Hẹp cổ tử cung – một nguyên nhân gây khó thụ thai
Khi bị hẹp cổ tử cung, người phụ nữ sẽ chậm có thai, thậm chí khó có thai vì tinh trùng bị cản trở không thể di chuyển vào buồng tử cung gặp trứng để thụ thai.
Thưa bác sĩ, em đã lấy chồng được 8 tháng nhưng vẫn chưa có em bé. Sau khi kết hôn, vợ chồng em đã rất khó khăn mới có thể “động phòng” được vì em cảm thấy rất đau mỗi lần “quan hệ”. Sau này cũng vậy, nhiều lần “quan hệ”, em cảm thấy rất khó chịu. Em không biết đó có phải là do em bị hẹp cổ tử cung hay không. Bác sĩ cho em hỏi bệnh hẹp cổ tử cung là do bẩm sinh hay là do nguyên nhân khác gây ra, làm sao để biết mình bị hẹp cổ tử cung? Nếu bị bệnh này thì sau này có thể mang thai được không? Em xin cảm ơn bác sĩ! (Thu Hường)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thu Hường thân mến,
Qua những mô tả của bạn và những triệu chứng như bạn gặp phải thì chưa thể kết luận bạn bị hẹp cổ tử cung hay không. Việc gặp khó khăn khi “quan hệ” về sau này có thể do tâm lý của bạn gây ra hoặc cũng có thể do bạn đang mắc bệnh phụ khoa nào đó khiến bạn có cảm giác đau, rát, “khô hạn” khi “quan hệ”…
Hẹp cổ tử cung là một bệnh do bẩm sinh nhưng cũng có thể là do viêm, dính sau hút nạo thai, sau khi làm thủ thuật có liên quan đến cổ tử cung, tử cung, polyp cổ tử cung… gây ra.
Khi bị hẹp cổ tử cung, người phụ nữ sẽ chậm có thai, thậm chí khó có thai. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Những người bị hẹp tử cung thường bị đau bụng trong kì kinh nguyệt. Họ cũng có thể gặp tình trạng chảy máu bất thường hoặc không có kinh nguyệt (vô kinh). Những người phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh cũng có thể vô tình bị hẹp cổ tử cung cho dù họ không thấy bất kì triệu chứng nào.
Khi bị hẹp cổ tử cung, người phụ nữ sẽ chậm có thai, thậm chí khó có thai vì tinh trùng bị cản trở không thể di chuyển vào buồng tử cung và đến vòi trứng để gặp trứng được.
Để biết chính xác mình có bị hẹp cổ tử cung hay không, bạn cần đi khám phụ khoa. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra phụ khoa hoặc đề nghị bạn làm các xét nghiệm cần thiết như Papanilaou hoặc thử nghiệm pap, cổ tử cung tế bào học, và sinh thiết nội mạc tử cung để biết chính xác nhất tình trạng tử cung và cổ tử cung của bạn.
Bạn đừng quá lo lắng vì rất nhiều cặp vợ chồng sau 8 tháng kết hôn vẫn chưa thụ thai giống như vợ chồng bạn. Nếu sau một năm có quan hệ tình dục thường xuyên, không dùng biện pháp bảo vệ mà không có thai thì bạn mới phải lo lắng đến nguy cơ hiếm muộn và vô sinh. Để nhanh có em bé, bạn nên chú ý hơn đến sinh hoạt hàng ngày của mình, bao gồm cả ăn uống, vận động, lối sống…
Nếu tình trạng khó chịu trong quan hệ tình dục vẫn diễn ra thì bạn nên đi khám phụ khoa sớm ở các bệnh viện chuyên khoa hoặc khoa sản của các viện có uy tín để biết được nguyên nhân do đâu và điều trị kịp thời.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!
Theo VNE
Triệu chứng của viêm cổ tử cung
Ở giai đoạn bị viêm cổ tử cung cấp tính, người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều dịch, mủ có màu vàng hoặc xanh, đau bụng dưới, thậm chí cả đau lưng.
