Hết Huawei, Apple lại sắp bị công ty Trung Quốc khác hất cẳng
Hiệu suất hoạt động của Xiaomi trong nửa đầu năm 2020 vượt quá kỳ vọng của các nhà phân tích.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Xiaomi đã đạt mức tăng trưởng doanh số bán hàng kỷ lục, một phần nhờ sự gia tăng giá trung bình của smartphone trong thời gian qua. Ngay sau khi công bố báo cáo quý, giá cổ phiếu của Xiaomi đã chạm mức 2,79 USD. Con số đó tăng 13% và đạt mức cao mới kể từ tháng 7/2018. Hơn nữa, tổng giá trị thị trường của công ty là khoảng 65 tỷ USD.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs, CITIC Securities, Founder Securities, CICC, Daiwa, Morgan Stanley và Citibank đã công bố báo cáo nghiên cứu, nơi họ đưa ra triển vọng tích cực về sự tăng trưởng hơn nữa của cổ phiếu Xiaomi và cũng khuyên các nhà đầu tư nên mua chúng.
Các nhà phân tích của CICC đã tăng 100% giá mục tiêu cho cổ phiếu Xiaomi và lạc quan về sự gia tăng thị phần smartphone công ty này. CICC tin rằng Xiaomi sẽ nằm trong ba nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, nếu không phải là năm nay thì năm sau.
Trong quý 2, thị phần châu Âu của Xiaomi đạt 17%, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên đưa Xiaomi trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba ở châu Âu.
Video đang HOT
Thị trường smartphone đã đối diện với những ngày rất xấu, sau đó cuộc khủng hoảng Covid-19 xảy ra lại càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Điều thú vị là, so với một số công ty, Xiaomi đã thu về kết quả kinh doanh ấn tượng với tổng doanh thu 7,7 tỷ USD trong giai đoạn ba tháng quý 2. Nó tăng 3,1% so với quý 2 năm ngoái và 7,7% so với quý 1/2020.
Lợi nhuận của Xiaomi là 650 triệu USD, tăng 129,8% so với cùng kỳ năm ngoái và tốt hơn 108% so với quý 1/2020 khi Trung Quốc hứng chịu đại dịch. Xiaomi đã chứng kiến sự phục hồi về doanh số bên ngoài Trung Quốc – Ấn Độ. Công ty cũng đã ghi nhận số lượt kích hoạt smartphone hàng ngày nhiều hơn 120% so với trước đại dịch vào tháng 1/2020.
Theo một báo cáo, châu Âu đóng một vai trò lớn trong quý 2, nơi doanh số đã tăng gần 65% so với quý 2 năm ngoái. Xiaomi là nhà cung cấp smartphone hàng đầu ở Tây Ban Nha, thứ hai ở Pháp và thứ tư ở Đức. Đó là những thành tựu rất tích cực. Có lẽ là ảnh hưởng trực tiếp của sự xuống dốc của Huawei.
Ba công ty đang thống trị thị trường smartphone cao cấp
Apple, Samsung và Huawei đang chiếm miếng bánh lớn ở thị trường smartphone cao cấp, phân khúc có lợi nhuận cao nhất.
Huawei đang đón nhận nhiều tin mừng trong mảng smartphone, dù vẫn đang bị Google quay lưng. Sau khi bất ngờ vượt qua Samsung và chiếm vị trí số 1 trong ngành smartphone vào tháng 4, Huawei tiếp tục được ghi nhận là nhà sản xuất smartphone cao cấp số 1 tại Trung Quốc, chiếm hơn 90% thị phần điện thoại đắt tiền tại đất nước tỷ dân.
iPhone 11 đang là smartphone bán chạy nhất thế giới, và chiếm tới 30% thị phần smartphone cao cấp.
Tuy nhiên, ở thị trường toàn cầu thì thống trị trong phân khúc này vẫn là Apple. Theo số liệu mà Counterpoint Research vừa công bố cho quý I/2020, Apple chiếm tới 57% thị phần mảng smartphone cao cấp, vượt trội hơn hẳn so với hai cái tên đứng sau là Samsung (19%) và Huawei (12%).
Tuy doanh thu mảng smartphone cao cấp đã giảm 13% trong năm qua do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, những mẫu smartphone đắt tiền vẫn chiếm tới 57% tổng doanh thu của thị trường smartphone.
Đây cũng là phân khúc mà các hãng điện thoại có lợi nhuận cao nhất. Ở phân khúc hấp dẫn này, ba cái tên kể trên đã chiếm tới 88% thị phần, để lại thị trường nhỏ còn lại cho những cái tên như Oppo (đứng thứ tư) và Xiaomi (đứng thứ năm).
Cả hai cái tên đến từ Trung Quốc đều có nỗ lực tham gia thị phần smartphone cao cấp trong năm qua. Oppo tăng trưởng tới 67% nhờ vào dòng Reno3, trong khi Xiaomi cũng tăng trưởng 10% với dòng Mi 10 và Mi Note 10.
Mate 30 là smartphone duy nhất không phải của Apple lọt vào top.
Xét về mẫu smartphone cao cấp bán chạy, iPhone 11 vẫn là chiếc điện thoại dẫn đầu thị trường với 30% thị phần, kế đó là 3 mẫu iPhone khác bao gồm iPhone 11 Pro Max (9%), iPhone 11 Pro (7%) và iPhone XR (6%). Mẫu smartphone không phải iPhone duy nhất lọt vào top 5 là Huawei Mate 30 Pro bản 5G.
Theo nhận định của Counterpoint Research, phân khúc 600-799 USD đang phát triển nhanh nhất với doanh số tăng 47% trong năm qua. Đây cũng là tầm giá của mẫu iPhone 11 và trước đó là iPhone XR, những smartphone bán chạy nhất năm 2019.
"Đây là tầm giá mạnh nhất của Apple hiện nay. Apple đã thử nghiệm độ co giãn nhu cầu về giá và nhận ra rằng giảm giá một chút để có mức giá cạnh tranh hơn có thể tạo ra giá trị từ người dùng trong thời gian từ 24-30 tháng", báo cáo của công ty phân tích này nhận định.
Apple Watch vẫn là "bá chủ" thị trường smartwatch toàn cầu Dòng đồng hồ thông minh Apple Watch vẫn tiếp tục thống trị thị trường đồng hồ thông minh toàn cầu vào năm 2020. Thiết bị đeo hàng đầu của Apple, bao gồm cả phiên bản Apple Watch Series 5 mới nhất từ lâu đã giữ "ngôi vương" thị trường đồng hồ thông minh. Vị thế dẫn đầu của công ty trong ngành vẫn...