Heliosphere: Người bảo vệ vô hình của Hệ Mặt Trời
Ẩn mình sau ánh sáng rực rỡ của Mặt Trời, Hệ Mặt Trời của chúng ta được bao bọc bởi một lá chắn vô hình nhưng mạnh mẽ được gọi là Heliosphere ( thái dương quyển, nhật quyển). Vùng quyển này, trải dài hàng tỷ km, đóng vai trò như một người bảo vệ, che chắn Trái Đất và các hành tinh khác khỏi những tác nhân nguy hiểm từ vũ trụ.
Có một khoảnh khắc lịch sử vào tháng 8 năm 2012 khi tàu thăm dò Voyager 1 đi qua nhật quyển – khu vực không gian bị Mặt Trời thống trị hoặc kiểm soát. Rìa của nó là ranh giới của Hệ Mặt Trời. Các nhà khoa học phát hiện từ dữ liệu truyền về rằng mật độ plasma đo được bằng máy dò đã tăng gần 40 lần! Phát hiện mới này tiết lộ rằng có thể có một cấu trúc giống như màng ở vùng ngoài của Hệ Mặt Trời, bao quanh Hệ Mặt Trời của chúng ta. Chuyến đi của Voyager 1 đã tiến thêm một bước lớn trong sự hiểu biết của nhân loại về Hệ Mặt Trời.
Ẩn mình sau ánh sáng rực rỡ của Mặt Trời, có một tấm khiên vô hình bảo vệ Hệ Mặt Trời của chúng ta khỏi những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong không gian giữa các vì sao. Tấm khiên này được gọi là Heliosphere, một bong bóng khổng lồ chứa đầy plasma nóng và các hạt tích điện do Mặt Trời phát ra. Heliosphere trải dài hàng tỷ kilomet, vươn xa ra ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương, hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó hoạt động như một lá chắn, bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ có hại từ các ngôi sao khác, các hạt năng lượng cao và các đám mây khí lạnh giá trong không gian giữa các vì sao.
Sự hình thành của nhật quyển có liên quan chặt chẽ với gió Mặt Trời. Khi gió Mặt Trời gặp lực cản của môi trường giữa các vì sao, tốc độ của nó sẽ giảm đáng kể, tạo thành một vùng gọi là sóng xung kích cuối, đây là nơi gió Mặt Trời bắt đầu chậm lại. Khi gió Mặt Trời tiến xa hơn, cuối cùng nó sẽ đạt đến một ranh giới không thể chống lại áp suất của môi trường giữa các vì sao, đó là nhật luân. Trong quá trình này, gió Mặt Trời tương tác với vật chất giữa các vì sao, tạo thành vùng nhật quyển tương tự như đuôi sao chổi, kèm theo các hiện tượng điện từ phức tạp và phản ứng điện từ cường độ cao, cuối cùng góp phần hình thành nhật quyển.
Heliosphere được tạo ra bởi gió Mặt Trời, một dòng hạt tích điện liên tục phun trào từ Mặt Trời. Khi gió Mặt Trời di chuyển ra xa Mặt Trời, nó va chạm với môi trường giữa các vì sao, một vùng không gian thưa thớt chứa đầy khí và bụi. Sự va chạm này tạo ra một sóng chấn động khổng lồ, nén và làm nóng khí giữa các vì sao, tạo thành plasma. Plasma này chính là vật liệu tạo nên Heliosphere.
Thông thường chúng ta nghĩ nhật quyển có hình tròn như bong bóng xà phòng, nhưng một nghiên cứu năm 2020 tiết lộ rằng hình dạng của nó không tròn như bong bóng mà giống hình bánh sừng bò hơn. Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng dòng ion hydro trung tính không đồng đều có thể dẫn đến hình dạng bất thường của nhật quyển. Và kích thước cũng như hình dạng của nhật quyển có thể thay đổi theo những thay đổi mang tính chu kỳ trong hoạt động của Mặt Trời.
