kim chọc vào màng nhĩ, trong người có cảm giác choáng váng.
Tàu Trung Quốc 46002 phát âm thanh kéo dài chừng 10 phút rồi giảm tốc độ chạy ra vòng ngoài. Trước đó, trong quá trình truy đuổi tàu Việt Nam, một số tàu Trung Quốc cũng mở âm thanh này.
Thượng úy Lương Văn Hùng – Thuyền phó tàu CSB 8001 cho biết, âm thanh này xuất phát từ loa chống bạo động được trang bị trên tàu. Tuy nhiên, do nguy hiểm đến tính mạng con người nên các tàu hạn chế sử dụng.
“Loa chỉ được dùng trong tình huống bất khả kháng như phát hiện ra đối tượng có âm mưu cướp tàu hay bạo loạn, truy đuổi và truy sát. Chúng tôi chưa bao giờ dùng loa này vì biết âm thanh đó rất nguy hiểm. Người nghe có thể bị thủng màng nhĩ nếu ở trong bán kính 500 mét”, thượng úy Hùng nói.
Theo Báo Giao thông vận tải
Quốc hội Mỹ phản đối Trung Quốc tham gia tập trận chung RIMPAC
Các quan chức Quốc hội Mỹ đều bày tỏ hoài nghi về thiện chí thực sự của Trung Quốc trong việc tham gia RIMPAC.
Không tin Trung Quốc có thiện chí
"Việc tham gia tập trận chung Vành Đai Thái Bình Dương (RIMPAC) là dành cho các đồng minh, các đối tác và các nước khác nhằm thể hiện sự quan tâm của họ trong việc đóng góp vào an ninh trong khu vực", ông Forbes cho biết Hạ Nghị sỹ J. Randy Forbes thuộc Ủy ban Vũ khí Hạ viện Mỹ đã đưa ra tuyên bố trên ngày 26/6.
Tàu Trung Quốc tham gia tập trận chung RIMPAC (Ảnh Reuters)
"Do Bắc Kinh đã có những hành vi hiếu chiến nhằm vào các nước láng giềng tại châu Á-Thái Bình Dương trong những tháng qua, tôi không nghĩ rằng Trung Quốc lại có cơ hội tham gia vào cuộc tập trận đầy uy tín này", ông Forbes nói.
Ông Forbes cho rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền tự do hàng hải ở châu Á cũng như không tôn trọng luật pháp quốc tế và cố tình gây căng thẳng trong khu vực.
Chính vì thế, ông Forbes khẳng định: "Việc Trung Quốc thể hiện thái độ thù địch với các nước láng giềng và gây ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ sẽ khiến nước này phải trả giá đắt".
Hạ Nghị sỹ Dana Rohrabacher thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc tham gia tập trận có thể ảnh hưởng đến an ninh của Mỹ.
Khiến các nước Châu Á lo ngại
Rất nhiều nước châu Á cũng lo ngại việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và o ép các nước khác bằng Hải quân của mình.
Ngoài ra, còn có lo ngại rằng việc Trung Quốc tham gia tập trận có thể khiến nước này hiểu rõ những điểm yếu của Mỹ.
Rick Fisher, một chuyên gia về quân sự Trung Quốc, cho biết, việc cho phép Trung Quốc tham gia tập trận sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho tình bào của Trung Quốc.
Ông Fisher nói rằng, qua cuộc tập trận này Trung Quốc "có thể theo dõi việc Hải quân Mỹ tương tác với các đồng minh của mình. Điều này rất có lợi cho Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự".
Dù không ai muốn rằng các tướng lĩnh quân sự lại phải vạch ra kết hoạch chiến đấu trong tương lai nhưng ông Fisher cho rằng: "Điều quan trọng là các quan chức Mỹ cần phải giải thích rõ ràng về mối đe dọa của Trung Quốc đến lợi ích và sức mạnh quân sự của Mỹ. Đây là một yêu cầu tối cần thiết với các tướng lĩnh của Mỹ, và nếu không làm được như vậy thì Mỹ sẽ phải trả giá bằng chính tính mạng của người dân của mình".
Ông Fisher cũng cho biết việc trao đổi quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc thường chỉ diễn ra 1 chiều khi mà Trung Quốc thường hưởng lợi từ những tiến bộ về vũ khí của quân đội Mỹ. Trong khi đó, Mỹ thường bị Trung Quốc từ chối tiếp cận các loại vũ khí hiện đại của mình.
