Hết cách ly xã hội, doanh nghiệp du lịch vẫn chưa thể ‘ngóc đầu’
Hàng không đã tăng chuyến, vận tải được nới lỏng hoạt động, tuy nhiên để du lịch phục hồi vẫn cần thêm rất nhiều thời gian.
Khảo sát của VTC News cho thấy, sau hai ngày dừng thực hiện cách ly xã hội, đa số các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội vẫn chưa hoạt động trở lại.
Đại diện Công ty du lịch quốc tế châu Á – Thái Bình Dương cho hay, công ty này vẫn đang đóng cửa, số hotline ngừng tiếp nhận các thông tin khách hàng. “ Chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng hoạt động trở lại. Thông báo nới lỏng cách ly xã hội mới được đưa ra, đời sống của người dân vẫn chưa trở lại một cách bình thường thì rất khó để xuất hiện nhu cầu đi du lịch tại thời điểm này“, đại diện doanh nghiệp này nhấn mạnh.
Các công ty du lịch vẫn “cửa đóng then cài” dù đã có thông báo “nới lỏng” cách ly xã hội.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Công ty Quản lý điểm đến châu Á cũng khẳng định “ doanh nghiệp chưa mở cửa đón khách trở lại“. Theo dự báo của chủ doanh nghiệp này, ngành du lịch cần nhiều thời gian hơn nữa để phục hồi sau đại dịch COVID-19. Quá trình hồi phục sẽ diễn ra theo các giai đoạn: Nới lỏng hạn chế đi lại; Du lịch nội địa hồi phục; Các đường bay được khôi phục; Thị trường khách đi lẻ hồi phục; Thị trường khách đoàn đi số lượng lớn hồi phục.
Video đang HOT
Theo chủ doanh nghiệp này, dù các hạn chế trước đó có thể được nới lỏng, các hãng hàng không đã có kế hoạch khôi phục đường bay và tăng tần suất các chuyến bay nhưng sự gia tăng về vận tải chủ yếu đáp ứng nhu cầu đi lại thông thường và vận chuyển hàng hóa, trongh khi “nhu cầu du lịch của người dân vẫn còn rất ít”.
Một vấn đề nữa cũng đang khiến các doanh nghiệp lữ hành gặp khó và cần thời gian để chuẩn bị, đó là vấn đề nhân sự. Đại diện Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành Saigontourist cho biết, kể cả khi đã công bố việc nới lỏng cách ly xã hội thì doanh nghiệp này vẫn đang hoạt động cầm chừng. “ COVID-19 đã khiến ngành du lịch kiệt quệ. Nhiều doanh nghiệp tư nhân phá sản hoặc trong tình trạng ngừng hoạt động 100%. Vì thế việc phục hồi cần nhiều thời gian, đòi hỏi các giải pháp, chiến lược của Chính phủ, Nhà nước và cả doanh nghiệp“, đại diện SaigonTourist nhấn mạnh.
Thông tin từ Tổng cục Du lịch cho biết, hiện nay, các khu resort vẫn được phép mở cửa. Đây là các cơ sở lưu trú nên theo quy định vẫn được phép hoạt động. Tuy nhiên lượng khách rất ít. Một số nơi dù không bị cấm vẫn chủ động đóng cửa và ngừng đón khách do không đủ số lượng nhân viên để duy trì các dịch vụ.
Tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Khánh Hòa, hai địa phương này vẫn đang tiếp tục tạm cấm tắm biển và đóng cửa các khu du lịch nên hầu như không có du khách.
Tại Quảng Ninh, ước tính có trên 230 tàu du lịch Hạ Long “nằm bờ” vì COVID-19. Hiện nay số tàu này vẫn chưa thể hoạt động trở lại do chưa có khách du lịch. Đại diện một doanh nghiệp vận tải du lịch tại Quảng Ninh cho biết, tình trạng này nhiều khả năng kéo dài qua dịp 30/4. Đến giữa tháng 5 nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch tăng nhanh, tàu mới có thể hy vọng hoạt động trở lại.
