Hết biến đổi khí hậu đến đại dịch Covid-19, 2k2 cần làm gì để chuẩn bị cho một năm thi cử đầy sóng gió?
“Sóng gió” có lẽ chưa là đủ để miêu tả những thách thức mà các thí sinh thi đại học năm nay phải đối mặt. Nhưng đừng quên, sợ hãi, hoang mang chưa bao giờ là lời giải đúng đắn nhất cho mọi vấn đề.
Hẳn có nằm mơ, các 2k2 cũng không nghĩ tới viễn cảnh mình phải trải qua một đợt nghỉ Tết siêu dài như thế này ngay trước kỳ thi THPT Quốc gia. Chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, các trường học chính là nơi đầu tiên tạm ngừng hoạt động.
Một, hai tuần đầu tiên thì hẳn ai ai cũng vui vì “tự nhiên được nghỉ Tết dài”. Nhưng đến tuần thứ ba, thứ tư… và cho đến tận bây giờ, khi kỳ nghỉ vẫn kéo dài… bất tận thì niềm vui đó đã chuyển sang sự lo lắng, thậm chí là… hoảng sợ. Chỉ vì: cứ nghỉ thế này, học thế nào để mà thi đây?
2020 đúng là một năm sóng gió với 2k2 khi mà lịch thi đã cận kề còn Covid thì vẫn kéo dài
Chưa hết, việc miền Tây phải trải qua một trong những đợt hạn mặn khốc liệt nhất lịch sử cũng khiến cho nhịp sống thường ngày của các teen miền Nam bị ảnh hưởng không ít. Sinh kế và thu nhập của nhiều hộ gia đình giảm sút, những học sinh cuối cấp càng phải chịu nhiều áp lực hơn khi đưa ra quyết định sau khi rời ghế nhà trường.
Trong hoàn cảnh như vậy, không khó để nhìn thấy sự hoang mang từ các thí sinh của kỳ thi năm nay. Nguyễn Ngọc Trang (Bình Lục, Hà Nam) cho biết hơn một tuần nay, em liên tục nhắn tin trao đổi với một số anh chị khóa trên mà em biết để hỏi thông tin về các trường đại học: “Mọi năm em thấy cứ ra Tết là trường tổ chức các chương trình hướng nghiệp cho lớp 12, mời cả các thầy cô, cựu học sinh của các trường về chia sẻ kinh nghiệm chọn ngành, chọn khối. Năm nay đến giờ vẫn chưa đi học lại nên em đành tự thân vận động. Gặp ai cũng cố gắng hỏi, thừa còn hơn thiếu để có thêm thông tin”.
Đào Quốc Hưng (Sóc Sơn, Hà Nội) thì tất bật với lịch học gia sư ngay giữa mùa dịch vì sợ không theo kịp chương trình: “Đợi đến khi đi học trở lại thì chắc chắn lúc đó phải học bù rất nhiều. Em sợ mình sẽ bị quá tải, không tiếp thu được hết nên phải học trước cho chắc”.
Video đang HOT
Đó là tâm trạng chung của những thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm nay. Và không chỉ riêng các em mà các bậc phụ huynh hay nhà trường, giáo viên cũng có những lo lắng nhất định khi phải đối mặt với những tình huống nằm ngoài dự tính như vậy.
Tuy nhiên, theo Đỗ Thành Đạt (sinh viên Giỏi ngành Kỹ thuật phần mềm, Trường ĐH FPT), thì lo lắng không phải phương án tốt nhất trong thời điểm này. “Dù đang trong mùa dịch, không thể đến lớp như bình thường, nhưng các bạn hãy nhìn vào những mặt tích cực khác để có thêm năng lượng ôn tập, ví dụ như việc được nghỉ học giúp mình có thêm thời gian ôn luyện đề chẳng hạn”.
Đỗ Thành Đạt – Chàng sinh viên ĐH FPT chia sẻ bí quyết luyện thi cho 2k2 từ kinh nghiệm học thi cá nhân của mình
Đạt khuyên các bạn nên sắp xếp một thời gian biểu thật hợp lý cho từng môn trước khi bắt tay vào học. Điều này giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn, cũng như biết được tiến độ học tập để có những điều chỉnh cho hợp lý.
Trùng hợp là khi thi THPT Quốc gia, vì nhiều lý do, cậu sinh viên giỏi của ĐH FPT cũng học online như các bạn học sinh hiện nay. Và cậu cho rằng, hình thức học tập này không hề đáng sợ như mọi người nghĩ: “Khi học online thì đối thủ lớn nhất chính là bản thân mình. Mọi người sợ học online đa phần vì sợ sẽ không thể tiếp thu kiến thức một cách tập trung như khi có giáo viên dạy trực tiếp. Vậy thì điều cần làm bây giờ là phải rèn luyện sự tập trung đó đến cao độ. Nhìn vào mặt tích cực, môi trường online sẽ mở ra cho mình rất nhiều cơ hội với nguồn học liệu phong phú hơn, chi phí rẻ hơn mà cách học truyền thống không thể có được”.
