Hè vui tươi, bổ ích, an toàn cho trẻ em
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, học sinh được nghỉ hè hơn một tháng. Mặc dù hè không được nghỉ nhiều như những năm trước nhưng trẻ em ở TP Hồ Chí Minh vẫn có nhiều hoạt động, sân chơi hấp dẫn với chủ đề: “Hè vui, khỏe, bổ ích, an toàn”.
Các hoạt động hè gắn với giáo dục truyền thống, giới thiệu văn hóa đọc, kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng tự vệ, phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích, cách thoát hiểm để biết bảo vệ mình trong tình huống bất ngờ hướng dẫn thiếu nhi tự rèn luyện, bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cùng nhiều chương trình ý nghĩa khác.
Thiếu nhi phường 12 (quận 10) tham gia sinh hoạt hè.
Chủ trương thiết kế hoạt động hè là đảm bảo giúp trẻ chơi mà học. Thông qua các hoạt động hè nhằm rèn luyện tính tự quản, chủ động học tập, năng động, tích cực và nâng cao kỹ năng thực hành xã hội cho trẻ em. Trong đó có nhiều hoạt động ổ ích như: Tham quan tìm hiểu về lịch sử, Hội Sách thiếu nhi, “Ngày hội văn hóa đọc”, “Ngày hội thiếu nhi vui đọc sách”, “Nói lời hay, làm việc tốt”,…
Đồng thời, có nhiều sân chơi, giải trí, rèn luyện kỹ năng, nâng cao sức khỏe, thể chất cho thiếu nhi như: Trại hè Thanh Đa (lần thứ 42) với chủ đề “Thành phố của em – Thành phố văn minh”, Hội thi “Gia đình vui, khỏe” lần 2, Trại rèn luyện hè năm 2020, Hội thi thể dục Aerobic tập huấn các kỹ năng thực hành xã hội, đặc biệt là kỹ năng sinh tồn, kỹ năng thoát hiểm, phòng vệ, hướng dẫn thiếu nhi tự rèn luyện, bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh,…
Đồng thời, cũng phát huy vai trò của thiếu nhi tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống xâm hại trẻ em với các chủ đề như “Hành trình cùng bạn an toàn trên đường”, “Đội viên, học sinh không xả rác”, “30 phút vì môi trường thành phố xanh – sạch – đẹp”,…
Điểm mới của trại hè năm nay là Liên đoàn Lao động thành phố hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho 250 con em của người lao động ở các nghiệp đoàn đoàn viên dệt may, ngành giáo dục bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 của các y, bác sĩ, điều dưỡng trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Nhà Thiếu nhi thành phố cũng mở trên 20 môn năng khiếu như: võ thuật, bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, cờ vua, cờ tướng, kỹ năng tự vệ, kỹ năng thực hành xã hội, thể dục nhịp điệu, đàn organ, đàn guitar, đàn bầu, đàn tranh, thanh nhạc, vẽ, người mẫu nhí, ảo thuật,… Đặc biệt, có lớp năng khiếu bán trú hè cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5.
Có mặt tại Trường Tiểu học Tạ Uyên, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, vào ngày khai mạc các hoạt động hè năm 2020, các em học sinh phấn khởi được tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa như: Hội thi vẽ tranh chủ đề “Bảo vệ môi trường và tái chế rác thải”, Hội thi “Đưa trò chơi dân gian vào học đường”, Trò chơi trẻ em với an toàn giao thông, Đổi rác lấy quà… Em Trần Thanh Tuấn, học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Tạ Uyên cho biết: “Con rất vui khi được tham gia các hoạt động ở đây, giúp cho con hiểu hơn về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và được giao lưu với các bạn. Con hứa sẽ học thật tốt và tuyên truyền cho nhiều bạn làm việc tốt”.
Video đang HOT
Còn tại phường 12 (quận 10), đoàn hội của phường tổ chức cho các cháu thiếu nhi trên địa bàn đi tham quan tìm hiểu địa chỉ đỏ như Tượng đài đồng chí Trần Phú, Di tích lịch sử Quốc gia – Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ Quốc Đoàn năm 1954… và tổ chức nhiều hoạt động trò chơi có ý nghĩa tại Công viên Lê Thị Riêng.
