Hết cô đơn trong vũ trụ?
‘Chúng ta sẽ không còn cô đơn trong vũ trụ’ – vài năm trước, bà Ellen Stofan – Giám đốc phụ trách khoa học của NASA, đã dự báo như vậy.
Sứ mệnh PLATO.
Mới đây, dự báo này lại được nhà thiên văn học nổi tiếng Chris Impey (Anh) nhắc lại. Cả 2 nhà khoa học đều quả quyết việc phát hiện sự sống ngoài Trái đất chỉ còn là vấn đề thời gian, nhiều nhất là sau 15 – 20 năm nữa.
Vi sinh vũ trụ trong tầng bình lưu?
Những năm gần đây, các nhà khoa học liên tục có những phát hiện liên quan đến khả năng tồn tại sự sống ngoài hành tinh, chẳng hạn như trữ lượng nước lỏng trên các thiên thể thuộc Hệ Mặt trời; các dấu vết hồ nước trên sao Hỏa;
Nguồn nhiệt trong lòng đại dương ngầm thuộc vệ tinh Enceladus của sao Thổ; các hành tinh giống Trái đất trong khu vực có thể sống được của các ngôi sao chủ…
Tuy nhiên, để tìm được chứng cớ về sự sống ngoài Trái đất, không nhất thiết phải hướng kính viễn vọng vào sâu trong vũ trụ và thực hiện các chuyến bay lên các hành tinh khác.
Các nghiên cứu của nhà sinh học vũ trụ Chandra Wickramasinghe (Anh) cho thấy, trong một trận mưa thiên thạch (có tên là mưa sao băng Perseid), trên các tầng cao khí quyển Trái đất đột nhiên xuất hiện các vi sinh.
Để phát hiện những vi sinh này, các nhà khoa học đã thiết kế một khí cầu đặc biệt, thu thập mẫu vật trên độ cao 26 km trong thời gian có mưa sao băng Perseid. Hóa ra, trên các tầng cao khí quyển có các mảnh tảo đơn bào, gọi là tảo silic.
Trên mặt đất, tảo silic có thể được các cơn bão cuốn theo trên khoảng cách lớn. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, không có cơn bão hay lốc xoáy nào có thể mang tảo silic lên tận tầng bình lưu. Vì vậy, theo giáo sư vi sinh Milton Wainwright (ĐH Nottingham, Anh), những mảnh tảo silic trên thượng tầng khí quyển phải đến từ vũ trụ, có thể cùng với mưa sao băng Perseid.
Video đang HOT
Giáo sư Wainwright cũng nhận định là có xác suất đến 95% rằng vi sinh vật có nguồn gốc ngoài Trái đất bám theo các sao Chổi để đến chỗ chúng ta.
Tuy nhiên, nhà sinh học vũ trụ Chris McKay ở Trung tâm Nghiên cứu Amos thuộc NASA, khẳng định các chứng cớ là quá nghèo nàn. Theo ông, các sinh vật vũ trụ phải có cấu tạo cơ thể khác với sinh vật trên Trái đất. Thế nhưng, một số nhà khoa học lại cho rằng đây không phải là điều kiện cần thiết. Các vi sinh vật có thể có nguồn gốc Trái đất, nhưng “trở về sau chuyến du hành vũ trụ dài ngày”.
Nếu như vậy, thì định nghĩa về “sự sống ngoài Trái đất” trở nên rất phức tạp, các vi sinh vật nguồn gốc Trái đất có thể rời bỏ hành tinh chúng ta bằng một cách nào đó để lang thang trong vũ trụ. Chúng có thể “trôi dạt” đến một nơi nào đó trong vũ trụ sâu thẳm và tiếp tục tồn tại ở đó.
Nếu hiểu theo cách này, thì không thể loại trừ khả năng là các vi sinh vật sống gần các ống thủy nhiệt trong đại dương ngầm của một vệ tinh nào đó có thể giống các vi sinh vật Trái đất, tương tự như tảo silic trong tầng bình lưu.
