Hệ thống trường Việt Mỹ quản lý học sinh qua camera quan sát.
Trong tháng 6/2014, hệ thống VAschools đã cho lắp đặt camera quan sát trong toàn bộ hệ thống để giúp phụ huynh quan sát trực tuyến hoạt động của con em mình tại trường.
Một ngôi trường chất lượng tốt có cơ sở vật chất hiện đại và chương trình học phong phú, đa dạng luôn là điều được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu khi chọn trường cho con. Song song đó, với nhịp sống hiện đại như ngày nay, hầu hết các bậc phụ huynh không có nhiều thời gian để luôn ở bên cạnh đưa đón, chăm sóc con em mình. Vì vậy, để giúp phụ huynh thêm an tâm, tin tưởng khi gửi con theo học, VAschools đã cho lắp đặt hệ thống camera quan sát trong toàn bộ hệ thống các chi nhánh và điểm trường của mình.
Việc sử dụng hệ thống camera không chỉ giúp nhà trường quản lý chất lượng giảng dạy mà còn giúp các bậc phụ huynh có thể xem trực tiếp hoạt động của con em mình trên các thiết bị máy tính, điện thoại kết nối Internet. Ngoài ra, hệ thống camera cũng giúp VAschools nâng cao chất lượng dịch vụ bởi lẽ phụ huynh có thể quan sát và góp ý với nhà trường bất cứ lúc nào.
Hiện tại, hệ thống camera đã được lắp đặt hoàn chỉnh trong toàn bộ hệ thống trường Việt Mỹ và đi vào hoạt động từ tháng 06/2014. Hệ thống này sẽ giúp phụ huynh có thể quan sát các hoạt động của con em mình trong Khóa hè 2014 và Năm học 2014 – 2015.
Tiếp nối thành công của chương trình hè “ Booming Summer Course 2013″, hè này, VAschools khai giảng khóa hè “DYNAMIC SUMMER 2014″.Với chương trình học tiếng Anh phản xạ hiệu quả thông qua các hoạt động thực tế cùng với các nhóm kỹ năng sôi nổi hào hứng, DYNAMIC SUMMER 2014 hứa hẹn sẽ mang lại cho các em một mùa hè sôi động với những khám phá và hoạt động vui chơi mới lạ. Khóa học diễn ra từ ngày 09/06 – 31/07. Nội dung khóa hè “Dynamic Summer 2014″ tại VAschools:
Tuyển sinh năm học 2014 – 2015: VAschools là hệ thống trường song ngữ Việt – Anh đào tạo liên thông từ bậc Mầm non, Tiểu học đến Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trong môi trường giáo dục toàn diện: Trí dục – Đức dục – Thể dục – Mỹ dục.
Thành lập từ năm 2006, đến nay Hệ thống trường Việt Mỹ đã có 10 cơ sở tại địa bàn TP.HCM, Cần Thơ, Vĩnh Long và Vũng Tàu và có hơn 2.000 học sinh theo học.
Video đang HOT
Được trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện đại cùng với khu ở nội trú rộng rãi, tiện nghi, an toàn, VAschools mang lại các điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh của mình. Song song đó, đội ngũ giáo viên Việt Nam và nước ngoài tâm huyết, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả ở từng cấp học và tự tin dự thi vào các trường đại học trong nước cũng như quốc tế.
Hệ thống trường Việt Mỹ VAschools
Trụ sở chính: 252 Lạc Long Quân, P.10, Q.11, TP. HCM
Điện thoại: (08) 3963 3602 – (08) 3858 5300
Website: http://vaschools.edu.vn/
http://vaschools.edu.vn/tuyen-sinh/thong-tin-tuyen-sinh/
http://vaschools.edu.vn/khuay-dong-mua-he-cung-dynamic-summer-2014/
Theo Khampha
Xây dựng lại chính sách chuyển đổi trường tư
PGS-TS Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT, khẳng định Bộ đang xây dựng lại chính sách liên quan đến chuyển đổi các trường ĐH, CĐ dân lập sang tư thục; phối hợp các bên rà soát xem xét sửa đổi, bổ sung các vấn đề liên quan cho phù hợp, sau khi Báo Thanh Niên đăng loạt bài Chuyện khó tin ở trường ĐH tư từ ngày 27.3.
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trường ngoài công lập (NCL) hiện nay lâm vào khủng hoảng là do những khó khăn, vướng mắc khi chuyển đổi từ mô hình ĐH dân lập sang tư thục. Bộ có xem xét để điều chỉnh chính sách này?
Hiện nay, Bộ đang xây dựng lại chính sách liên quan đến chuyển đổi các trường ĐH, CĐ dân lập sang tư thục. Bộ cũng có kế hoạch phối hợp cùng tất cả các bên rà soát xem xét để sửa đổi, bổ sung các vấn đề đã nêu cho phù hợp với điều kiện và quy luật phát triển hiện tại.
Ảnh: Đ.N.T
Giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng là lĩnh vực đầu tư đặc biệt, vì vậy cần phải có những quy định đặc biệt áp dụng cho các nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào lĩnh vực này PGS-TS Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT
Nghị quyết 05 của Chính phủ năm 2005 cho phép khuyến khích cơ sở hoạt động không vì lợi nhuận nhưng các quy chế về ĐH tư thục đều hướng tới mô hình vì lợi nhuận (sở hữu cá nhân và chia lãi cho các cổ đông) dẫn tới trình trạng có không ít ĐH tư trở thành công ty kinh doanh giáo dục. Theo ông, đây có phải là sai lầm của chính sách?