Tại quận Gò Vấp, Quận đoàn cũng tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi như sân chơi tiếng Anh, giao lưu văn nghệ, các gian hàng trò chơi dành cho các em thiếu nhi, khánh thành công trình măng non “Sân chơi thiếu nhi”…, với mục tiêu tạo sân chơi lành mạnh cho thiếu nhi, chăm lo cho các em có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em chuẩn bị hành trang cho năm học mới. Em Lê Trần Minh Thư, học sinh Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (quận Gò Vấp) cho biết: “Dịp hè, em và các bạn rất thích được tham gia các lớp dạy kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, muốn được gặp gỡ các cô chú tuyên truyền viên để học hỏi nhiều điều hay lẽ phải”.
Bí thư Thành đoàn TP Hồ Chí Minh Phan Thị Thanh Phương, Trưởng Ban chỉ đạo hoạt động hè 2020 của Thành đoàn cho biết, dù thời gian hè ngắn hơn các năm trước, vẫn phải đảm bảo để những ngày hè thật sự sôi nổi, trọn vẹn, bổ ích, an toàn cho trẻ em.
Bên cạnh đó, cũng phải đảm bảo an toàn cho chiến sĩ tình nguyện. “Làm gì thì làm phải được an toàn, không để xảy ra tai nạn đáng tiếc nào vì sự chủ quan, sơ suất trong công tác tổ chức hoạt động hè cho trẻ em cũng như các tình nguyện viên”, Bí thư Thành đoàn cho biết.
Về hoạt động mùa hè xanh, năm nay Thành đoàn chủ trương thực hiện các công trình trọng điểm ngắn ngày, làm tập trung, hạn chế ở dài ngày như các năm. Trong đó tập trung tham gia vệ sinh môi trường, làm đường nông thôn,…
Năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên nhiều gia đình trẻ em gặp khó khăn, chính vì vậy, bên cạnh tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích, đoàn hội còn tăng cường chăm lo, hỗ trợ cho thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt, thiếu nhi là con em công nhân lao động, thiếu nhi tại các huyện ngoại thành với chỉ tiêu chăm lo cho ít nhất 30.000 thiếu nhi bằng các hình thức hỗ trợ học bổng, sách giáo khoa, phương tiện đến trường,…
Làm gì thay vì cho con "cày hè" để hơn người?
Dự kiến cho học sinh nghỉ hè cả 3 tháng vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra, ngoài niềm vui còn có những băn khoăn: Với ngần đó thời gian, học sinh làm gì để được vui mà vẫn an toàn và chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới?
Thế hệ 7X trở về trước cứ đến hè là nghỉ trọn 3 tháng, cả 90 ngày mặc định không đến lớp học văn hóa.
Với nhà trường thời 4.0, hè tất nhiên có khác xưa, nhưng hoạt động hè luôn là một trong những nội dung giáo dục cần sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường, xã hội.
Không nên cho con "cày hè"
Thay vì đôn đáo tìm nơi học thêm, phụ huynh hãy cùng với con em mình và các thành viên khác trong gia đình tổ chức hoạt động hè, trước hết là tại nhà.
Giờ nào việc nấy, người lớn không gây áp lực cho trẻ nhưng để có thói quen tốt, cần quan tâm, khích lệ, dõi theo các em. Có nhiều tài liệu về chơi thể thao, nấu ăn, cắm hoa hay cắt may..., bố mẹ nên dành thời gian đọc, tìm hiểu thực tế rồi làm cùng con. Được như vậy, gia đình sẽ thêm đầm ấm.
Nếu trẻ sẽ bước vào lớp cuối cấp, bố mẹ nên hướng dẫn con ôn lại kiến thức cũ của các môn công cụ và tìm hiểu thêm các môn học sẽ chọn để thi hay xét tuyển.
Từ năm học tới, học sinh có thể được nghỉ trọn vẹn ba tháng hè. Ảnh: Thúy Nga
Phụ huynh cần cân nhắc khi cho con em đến lớp học thêm. Bởi việc học cốt là ở tự học, nếu biết khai thác nguồn học liệu trên mạng thì con trẻ như luôn có thầy cô bên cạnh.
