‘Hết hồn’ vì những câu chúc Tết quen thuộc ngày nào giờ bị biến thể, nhận không ra…
Theo bảng chữ cái Tiếng Việt mới, nhưng câu chúc Tết chúng ta “nằm lòng” như “ chúc mừng năm mới”, “cung chúc tân xuân”… đã bị thay đổi kha khá.
Bảng chữ cái Tiếng Việt cải tiến.
Tháng 11 vừa qua, phần 1 trong bản đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền – nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, đã “gây bão” trong dư luận. Bên cạnh những tranh luận gay gắt xoay quanh giá trị của công trình nghiên cứu, cư dân mạng còn hoang mang bởi chính tên tuổi của bản thân cũng trở bảng chữ cải tiến.
Trong khi độ nóng của lần 1 chưa hạ nhiệt, thì chiều ngày 25/12, PGS.TS Bùi Hiền tiếp tục công bố phần còn lại của bảng chữ cái cải tiến, sớm hơn dự định ban đầu 3 tháng.
So với lần đổi mới thứ nhất, phần 2 mang theo một số điều chỉnh. Cụ thể, một số chữ cái sẽ hoàn toàn thay đổi về cách đọc như: q (thờ), w (ngờ), x (khờ). Ngoài ra, tác giả công trình cải tiến quyết định giữ nguyên chữ nh chứ không thay đổi như phần 1 là n’ vì bàn phím máy tính thiếu kí tự.
Nếu theo quy tắc bảng chữ cái Tiếng Việt cải tiến này, những câu chúc quen thuộc chúng ta thường dùng trong ngày Tết sẽ bị thay đổi như sau.
Chúc mừng năm mới có vẻ không mấy thay đổi.
Video đang HOT
Cái này thì phải đọc thế nào đây?
Dự báo đây sẽ là “xì-tai” chúc Tết hot nhất năm nay.
Theo Blogtin
'Tiếq Việt' lại thành 'Tiếw Việt': Các phát kiến rối loạn của vị PGS?
So với lần công bố trước đó, bản nghiên cứu cải tiến chữ viết hoàn chỉnh của PGS-TS Bùi Hiền có nhiều thay đổi. Trong đó, "Tiếng Việt" từng được ông đề xuất thành "Tiếq Việt", nay sẽ chuyển đổi thành "Tiếw Việt".
Trong công trình nghiên cứu hoàn thiện vừa được PGS-TS Bùi Hiền công bố có nhiều thay đổi về cách đọc.
Tiếq Việt' thành 'Tiếw Việt'
Ở công trình nghiên cứu hoàn thiện vừa được PGS-TS Bùi Hiền công bố, những phần cải tiến phụ âm đã được thay đổi so với trước.
Ví dụ, lúc trước PGS-TS Bùi Hiền thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R=R; S = S, X; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r.
Còn trong bản hoàn thiện chỉ có 6 chữ cái được thay đổi như sau: C (chờ) = ch, tr; K(cờ) = k, c, q ; Q (thờ) = th; W(ngờ) = ng, ngh ; X (khờ) = kh; Z (dờ) = d, gi, r.
Có thể thấy, nếu trước đây, chữ "ng" được PGS Bùi Hiền cải tiến bằng chữ "q", thì lần này đã thay đổi thành chữ "w".
Như vậy, "Tiếq Việt' sẽ thành 'Tiếw Việt'.
X đọc thành "khờ" và nhiều thay đổi khác
Theo PGS Bùi Hiền, bảng chữ cái đọc theo kiểu mới vẫn giữ nguyên trật tự ABC. Những chữ cái in đậm trong bảng chữ cái âm vị để lưu ý rằng đó là những chữ đã mang giá trị âm vị mới (đọc kiểu cải tiến) thay cho những chữ cái đọc theo bảng chữ quốc ngữ cũ.
Ví dụ, X đọc thành 'khờ'. "Xô" đọc là "khô".
Q đọc là "thờ"
"Xô xan" thì đọc là "khô khan"...
Những chữ in đậm là thay đổi về cách đọc.
4 hiệu quả mang lại nếu cải tiến chữ viết
Tự PGS-TS Bùi Hiền đánh giá, nếu đề xuất của ông được chấp nhận sẽ mang lại 4 hiệu quả sau:
- Dễ học, dễ nhớ, dễ đọc, dễ viết, dễ dùng lối viết và đọc chữ cải tiến. Giản hoá tới mức tối đa cách viết, loại bỏ hết phụ âm ghép 2-3 chữ cái (ch, tr, ng, ngh, gh, kh, nh, ph) và các lỗi chính tả (d -gi - r, s - x, ch - tr) hiện đang gặp phải ở mỗi người, nhất là trong công tác biên tập của các nhà xuất bản và báo chí.
- "Nạn mù chữ" được giải quyết triệt để chỉ trong vòng 1-2 ngày đối với những người đã biết chữ quốc ngữ hiện hành. Với học sinh lớp 1 và người dân tộc sẽ rút ngắn được thời gian "vỡ lòng" (biết đọc, biết viết) xuống ít nhất một nửa so với học chữ cũ.
- Là công cụ sắc bén hơn, tiện lợi hơn cho công cuộc hội nhập quốc tế hiện nay: người nước ngoài dễ học tiếng Việt hơn, dễ tiếp cận với nền kinh tế, văn hoá, khoa học Việt Nam hơn. Và ngược lại Việt Nam cũng dễ làm cho bạn bè mau hiểu Việt Nam, chóng có cảm tình với tiếng nói và chữ viết của người Việt hơn.
- Tiết kiệm được khoảng 9% thời gian, công sức, tiền của, vật tư, tài nguyên số trong việc xây dựng tất cả các loại văn bản bằng viết tay hoặc gõ bàn phím. Điều này cũng có nghĩa là làm tăng năng suất lao động hàng năm tới 8-9%, làm lợi cho nền kinh tế của cả nước và của từng người.
Theo Laodong.vn
Cải cách tiếng Việt: Hội đồng khoa học im lặng tức là không đồng tình Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng, công trình nghiên cứu cải cách tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền công bố nhưng hội đồng khoa học vẫn im lặng nghĩa là không đồng ý với phát kiến của ông ấy. ảnh minh họa GS Lân Dũng cho hay, thực tế công trình nghiên cứu của PGS Bùi Hiền chỉ là tác phẩm của...