Trước hết cần khẳng định sở hữu cá nhân và chia lãi cho các cổ đông góp vốn là một hình thức phát triển kinh tế tư nhân. Việc người có tài sản đầu tư vào lĩnh vực nào đó vì mục tiêu lợi nhuận không có gì sai, nếu họ tuân thủ luật pháp, tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động, đồng thời bổ sung vào nguồn thu cho ngân sách nhà nước qua việc nộp thuế. Quy định cho phép chia cổ tức cho các cổ đông và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân trong đầu tư phát triển trường ĐH tư là một chủ trương và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, vì giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng là lĩnh vực đầu tư đặc biệt, vì vậy cần phải có những quy định đặc biệt áp dụng cho các nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Có ý kiến cho rằng có thể chấp nhận loại hình trường vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận nhưng phải phân biệt rõ ràng. Mới đây, Nghị định 141 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật Giáo dục ĐH đã có phân biệt 2 loại hình này nhưng vẫn không rõ ràng dẫn đến tình trạng có thể các trường hoạt động lợi nhuận nhưng vẫn tuyên bố phi lợi nhuận. Ông có thấy đây là điều chưa ổn và cần phải sửa đổi?
Thứ nhất, cần khẳng định luật Giáo dục ĐH 2012 đã luật hóa loại hình trường ĐH tư hoạt động không vì lợi nhuận. Như vậy, đến thời điểm này không phải nên hay không nên nữa, mà chúng ta đã chấp nhận và phân định rõ 2 loại hình trường tư: vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Loại trường nào cũng đã có khuôn khổ pháp lý để hoạt động.
Thứ hai, tại Nghị định hướng dẫn thi hành luật Giáo dục ĐH đã xác định rõ loại hình trường tư hoạt động không vì lợi nhuận và những chính sách ưu tiên để khuyến khích đối với loại hình này.
Thứ ba, không nên nhầm lẫn giữa trường hoạt động không vì lợi nhuận và trường không có lợi nhuận. Trường hoạt động không vì lợi nhuận vẫn có thể có lợi nhuận, thậm chí có thể có nhiều lợi nhuận. Vấn đề, là việc sử dụng lợi nhuận vào những mục tiêu nào và Nghị định hướng dẫn thi hành luật Giáo dục ĐH đã có quy định cụ thể về vấn đề này.
Tại sao ở các nước mô hình trường ĐH tư không vì lợi nhuận thành công còn ở nước ta, đến nay, sau 20 năm ra đời trường ĐH tư, vẫn trầy trật? Chính sách nhà nước nên như thế nào để kích thích sự ra đời và phát triển của loại hình trường tư không vì lợi nhuận?
Trong những năm gần đây, nhà nước đã có chủ trương ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo cán bộ để khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH tư thục và cơ sở giáo dục ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.
Theo ông, ở Việt Nam, có khả năng các trường ĐH tư huy động vốn theo dạng hiến tặng như ở các nước?
Điều này là hoàn toàn có thể vì tại điều 5 của Nghị định 141 hướng dẫn luật Giáo dục ĐH đã quy định: Tài sản, giá trị tài sản của cơ sở giáo dục đại học tư thục bao gồm cả giá trị tài sản được tài trợ, ủng hộ, hiến tặng.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ
Ông Bùi Anh Tuấn cho rằng tuy chủ trương phát triển giáo dục ĐH NCL đã được thể chế bằng nhiều văn bản pháp luật, tạo điều kiện cho các trường phát triển nhưng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục ĐH NCL vẫn chưa đồng bộ, chưa tạo đủ cơ chế pháp lý cho việc thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục đào tạo. Ông dẫn chứng: "Chẳng hạn quy định về sở hữu, xác định tính chất vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận trong giáo dục ĐH NCL vẫn chưa cụ thể, chưa định lượng rõ. Chủ trương cho vay vốn ưu đãi, giao đất sạch cho các trường NCL gặp nhiều khó khăn và gần như không thực hiện được ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, nhà nước chậm ban hành chính sách và cơ chế hỗ trợ tài chính đối với sinh viên các trường NCL trong điều kiện học phí tại các trường này cao hơn so với mức áp dụng trong trường công lập (được nhà nước hỗ trợ một phần) là khó khăn cho các trường trong tuyển sinh...".
Về phía các trường, quy mô đào tạo tăng nhanh nhưng điều kiện đảm bảo chất lượng chưa tương xứng, đội ngũ giảng viên cơ hữu còn mỏng, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động ở một số trường chưa đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo. Về quản lý, mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và ban giám hiệu chưa rõ ràng. Ở nhiều trường, hiệu trưởng không có thực quyền, chủ tịch hội đồng quản trị quán xuyến tất cả công việc, quyết định mọi hoạt động, kể cả hoạt động chuyên môn của nhà trường nên vai trò của hội đồng khoa học và đào tạo chưa được phát huy, làm cho mục tiêu hoạt động của một số trường bị lệch lạc...
Theo TNO
Giáo viên hợp đồng không được hưởng phụ cấp thâm niên Hỏi: Tôi ra trường từ 1993 đến nay đã trực tiếp đứng lớp 20 năm và 20 năm đều tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ khi có quyết định ra trường tôi đều được hưởng các chế độ đầy đủ như một viên chức cứ 2 năm nâng lương 1 lần, các quyết định chuyển xếp ngạch lương tôi...