Heliosphere có cấu trúc phức tạp, bao gồm nhiều khu vực khác nhau với các đặc điểm riêng biệt. Vùng bên trong của Heliosphere, được gọi là heliosheath, là nơi gió Mặt Trời gặp môi trường giữa các vì sao. Tại đây, gió Mặt Trời bị chậm lại và nén lại, tạo thành một lớp plasma dày đặc và nóng. Xa hơn ra ngoài heliosheath là heliopause, ranh giới đánh dấu sự kết thúc của Heliosphere. Heliopause là một vùng chuyển tiếp nơi plasma của Heliosphere gặp môi trường giữa các vì sao. Nó là một khu vực hỗn loạn, nơi các dòng plasma va chạm và trộn lẫn với nhau.
Heliosphere đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Bức xạ có hại từ các ngôi sao khác và các hạt năng lượng cao có thể phá hủy DNA và gây ra đột biến tế bào, dẫn đến ung thư và các vấn đề sức khỏe khác. Heliosphere ngăn chặn hầu hết các bức xạ này xâm nhập vào Hệ Mặt Trời, giúp bảo vệ chúng ta khỏi những tác hại của nó. Heliosphere cũng bảo vệ Trái Đất khỏi các đám mây khí lạnh giá trong không gian giữa các vì sao. Những đám mây này có thể làm giảm nhiệt độ trên Trái Đất và gây ra các thời kỳ băng hà. Heliosphere ngăn chặn hầu hết các đám mây này xâm nhập vào Hệ Mặt Trời, giúp duy trì khí hậu ổn định trên Trái Đất.
Nhật quyển không chỉ cung cấp cho chúng ta cánh cửa nhìn vào những bí ẩn của vũ trụ mà còn bảo vệ Trái Đất khỏi các hạt và bức xạ năng lượng cao chết người. “Bong bóng” này đóng vai trò bảo vệ quan trọng trong Hệ Mặt Trời, ngăn chặn các mối đe dọa từ không gian sâu thẳm, cho phép các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, như Trái Đất, sinh sản sự sống trong môi trường tương đối an toàn.
Video đang HOT
Heliosphere là một chủ đề nghiên cứu khoa học quan trọng. Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu thêm về cấu trúc, thành phần và sự hình thành của nó. Họ cũng đang nghiên cứu cách thức Heliosphere tương tác với môi trường giữa các vì sao và ảnh hưởng của nó đến khí hậu trên Trái Đất.
Việc nghiên cứu Heliosphere rất quan trọng để hiểu được môi trường xung quanh Trái Đất và bảo vệ chúng ta khỏi những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong không gian. Nó cũng có thể giúp chúng ta tìm hiểu thêm về sự hình thành và sự tiến hóa của các hệ hành tinh khác trong vũ trụ. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự khám phá không ngừng của loài người, những bí mật về nhật quyển sẽ dần được hé lộ.
Dùng tia laser nung chảy đất đá trên sao Hỏa: Chuyện gì sẽ xảy ra?
Nếu dùng máy chiếu laser vào bề mặt sao Hỏa sẽ có điều bất ngờ xảy ra.
Sao Hỏa là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời ra. Đây là miền đất hứa mà con người muốn chinh phục. Tuy nhiên, đây cũng là hành tinh "địa ngục" khi thiếu mọi thứ mà con người cần để sống sót.
Theo các chuyên gia, để có thể sống được trên sao Hỏa, chúng ta cần phải cải tạo hành tinh này thành một nơi xanh tươi mới. Nhưng để giải quyết các vấn đề của sao Hỏa, đầu tiên, chúng ta cần biến hành tinh đỏ trở thành đại dương dung nham bằng những tia laser khổng lồ.
Sao Hỏa là hành tinh được kỳ vọng sẽ trở thành Trái Đất thứ hai. Ảnh: iStock
Thực tế đây không phải là câu chuyện khoa học viễn tưởng xa xôi. Bởi việc cải tạo sao Hỏa là khả thi trong khoảng thời gian bằng với của tổ tiên loài người khi họ xây nên những công trình vĩ đại.
Theo đó, nếu nhân loại có thể giải quyết được một số vấn đề cấp bách nhất và dấn thân vào không gian để mở rộng ra hệ Mặt Trời thì điều này có thể không quá bất khả thi.