Truy tìm dấu vết
Sử dụng dữ liệu do NASA cung cấp, các nhà khoa học xác định được rằng trong Dải Ngân hà của chúng ta có ít nhất 8,8 tỷ ngôi sao mà xung quanh có các hành tinh kích thước tương đương Trái đất, quay trong khu vực có thể thể sống được.
Điều này không có nghĩa là sự sống “tự động” xuất hiện trên các hành tinh đó, tuy nhiên có thể xảy ra các trường hợp ngoại lệ. Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Vật lý thiên văn ĐH Harvard (Mỹ) thì nhắc tới con số 17 tỷ hành tinh có kích thước tương đương Trái đất, dựa trên các kết quả quan sát của Kính thiên văn không gian Kepler.
Vào tháng Hai năm 2014, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) khẳng định sứ mệnh Kính viễn vọng không gian PLATO. Theo kế hoạch, kính viễn vọng không gian này được phóng vào vũ trụ vào năm 2026 với nhiệm vụ tìm kiếm các ngoại hành tinh có nước ở trạng thái lỏng.
Chúng ta đang tìm kiếm các dấu vết hóa học chứng tỏ có sự tồn tại của sự sống ngoài vũ trụ. Nếu như chúng ta phát hiện một thứ sinh vật vũ trụ nào đó, thì điều đó sẽ diễn ra trước hết trong Hệ Mặt trời và có nhiều khả năng đây sẽ là vi sinh vật.
Các ống thủy nhiệt trên vệ tinh Enceladus có thể là nơi sinh sống của các vi sinh vật đơn giản, tương tự như các vi sinh vật trong môi trường đại dương Trái đất.
Khi dự đoán về phát hiện sự sống ngoài Trái đất, các nhà khoa học của NASA không nhắc đến sự sống vũ trụ thông minh. “Tôi chỉ có thể đánh cược về việc phát hiện sự sống vũ trụ ở dạng vi sinh. Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng chưa thể nói về các dạng sống thông minh ngoài Trái đất” – nhà thiên văn học Chris Impey (Vương quốc Anh) quả quyết.
Theo nhà khoa học Seth Shostak ở Viện Nghiên cứu Trí thông minh ngoài Trái đất SETI (Mỹ), trong vòng 20 năm tới chúng ta sẽ phát hiện sự sống ngoài Trái đất. Tuy nhiên Seth Shostak cũng không nhắc đến việc tiếp xúc với dạng sống thông minh hay nền văn minh lạ trong vũ trụ. Nỗi cô đơn của chúng ta trong vũ trụ có thể sẽ chấm dứt, nhưng chúng ta vẫn “chưa có ai để mà trò chuyện”.
'Con mắt của hành tinh' đang bị hư hại nghiêm trọng
Dù trước đó, kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất đã gặp nhiều sự cố khác nhau nhưng thiệt hại lần này được cho là nghiêm trọng nhất mà Arecibo phải gánh chịu.
Trước khi Trung Quốc chế tạo Sky Eye, danh hiệu kính thiên văn lớn nhất thế giới thuộc về Arecibo ở Puerto Rico, vùng biển Caribe (Mỹ). Nơi đây đã theo dõi các tín hiệu vô tuyến từ vũ trụ trong nửa thế kỷ, cung cấp cho hàng nghìn nhà thiên văn vô số dữ liệu quan sát.
Kính thiên văn vô tuyến Arecibo
Tuy nhiên, vào đầu tháng 8 năm nay, một sợi cáp thép đỡ bất ngờ bị sập, đánh dấu "vết thương" dài 30 mét trên bề mặt phản xạ khổng lồ mang tính biểu tượng của Arecibo. Đây chính là "vũ khí" lợi hại để con người phát hiện ra nền văn minh ngoài Trái đất.