Các nhà hàng, khách sạn, nhiều chủ doanh nghiệp cũng khẳng định, trong điều kiện hiện nay, khó phát huy hiệu quả cao trong ngắn hạn. Do ngừng hoạt động nhiều ngày nên chủ doanh nghiệp đang gặp khó về nguồn cung thực phẩm, nhân sự lao động, vấn đề an ninh, an toàn, nhất là về vệ sinh, y tế…Trong khi đó, những khoản này cũng đòi hỏi “ngốn” nhiều tài chính.
Hà Nội vắng vẻ trong ngày đầu sau thông báo ‘gỡ’ cách ly xã hội. (Ảnh: Ngọc Khánh)
Cũng theo Tổng cục Du lịch, tính đến hết ngày 17/4, Việt Nam có 364 khách nước ngoài “mắc kẹt” trong dịch COVID-19 có nhu cầu về nước. Trong khi đó, hiện có 3.229 khách nước ngoài đang lưu trú tại 486 cơ sở lưu trú du lịch trong nước. Như vậy số khách nước ngoài “mắc kẹt” tại Việt Nam muốn về nước chiếm 11%. Tuy nhiên, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, hiện báo cáo của các tỉnh, thành vẫn chưa gửi về đầy đủ.
Đào Bích
Nhà đầu tư hứng khởi sau cách ly xã hội, cổ phiếu đồng loạt tăng giá
Thị trường chứng khoán phiên sáng nay (23/4) chứng kiến nhiều cổ phiếu đồng loạt tăng giá, qua đó giúp VN-Index nhanh chóng lấy lại mốc 780 điểm.
Ngay trước phiên giao dịch, đa phần các chuyên gia cho rằng, nhiều doanh nghiệp hưởng lợi khi hoạt động kinh doanh được nới lỏng sau khi ngưng cách ly xã hội sẽ giúp thị trường thăng hoa ngắn hạn. Quả thật, với tâm lý giao dịch cởi mở của các nhà đầu tư, thị trường chứng khoán trong phiên sáng nay tuy không thăng hoa ấn tượng nhưng cũng có đà hồi phục đáng ghi nhận khi nhiều cổ phiếu đồng loạt tăng giá, giúp VN-Index nhanh chóng lấy lại mốc 780 điểm.
Các nhóm hàng không, bất động sản, chứng khoán, thủy sản, dệt may nhìn chung đều giao dịch tích cực. Toàn thị trường ghi nhận hơn 400 mã tăng giá, trong đó 40 mã tăng kịch trần.
Cụ thể trong nhóm ngân hàng tăng điểm, SHB tăng 3,1% lên 16.700 đồng/cp, ACB tăng 1%, VCS tăng 3%...
Nhóm thép tiếp tục sôi động sau kết quả kinh doanh tích cực của các doanh nghiệp được công bố. Cổ phiếu HSG tăng kịch trần 2 phiên liên tiếp, HPG tăng 4,3% lên 21.700 đồng/cp.
Nhóm dầu khí cũng khởi sắc trở lại sau khi giá dầu thô phục hồi 19%. Cổ phiếu PXS tăng kịch trần; các cổ phiếu OIL BSR, GAS, PVS, PVC đều tăng trên 2%.
Đến giờ nghỉ trưa, áp lực bán quay trở lại khiến đà tăng thị trường thu hẹp đáng kể. VN-Index kết thúc phiên giao dịch sáng tại 774,47 điểm, tăng 5,55 điểm so với tham chiếu.
Nhóm các ngân hàng từ đồng loạt tăng chuyển sang có sự phân hoá VCB, VPB, HDB đảo chiều giảm điểm và xếp trong nhóm 10 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến thị trường.
LAN HƯƠNG
TP Hồ Chí Minh hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất sau dịch bệnh COVID-19 UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch số 1455/KH-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau dịch COVID-19 từ nay đến ngày 31/12; nhằm giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn, sớm ổn định sản xuất, kinh doanh sau thời gian cách ly xã hội và sau mùa dịch COVID-19. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong mùa dịch...