Vậy, câu hỏi đặt ra rằng làm thế nào để cải tạo sao Hỏa một cách nhanh chóng?
Cải tạo sao Hỏa như thế nào?
Câu trả lời là quá trình này khá phức tạp. Bởi sao Hỏa vốn là hành tinh rất khắc nghiệt, khô cằn và không có đất để trồng bất cứ thứ gì. Hơn nữa, bầu khí quyển của hành tinh này lại quá mỏng để hít thở hoặc bảo vệ con người khỏi tia bức xạ, làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư.
Do đó, để biến sao Hỏa trở thành ngôi nhà mới cho nhân loại, con người cần tạo ra bầu khí quyển hoàn chỉnh giống với Trái Đất.
Cụ thể, bầu khí quyển cần phải chứa khoảng 21% oxy, 79% nitơ và một lượng nhỏ khí CO2, tại nhiệt độ trung bình khoảng 14 độ C và dưới áp suất 1 atm. Từ đó, chúng ta cần phải tạo ra các đại dương và sông suối. Ngoài ra, mặt đất cần được phong hóa thành đất màu mỡ để các sinh vật có thể sống. Sau đó, chúng ta cần phải thiết lập một sinh quyển ở trên bề mặt và bảo vệ tất cả khỏi tác động hủy diệt bằng cách lắp đặt những phương án bảo vệ có thể vượt qua thách thức của thời gian.
Quá trình này rất khó khăn, nhưng tia laser khổng lồ có thể khiến cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Thứ nhất, bầu khí quyển. Theo các nhà khoa học, khoảng 4 tỷ năm trước, sao Hỏa từng có bầu khí quyển giàu oxy cùng nhiều đại dương, dòng sông lớn. Mọi thứ vẫn nguyên vẹn trong vài trăm triệu năm cho tới khi tất cả bị thổi bay. Cụ thể, tia cực tím đã phá hủy khí gas trong khí quyển và sau đó là các đại dương, cho đến khi chúng bị thổi bay bởi gió Mặt Trời.
Cải tạo bầu khí quyển trên sao Hỏa là việc làm đầu tiên cần phải làm để giúp con người có thể sống được trên hành tinh này. Ảnh: NASA
Đến ngày nay, sao Hỏa là một nơi hoang vu và khô cằn. Nhưng may mắn là có một lượng nước đáng kể bị đóng băng ở trong các hồ nước ngầm sâu và lớp băng vùng cực. Lượng nước này đủ để tạo ra đại dương rất nông. Hơn nữa, có một lượng khổng lồ khí oxy đang bị kẹt trong các khoáng vật trong đất đá sao Hỏa. Đơn cử như oxy bên trong oxit sắt, thứ mang đến cho hành tinh đỏ gỉ sét, CO2 bên trong các loại đá carbonate.
Để giải phóng được lượng khí gas này, chúng ta cần đảo ngược được những phản ứng đã giữ chúng lại bằng phương pháp nhiệt phân xảy ra ở nhiệt độ cao tương đương bề mặt của Mặt Trời.
Tựu trung lại, con người cần phải nung chảy bề mặt của sao Hỏa. Nhưng làm điều đó bằng cách nào? Cách tốt nhất để làm được điều này là đưa máy phóng tia laser lên quỹ đạo và nhằm vào sao Hỏa.
Sử dụng laser có thể giúp tạo ra khí oxy trên sao Hỏa. Ảnh minh họa
Trên thực tế, máy phóng tia laser mạnh nhất hiện nay là ELI-NP, có thể bắn ra các tia với mức năng lượng 10 petawatt trong một phần nghìn tỷ của một giây.
Nhưng để nung nóng sao Hỏa, chúng ta cần loại máy phóng mạnh gấp đôi như thế chạy liên tục. Cách đơn giản nhất là sử dụng máy phóng chạy bằng năng lượng Mặt Trời. Loại máy này có thể thu năng lượng trực tiếp từ ánh sáng Mặt Trời. Tại lõi của nó còn có các thanh thủy tinh nối với kim loại để có thể thu nhận năng lượng và giải phóng dưới dạng tia laser.