Nếu có điều kiện, phụ huynh cho trẻ đi du lịch, về quê thăm bà con, xem phim..
Tất cả cần sắp xếp từ lúc chuẩn bị vào hè. Bố mẹ chớ vin vào công việc mà không dành thời gian cùng con.
Bố mẹ cũng không nên cho con "cày hè" để hơn người. Có kỹ năng mềm, sống trách nhiệm, biết yêu thương, ngăn nắp trong sinh hoạt, tự học - nếu trẻ hôm nay được như vậy, chắc chắn ngày mai là công dân tử tế.
Nhà trường góp phần phát triển văn hóa đọc
Học trò có 3 tháng hè. Nhưng với thầy cô, đặc biệt là ban giám hiệu hay cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Hội, Đội, mùa hè ngắn hơn nhiều.
Nhà trường cần thỏa thuận với phụ huynh về thời gian, kinh phí, tính toán vừa đủ để trang trải cho các hoạt động. Phụ huynh cảm thấy thoải mái sẽ cho con em tham gia nhiều hơn.
Hoạt động hè ở trường chủ yếu là thể dục thể thao, đọc sách, các câu lạc bộ Tiếng Anh, Tin học, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ý tưởng khởi nghiệp. Có thể rèn luyện thêm cho học sinh yếu hay bồi dưỡng học sinh giỏi, nhưng tuyệt nhiên không tìm cách "lách" để dạy học văn hóa.
Ở các gia đình khó khăn, mùa hè sẽ có em phải phụ giúp gia đình, tích cóp tiền nong chuẩn bị cho năm học mới. Việc này là chính đáng. Nếu khéo động viên, các em cũng sẽ tham gia được hoạt động hè tại trường.
Lãnh đạo trường cần sắp xếp hợp lý thời gian làm việc của thầy cô hướng dẫn hoạt động hè, tạo sự đồng thuận để nội bộ không lùm xùm, tị nạnh lẫn nhau. Dần dần hoạt động hè sẽ thành nếp, bổ trợ cho công tác dạy học và giáo dục của trường.
Mùa hè chính là cơ hội tốt để phát triển văn hóa đọc. Do đó, các trường đầu tư sách báo cho thư viện, cắt cử người trực, động viên học sinh đến thư viện.
Chung một tấm lòng
Khó khăn nhiều trường thường gặp là thiếu hồ bơi, sân bóng, nhà đa năng, cùng với đó là nhân lực như huấn luyện viên, giáo viên âm nhạc, hội họa.
Vì vậy, rất cần cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương tùy điều kiện mà hỗ trợ nhà trường như trang bị thiết bị âm thanh, dụng cụ thể dục thể thao..., từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất để nhà trường tổ chức các hoạt động hè.
Ngoài ra, cần chủ động tổ chức các cuộc thi, hoạt động giao lưu, về nguồn, thiện nguyện..., giúp trẻ sống tích cực, nhân văn. Cũng có thể đẩy mạnh phong trào thi đua vui hè hiệu quả giữa các trường học trên cùng địa bàn. Nếu có nhiều hoạt động thu hút, trẻ sẽ không "cày" game.
Với trẻ thuộc gia đình chính sách và hộ nghèo, địa phương cùng nhà trường chăm lo để các em có thể vui hè như bạn bè cùng trang lứa.
Tựu chung lại, ai cũng mong học sinh có 3 tháng hè ý nghĩa. Nhưng phải làm gì?. Khó có công thức chung bởi mỗi nơi một vẻ, nhưng khi tất cả chung một tấm lòng thì mùa hè sẽ luôn đầy ắp kỷ niệm cho tuổi học trò.
Đa dạng các hoạt động hè cho thanh thiếu nhi Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ nghỉ hè của học sinh năm nay ngắn hơn so với mọi năm. Song với mong muốn tạo những sân chơi lành mạnh, bổ ích, lý thú, nhiều hoạt động hè cho thanh thiếu nhi đang được quan tâm tổ chức. Đoàn thanh niên phường Cẩm Sơn (TP Cẩm Phả) tổ chức lớp học cờ vua...