Hệ thống giám sát chất lượng nước Made in Vietnam, tự báo kết quả về smartphone
Các thông số nhiệt độ, lượng oxi hòa tan, chất rắn hòa tan, độ kiềm,… của môi trường nước đều sẽ được hệ thống ghi lại và đưa lên ‘đám mây’. Đây là sản phẩm hoàn toàn do người Việt Nam sản xuất.
Bên lề Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và CNTT (REV-ECIT) 2018 vừa được tổ chức tại Hà Nội, xuất hiện nhiều gian triển lãm trưng bày sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, phát triển nhằm tiếp cận các thành tựu mới của cuộc CMCN 4.0.
Trong số này, có sự góp mặt của Hệ thống giám sát chất lượng nước online TCChek. Đây là sản phẩm hoàn toàn Made in Việt Nam, do đội ngũ các kỹ sư, các nhà khoa học của TC Group phát triển.
Hệ thống giám sát chất lượng nước online TCChek.
Giống với tên gọi của mình, công việc của hệ thống giám sát chất lượng nước online là tiến hành quản lý, giám sát chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của các công ty và hộ nuôi trồng.
Hệ thống cảm biến của TCChek giúp ghi lại các thông số nhiệt độ, lượng oxi hòa tan, chất rắn hòa tan, độ kiềm và chỉ số oxi hóa khử của môi trường nước. Kết quả phép đo sẽ được ghi lại và lưu trữ trên server. Người dùng có thể kiểm tra các thông số này từ xa qua máy tính bảng hoặc điện thoại di động.
Video đang HOT
Các cảm biến dưới phao giúp TCChek thu nhận được các thông số của môi trường nước.
Hệ thống giám sát này được đặt trên một chiếc phao nhỏ và tích hợp khả năng định vị GPS. Chiếc phao này sẽ được neo lại một chỗ cố định. Trong trường hợp phao bị dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu, hệ thống sẽ lập tức gửi tín hiệu cảnh báo tới người quản lý.
Các thông số môi trường có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa lượng thức ăn cung cấp cho thủy sản nuôi trồng, làm giảm đáng kể chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, trong trường hợp thông số của môi trường nước vượt quá ngưỡng cho phép thiết lập sẵn, hệ thống sẽ báo động tại chỗ và gửi tín hiệu cảnh báo thông qua tin nhắn điện thoại, email. Điều này giúp hạn chế tối đa thiệt hại do tôm, cá hay các loại thủy sản chết khi nguồn nước ô nhiễm.
Hệ thống TCChek được trang bị cả tính năng định vị GPS trên bản đồ. Trong trường hợp vì nguyên do nào đó mà TCChek bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, hệ thống sẽ gửi tín hiệu cảnh báo tới những người quản lý.
Các thông số mà hệ thống này ghi nhận được bao gồm nhiệt độ, lượng oxi hòa tan, chất rắn hòa tan, độ kiềm và chỉ số oxi hóa khử của môi trường nước. Theo lời nhà sản xuất, tùy theo nhu cầu của người sử dụng, hệ thống có thể lược bớt hoặc tích hợp thêm các loại cảm biến để đo đạc các thông số khác từ môi trường.
Hệ thống giám sát TCChek sử dụng 2 nguồn điện và pin năng lượng mặt trời. Năng lượng do tấm pin mặt trời này cung cấp giúp hệ thống có thể tích trữ và vận hành tốt trong khoảng 5 ngày không có ánh nắng.
Mức giá của hệ thống giám sát chất lượng nước này hiện rẻ hơn khoảng một nửa so với hàng nhập ngoại.
Chia sẻ với Pv.VietNamNet, đại diện của TC Group cho biết, giá của một thiết bị giám sát tCheck là khoảng 45 triệu đồng. Mỗi chiếc máy này sẽ có thể sử dụng được với một vuông tôm/cá. Theo nhà phát triển, mức giá này rẻ chỉ bằng một nửa so với các thiết bị cùng tính năng do nước ngoài sản xuất.
Hiện hệ thống giám sát này đã bắt đầu được triển khai tại các đầm nuôi tôm nước lợ ở khu vực miền tây nam bộ. Trong thời gian tới, nhà sản xuất đang ấp ủ dự định mang tCheck ra thử nghiệm tại các vùng nuôi trồng thủy sản tại khu vực phía bắc.
Theo Báo Mới
GPS của điện thoại sắp nhanh và chính xác hơn
Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) vừa phê chuẩn một quyết định mới, có thể giúp GPS của điện thoại thực hiện công việc nhanh và chính xác hơn nhiều so với trước đây.
Galileo hoạt động hứa hẹn cho khả năng định vị chính xác và nhanh hơn
Theo PhoneArena, phán quyết mới của ủy ban đã quyết định mở GPS và cho phép nó kết nối với các vệ tinh của Galileo, hệ thống định vị riêng của châu Âu. Cụ thể, FCC giới hạn thang máy cho hai trong số ba tín hiệu hoạt động của Galileo có khả năng tương thích với GPS. Điều này làm cho GPS nhanh hơn, ổn định và chính xác hơn.
Galileo bắt đầu ra mắt từ năm 2006 và được xem như là một sự thay thế cho các hệ thống GPS của Mỹ và GLONASS của Nga. Có 26 vệ tinh Galileo trong quỹ đạo trong số 30 vệ tinh vào lúc này.
"Sự đột phá này phục vụ lợi ích công cộng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm ngành công nghiệp ô tô, hàng không, đường sắt, hàng hải và nông nghiệp. Nó cũng sẽ tạo ra lợi ích an toàn công cộng bằng cách giảm thiểu rủi ro tai nạn và thiên tai, hỗ trợ phản ứng khẩn cấp, đồng bộ hóa lưới điện và cơ sở hạ tầng quan trọng", chủ tịch FCC Ajit Pai cho biết.
Hiện nay hầu hết smartphone đều có thể kết nối với các vệ tinh của Galileo nhưng chức năng này luôn bị vô hiệu hóa với phần mềm. Nguyên nhân bởi vì FCC muốn hạn chế radio mặt đất để kết nối với vệ tinh tốt hơn, nhưng khi giới hạn này được dỡ bỏ thì để thiết bị kết nối với Galileo sẽ phụ thuộc vào nhà cung cấp điện thoại. Trong hầu hết các trường hợp, một bản cập nhật phần mềm sẽ giúp mở khóa chức năng.
Theo Báo Mới
Thị phần truyền hình miễn phí đang dịch chuyển về nông thôn Đến cuối năm 2017, tại TP. HCM chỉ còn 0,6% khán giả xem truyền hình miễn phí qua sóng mặt đất, tại Hà nội còn 4,2%, vùng đồng bằng Sông Cửu Long lượng khán giả thu xem truyền hình miễn phí qua phương thức thu sóng mặt đất còn khá cao 37,1%. Tại buổi tọa đàm Quyền lợi người tiêu dùng trong bối...