Ngoài ra, nếu con người xây dựng mạng lưới gương trong không gian rộng gấp 11 lần diện tích của nước Mỹ, thì có thể tập trung đủ ánh sáng để nung chảy sao Hỏa.
Khi các tia laser chạm tới mặt đất của sao Hỏa, khoảng 750 kg oxy và một ít khí CO2 thoát ra từ mỗi mét khối đất đá bị nung chảy. Nếu như tia laser có hiệu suất cao, chúng ta chỉ cần nung chảy lớp đất đá dày 8 m trên bề mặt để có đủ khí oxy.
Sau khi dung nham chảy qua, mặt đất nguội đi nhanh chóng, một cơn mưa tuyết kỳ lạ rơi xuống. Tro bụi từ các nguyên tố đông cứng lại khi chúng nguội đi như silic và sắt.
Tại thời điểm này, sao Hỏa vẫn là một hành tinh lạnh giá. Đặc biệt, hệ quả tốt của cơn bão lửa này là tất cả nước ở lớp băng vùng cực, thậm chí ở sâu trong lòng đất sẽ bay lên dưới dạng hơi nước nóng, tạo thành những đám mây gây mưa trên toàn bộ hành tinh. Những cơn mưa này sẽ rửa trôi nhiều loại khí độc hại trong khí quyển như clo, chất độc tích tụ trên mặt đất. Sau cùng, chúng sẽ tạo thành đại dương nông, mặn hơn so với trên Trái Đất.
Tuy nhiên, để tạo ra bầu khí quyển giàu oxy, con người sẽ cần bắn tia laser liên tục trong vòng 50 năm. Trong thời gian này, chúng ta cũng có thể đào sâu hơn tại một vài điểm để tạo thành lưu vực cho đại dương mặn hoặc sông ngòi...
Thứ hai, lúc bấy giờ, bầu khí quyển chứa gần 100% oxy và áp suất chỉ ở mức 0,2 atm, nên rất khó để hít thở và mọi thứ dễ bắt lửa. Vì vậy, để khiến sao Hỏa trở nên giống Trái Đất và an toàn hơn, con người cần bổ sung thêm thứ mà sao Hỏa đang thiếu. Đó là nitơ.
Làm sao để nhập khẩu nitơ?
Theo các nhà khoa học, nơi lý tưởng nhất chính là Titan, Mặt Trăng lớn nhất của sao Thổ, được bao phủ bởi bầu khí quyển dày có chứa gần như toàn khí nitơ. Con người chỉ cần tiến hành vận chuyển 3 triệu tỷ tấn từ rìa ngoài hệ Mặt Trời tới sao Hỏa. Đương nhiên để làm được việc này cũng không dễ dàng.
Ngoài oxy, bầu khí quyển của sao Hỏa cần bổ sung thêm khí nitơ. Ảnh: Alamy
Để xử lý được từng đó khí nitơ, con người cần phải xây dựng những nhà máy tự động trên bề mặt Titan, hoạt động nhờ tia laser khổng lồ, nhằm hút khí nitơ vào và nén lại thành dạng lỏng. Lượng nitơ lỏng sẽ được bơm vào trong các bình chứa hình viên đạn, và sau đó một máy gia tốc sẽ bắn chúng tới sao Hỏa. Tại hành tinh này, chúng sẽ phát nổ và hòa lẫn với khí oxy.
Con người có thể thực hiện các nhiệm vụ tới sao Thổ chỉ trong vòng vài năm. Với điều kiện đủ tài nguyên, chúng ta có thể hoàn thành quá trình trong hai thế hệ.
Theo ước tính của các chuyên gia, một thế kỷ sau khi quá trình cải tạo bắt đầu, con người sẽ có được một bầu khí quyển có thể thở được với những loại khí cần thiết trên sao Hỏa.
Sự thật chưa kể về thời tiết trong không gian của Hệ Mặt Trời! Hầu hết mọi người nghĩ về không gian như một vùng trống rỗng của hư vô, nhưng trên thực tế, không gian là một nơi hỗn loạn chứa đầy plasma và từ trường. Giữa các hành tinh là một biển các hạt tích điện liên tục chảy ra khỏi Mặt trời, được gọi là môi trường liên hành tinh. Như Universe Today giải...