Tôi năm nay 29 tuổi, sức khỏe bình thường, đã có gia đình và 2 con. Cách đây hơn 1 tháng, sau một lần "quan hệ" tôi thấy có dấu hiệu khác lạ ở "vùng kín". Tôi thường xuyên bị đau bụng dưới, người mệt mỏi, khí hư ra nhiều, màu vàng xanh, có lúc màu đỏ.
Sau một tuần bệnh không khỏi, tôi đã đi khám thì bác sĩ nói tôi bị viêm cổ tử cung. Tôi dùng thuốc được gần 1 tháng mà tình trạng đau bụng, khí hưvẫn còn (tuy nhiên đã ít hơn trước đây).
Tôi rất lo lắng về bệnh của mình. Bác sĩ cho tôi hỏi những triệu chứng cụ thể của bệnh viêm cổ tử cung là gì? Bệnh của tôi có nguy hiểm không, có thể chữa khỏi không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Mỹ Hòa)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Mỹ Hòa thân mến,
Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến, rất nhiều chị em trong độ tuổi 20-50 mắc phải. Cổ tử cung là đoạn ống thông âm đạo với tử cung, cũng là nơi quan trọng cho phòng tránh các mầm bệnh lây từ âm đạo vào tử cung.
Ở tình trạng bình thường, khả năng những vùng này viêm nhiễm thấp. Nhưng nếu bị những tổn thương cơ giới như các hành vi mang tính thô bạo, sinh hoạt tình dục không vệ sinh, sinh hoạt quá nhiều, sinh con sớm, không chú ý giữ vệ sinh... thì sẽ làm cho sức đề kháng của cổ tử cung yếu đi và tạo cơ hội cho những vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh viêm cổ tử cung (hoặc viêm thân tử cung).
Ở giai đoạn viêm cổ tử cung cấp tính, người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều dịch, mủ có màu vàng hoặc xanh, đau bụng dưới, thậm chí cả đau lưng. Ảnh minh họa
Viêm cổ tử cung có hai loại: cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn bị viêm cổ tử cung cấp tính, người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều dịch, mủ có màu vàng hoặc xanh. Những triệu chứng này tương tự như triệu chứng bạn gặp phải. Thậm chí, có những bệnh nhân còn thấy đau bụng dưới kèm đau lưng.
Lúc này bạn cần làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng thuốc mà bác sĩ kê đơn, tránh làm việc quá sức, tránh sinh hoạt tình dục, tránh để nước quá nhiều vào âm đạo khi tắm... tránh những kích thích vào phần này thì sẽ nhanh chóng hết bệnh.
Bạn đã đi khám và được chẩn đoán là viêm cổ tử cung thì bạn cần điều trị tích cực để bệnh nhanh khỏi, vì nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể gây ra biến chứng viêm phần phụ (vòi trứng, buồng trứng, dây chằng rộng), thậm chí dẫn đến ung thư cổ tử cung. Căn bệnh này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tâm lý và khả năng sinh để của phụ nữ. Bệnh viêm nhiễm làm thay đổi tổ chức sinh sản, làm giảm tính đàn hồi và không có lợi cho sinh con.
Thông thường, bệnh nhân bị viêm cổ tử cung sẽ được chữa trị bằng cách đặt thuốc vào âm đạo và uống hoặc tiêm kháng sinh, tùy theo từng vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua thuốc về đặt hoặc uống mà cần đi khám và dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
Triệu chứng viêm lộ tuyến của phụ nữ Hầu hết những phụ nữ đã kết hôn thường mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Đây là loại bệnh do tổn thương lành tính gây nên. Tuy nhiên chính vì đấy là vết thương ở nên vùng kín nên nó cũng gây ra nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm cho chị em. 1. Âm đạo ra nhiều dịch trắng. Chị em...