Bị hư hại nghiêm trọng
Kính viễn vọng Arecibo sử dụng miệng núi lửa được hình thành bởi đá vôi trong thung lũng bị ăn mòn bởi nước chảy. Nó bao gồm một đĩa ăng ten hình cầu (bề mặt phản xạ chính) và ngôi nhà tròn nặng 75 tấn là nơi chứa các bề mặt phản xạ thứ hai, thứ ba của Arecibo, cũng như các máy phát radar và máy thu vi sóng.
"Con mắt của hành tinh" đang bị hư hại nghiêm trọng
Một trong những nhiệm vụ chính của Arecibo là thu nhận sóng vô tuyến từ các thiên thể khác nhau trong vũ trụ và chảo của nó là bề mặt phản xạ chính tập hợp các tín hiệu này. Bộ phận quan trọng nhất này đã bị hư hại nghiêm trọng và hoạt động của toàn bộ kính thiên văn đã dừng lại.
Hiện vẫn chưa rõ lý do khiến cáp hỗ trợ bị đứt. Zenaida Kotala, trợ lý của Phó Chủ tịch Đại học Central Florida, người phụ trách quản lý Arecibo, nói rằng họ hiện đang tìm nguyên nhân và các kỹ sư sẽ cố gắng bảo trì, khôi phục hoạt động của kính thiên văn càng sớm càng tốt.
Trung tâm quan sát thiên văn
Mặc dù Arecibo không còn là kính thiên văn vô tuyến lớn nhất trên thế giới, nhưng nó vẫn là một công cụ quan trọng để các nhà thiên văn khám phá vũ trụ kể từ khi được xây dựng vào năm 1963, không ngừng làm mới sự hiểu biết của con người về không gian bên ngoài.
Tuy nhiên, chức năng nổi tiếng nhất của Arecibo có thể là tìm kiếm nền văn minh ngoài hành tinh. Năm 1974, Frank Drake, khi đó là giám đốc Đài quan sát Arecibo và đồng nghiệp của ông, nhà thiên văn học nổi tiếng Carl Sagan, đã sử dụng kính viễn vọng vô tuyến này để truyền thông tin giữa các vì sao đầu tiên trên thế giới tới một thiên hà cách Trái đất 12.000 năm ánh sáng. Kể từ đó, Arecibo luôn "lắng nghe" những tín hiệu có thể đến từ các nền văn minh ngoài hành tinh.
Thông điệp đầu tiên được con người gửi đến vũ trụ thông qua Arecibo.
Trên thực tế, Arecibo đã đóng một vai trò quan trọng trong chương trình bảo vệ hành tinh của NASA - mục tiêu của họ là theo dõi và xử lý các thiên thể có thể đe dọa sự an toàn của trái đất.
Sự cố mới đây có thể là thiệt hại nghiêm trọng nhất mà Arecibo phải gánh chịu, nhưng kính viễn vọng vô tuyến lớn trước đó đã không gặp nhiều may mắn.
Năm 2014, một trận động đất làm hư hỏng một dây cáp thép. Năm 2017, cơn bão Maria quét qua nhiều hòn đảo ở vùng biển Caribe, Puerto Rico bị tàn phá và Arecibo cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vào thời điểm đó, các nhà thiên văn học trên khắp thế giới đang nháo nhào để quan sát thiên thể ngoài mặt trời đầu tiên đi vào hệ mặt trời. Sự vắng mặt của Arecibo đã khiến nhiều nhà thiên văn bỏ lỡ cơ hội quan sát hiếm có này.
Đây là cách mới để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất Bằng cách tìm kiếm các phân tử ngay trên Trái Đất, giới nghiên cứu hy vọng tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài không gian. Trong lần nguyệt thực toàn phần gần đây nhất, kính Hubble đã nghiên cứu bầu khí quyển Trái Đất bằng cách sử dụng Mặt Trăng như một tấm gương. Lần nguyệt thực này mang đến cho các...