"Việc Trung Quốc tham gia RIMPAC sẽ không dẫn đến một mối quan hệ nhiều ý nghĩa dựa trên việc hợp tác một cách minh bạch, nhất là khi mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc là làm suy yếu sức mạnh của Mỹ tại châu Á để tiến xa hơn", ông Fisher khẳng định.
Ông John Tkacik, một cựu quan chức Lầu Năm Góc và cũng là một chuyên gia về Trung Quốc, đã lên tiếng nghi ngờ sự sáng suốt trong việc để Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung RIMPAC.
"Tôi nghĩ rằng có những lý do hợp lý để hoan nghênh việc Trung Quốc tham gia RIMPAC, ví dụ như xây dựng lòng tin. Tuy nhiên, đối với tôi đây dường như là việc xây dựng lòng tin với một con cáo thông qua việc mời nó đến một cuộc hội thảo về việc bảo vệ gà", ông Tkacik nói.
Dư luận Trung Quốc mâu thuẫn với báo chí trong nước
Truyền thông Trung Quốc đã ca ngợi việc Hải quân nước này tham gia RIMPAC là một bước ngoặt trong việc cải thiện các mối quan hệ quân sự với Mỹ dù Mỹ vừa buộc tội 5 quan chức Trung Quốc trong việc tiến hành các hoạt động tấn công mạng sâu rộng nhằm hỗ trợ cho việc đẩy mạnh các chương trình vệ tinh và vũ trụ.
Zhang Junshe, nhà phân tích thuộc Viện Hải quân Trung Quốc cho biết việc tham gia cuộc tập trận chung lần này là một "nỗ lực phá băng" của Trung Quốc bất chấp việc Mỹ vẫn buôn bán vũ khí cho Đài Loan.
Tuy nhiên, rất nhiều độc giả Trung Quốc đã đăng tải những nội dung phản đối việc tham gia các RIMPAC.
Họ đều cho rằng việc Trung Quốc tham gia RIMPAC là một điều đáng hổ thẹn và chính quyền Trung Quốc sẽ chẳng được lợi gì khi tham gia vào cuộc tập trận với các nước khác.
Tập trận chung không phải để đối phó với Trung Quốc
RIMPAC và nhiều cuộc tập trận khác là những nhân tố quan trọng trong chính sách hướng Đông của Mỹ dựa trên ý tưởng mà Lầu Năm Góc đề xuất nhiều năm trước mang tên Không chiến và Hải chiến.
Theo đó, việc tập trận chung sẽ bao gồm việc xây dựng và phối hợp giữa lực lượng Không quân và Hải quân các nước nhằm ngăn chặn hoặc nhanh chóng đánh bại Trung Quốc trong các cuộc xung đột sử dụng máy bay ném bom và các vũ khí tầm xa của Hải quân các nước.
Ý tưởng này được hiện thực hóa sau khi các quan chức quân sự nhận thức được rằng việc Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự của mình đã lên đến độ có thể ảnh hưởng đến lợi thế chiến lược của Mỹ tại châu Á. Các vũ khí do Trung Quốc phát triển ra đều nhằm mục đích chống lại các loại vũ khí của Mỹ và đồng minh trong tương lai.
Tuy nhiên, theo chính sách quân sự mềm dẻo của Tổng thống Mỹ Barack Obama thì ý tưởng này đã được chuyển từ việc củng cố sức mạnh quân sự sang việc kêu gọi sự hợp tác của các đồng minh và sử dụng các chích sách về thương mại, ngoại giao, kinh tế để đối phó với Trung Quốc.
Vai trò của Trung Quốc tại RIMPAC đã được công bố vào năm ngoái trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California, Mỹ.
Việc đồng ý cho Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung lần này cũng cho thấy thái độ nhượng bộ của tướng lĩnh Hải quân Mỹ đối với Trung Quốc.
Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh châu Á- Thái Binh Dương của Mỹ, đã gạt đi những mối đe dọa trong việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự của mình thông qua việc phát triển công nghệ cao.
Năm ngoái ông Locklear tuyên bố rằng biến đổi khí hậu chứ không phải Trung Quốc mới là mối nguy lớn nhất tại châu Á- Thái Bình Dương./.
Theo VOV
Sạt lở nghiêm trọng đe dọa đường sắt Bắc - Nam Sạt lở đất nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến chân cầu Yên Xuân và mép đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua xã Nam Cường (Nam Đàn, Nghệ An). Cơ quan chức năng địa phương đang gấp rút tìm cách giải quyết. Cảnh tượng khiến cơ quan chức năng và người dân địa phương lo ngại cho sự an toàn của tuyến đường...