Bật mí thêm, Đạt cho biết Trường ĐH FPT nơi bạn đang theo học cũng áp dụng hình thức đào tạo online cho một số môn. Đây là xu hướng chung không thể đảo ngược. Không chỉ giảng dạy các đơn vị kiến thức cụ thể, ĐH FPT còn hướng đến đào tạo các kỹ năng tổng quát, giúp sinh viên có khả năng thích ứng tốt hơn trong mọi hoàn cảnh. Nhờ đó, tỉ lệ sinh viên ra tốt nghiệp ĐH FPT có việc làm luôn đạt trên 90%, trong đó ấn tượng nhất là gần 20% cựu sinh viên đang làm việc tại nước ngoài.
Bởi vậy: “Hoàn cảnh nào cũng có những mặt thuận lợi cũng như khó khăn song hành. Các bạn hãy hiểu rõ những điều đó để có thể tận dụng khoảng thời gian này thật tốt cho việc ôn thi cũng như rèn luyện kiến thức nhé” – cậu sinh viên ĐH FPT nhắn nhủ.
Quang Vũ
Muốn làm nghề "hái ra tiền", có nên học nhóm ngành thiết kế - mỹ thuật?
Kỳ thi THPT quốc gia 2020 đang đến rất gần, như vậy thí sinh sẽ phải đối mặt với việc chọn trường và chọn ngành như thế nào thì thỏa đam mê và bắt kịp được nhu cầu của xã hội.
Nhiều thí sinh lo lắng vì cho rằng nhóm ngành thiết kế, mỹ thuật chương trình học thì khó mà khi ra trường lại khó kiếm được việc làm.
Thực tế, trong thời gian qua, số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào nhóm ngành này cũng không cao. Vậy tương lai của nhóm ngành thiết kế mỹ thuật sẽ ra sao? Thí sinh có nên đăng ký dự thi vào nhóm ngành này hay không?
Trả lời về vấn đề này, thầy Đặng Kiều Minh - giảng viên trường ĐH FPT cho biết: "Ngành thiết kế mỹ thuật có thể nói là ngành cần lượng nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn trong xu thế công nghệ 4.0 hiện nay.
Có thể nhiều người không biết ngành thiết kế đồ họa được đánh giá là một trong 10 ngành hot nhất trong thời gian tới và hứa hẹn mang đến những công việc sáng tạo, thu nhập cao cho người biết tận dụng cơ hội".
Thiết kế mỹ thuật tương lai có thể là ngành rất hot (ảnh minh họa)
Theo thầy Minh, thí sinh học ngành Thiết kế đồ họa không phải chỉ đầu quân cho thiết kế đồ họa mà còn có thể làm một số công việc liên quan đến phim ảnh, thiết kế in ấn, thiết kế bản vẽ, đồ họa internet, thiết kế quảng cáo...
"Tôi có những người bạn theo đuổi ngành thiết kế đồ họa với thu nhập rất khủng mà công việc lại tự do, chủ động không bị bó buộc. Nhất là những người có trí tưởng tượng cao là một lợi thế. Còn nếu bạn may mắn được đầu quân cho một tập đoàn lớn hay các công ty nước ngoài thì thiết kế đồ họa thực sự là một ngành hứa hẹn mang lại một tương lai "không thể sáng hơn"", thầy Minh cho hay.
Được biết, những sinh viên năng động ngay khi ngồi trên ghế giảng đường cũng có thể làm cho các công ty nhỏ vừa là để trải nghiệm có được kinh nghiệm cho bản thân vừa tăng thu nhập trong thời gian đi học.
Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa - Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM: Phần lớn học sinh, phụ huynh chưa biết rõ thông tin cũng như chưa hiểu đúng về nhóm ngành thiết kế, mỹ thuật. Mọi người thường nghĩ làm lĩnh vực này thường làm việc vất vả, môi trường phức tạp. Nhưng trên thực tế đối với nhóm ngành này thì trường sẽ đào tạo chất lượng cao, ngoài ra các em sẽ được đào tạo thêm ngoại ngữ, kỹ năng. Đặc biệt với ngành này, thí sinh phải có đam mê.
Mỹ thuật - thiết kế là nhóm ngành rất quan trọng và thiết yếu trong đời sống hiện nay. Theo nhu cầu hiện nay đây là nhóm ngành nền tảng, giúp các nhóm ngành khác phát triển.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, cùng thế mạnh của trường thì năm 2020 Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM tuyển sinh 26 nhóm ngành nghề. Riêng khối kỹ thuật, công nghệ, trường tuyển sinh 17 ngành nghề và 9 ngành nghề dành cho khối kinh tế, tài chính, luật và dịch vụ.
Theo infonet
Cần sự quyết liệt trong quản lý để giải quyết các vấn nạn môi trường Không còn là vấn đề của mỗi quốc gia khi ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang làm cho an ninh lương thực, nước và không khí trên toàn thế giới lâm nguy. Cũng không thể phủ nhận, con người là một trong những tác nhân, nhưng cũng chính là giải pháp cuối cùng để có thể khôi...