Hệ thống GD Ba Lan: Lớp zero và thang điểm lẻ
Hệ thống giáo dục Ba Lan về cơ bản giống hệ thống giáo dục Nga, nhưng có một số điểm khác biệt. Ví dụ, để tốt nghiệp THPT, HS phải học không dưới 12 năm.
Vì vậy đôi khi các em vào đại học muộn hơn. Ngoài ra, tất cả các trường phổ thông đều giảng dạy thần học, môn học này tuy không bắt buộc, nhưng ít ai từ chối.
Trường li-xê ở thành phố Wrocaw
GD mầm non (từ 3 – 6 tuổi)
Ở Ba Lan, các nhà trẻ được gọi là przedszkola, nhận trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. Nếu có nhu cầu, các bậc phụ huynh có thể gửi con vào nhà giữ trẻ (obek), ở đấy người ta nhận trẻ em từ 6 tháng tuổi. Nhà trẻ gồm hai loại: Nhà trẻ thành phố và nhà trẻ tư nhân. Tại nhà trẻ thành phố, phụ huynh chỉ phải trả tiền ăn và các giờ học thêm. Tại nhà trẻ tư nhân, phụ huynh phải thanh toán tất cả các chi phí.
Vào học nhà trẻ thành phố khó hơn: Ở đấy người ta thường nhận trẻ em theo diện ưu tiên. Trẻ em được học miễn phí đến lúc 13 giờ. Sau đó mỗi giờ học thêm phải trả 1 zloty (khoảng 6.000 VND). Nhà trẻ công có sân chơi, còn nhà trẻ tư rất hiếm. Mỗi lớp có 27 học sinh. Tại các nhà trẻ tư nhân, trẻ em được đi tham quan, học ngoại ngữ, đánh cờ, bơi, hát, nặn tượng… Thức ăn được đặt tại các nhà hàng đặc biệt và được hâm nóng, đồng thời phụ huynh có thể hàng tuần đăng ký món ăn cho con. Học phí của một học sinh tại nhà trẻ tư nhân là 800 zloty (4,8 triệu VND).
Ở Ba Lan, trẻ em không bắt buộc đến nhà trẻ. Nhưng trước khi vào tiểu học, tất cả trẻ em đều phải học “lớp zero” (zerówka). Lớp này được tổ chức ở nhà trẻ, trường phổ thông hoặc ở các nhóm đặc biệt, được gọi là điểm mẫu giáo.
GD tiểu học (7 – 15 tuổi)
Video đang HOT
Học sinh trong giờ thi “matura”
Học sinh Ba Lan học tiểu học và THCS trong vòng 12 đến 13 năm. Từ tháng 9/2017, Ba Lan bắt đầu cuộc cải cách nhà trường tiểu học trên quy mô lớn. Trước đây, tiểu học kéo dài 6 năm, sau đó học sinh vào học THCS 3 năm. Hiện nay, học sinh lớp 6 vào học thẳng lớp 7. Tuy nhiên, nhiều người không hài lòng về cải cách giáo dục. Hiệp hội Giáo viên Ba Lan cho rằng, hơn 30.000 giáo viên cần tìm việc làm mới. Trong khi đó, Bộ Giáo dục Ba Lan lại hứa hẹn sẽ tạo thêm hơn 5.000 việc làm. Nhiều giáo viên đã thu thập chữ ký đòi tiến hành trưng cầu dân ý về bãi bỏ cải cách giáo dục vào tháng 9 năm nay, nhưng Hạ viện (Sejm) đã bỏ phiếu chống.
Ba năm đầu của tiểu học không có sự phân chia rõ ràng các môn học và giới hạn chặt chẽ về hình thức và thời gian tiến hành các tiết học. Phần lớn các tiết học do một giáo viên phụ trách, trừ các môn Ngoại ngữ, Nhạc và Thể dục. Trước lớp Hai, giáo viên không chấm điểm, và học sinh học từ 8 giờ đến 12 giờ 30 phút.
Sau đó xuất hiện giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm. Trường phổ thông Ba Lan sử dụng thang điểm sáu, theo đó điểm 6 là xuất sắc, nhưng rất khó. Để đạt điểm 6, bài làm của học sinh phải thật lý tưởng. Đồng thời điểm 2 có thể coi là chấp nhận được, điểm 1 là kém nhất. Ba Lan có các trường phổ thông nghề, ví dụ trường vũ ba lê, âm nhạc hay thể thao, tại đây lúc đầu trẻ em học các môn văn hóa chung, sau đó bắt đầu chuyên môn hóa.
Vào cuối bậc tiểu học, học sinh làm một bài thi tốt nghiệp. Trước đây tuy là bài thi bắt buộc, nhưng không có tác dụng gì: Học sinh vẫn có thể vào THCS, thậm chí với kết quả kém. Hiện nay thi cử sẽ ảnh hưởng tới việc vào học THPT (li -xê) và trung cấp kỹ thuật.
Học sinh phổ thông Ba Lan học mỗi tuần 5 ngày. Năm học bắt đầu từ ngày 1/9 hàng năm, gồm hai học kỳ và kết thúc vào cuối tháng 6. Học sinh chính thức được nghỉ hai kỳ trong năm: Lễ Giáng sinh, Năm mới và Lễ Phục sinh. Ngoài ra, còn có kỳ nghỉ đông kéo dài hai tuần vào tháng Giêng hoặc tháng Hai tùy theo từng địa phương. Nếu có nhu cầu, vào các kỳ nghỉ, học sinh có thể cùng thầy giáo đến nhà hát và bảo tàng. Vào những ngày quốc lễ, học sinh cũng được nghỉ học.
Hầu hết các trường phổ thông đều dạy thần học. Môn học này do các linh mục phụ trách. Học sinh học về cấu trúc và lịch sử của Thiên Chúa giáo, thỉnh thoảng các em học cầu nguyện. Thần học còn được dạy cho đại diện các tôn giáo khác. Nếu trường không đủ số lượng học sinh một giáo phái, thì các em có thể đến học ở trường khác. Những học sinh không muốn học môn này phải viết giấy xin phép. Lúc bấy giờ, thay cho việc lên lớp, học sinh sẽ vào thư viện hay học môn đạo đức. Thực ra, hầu như tất cả học sinh đều học môn thần học, vì Ba Lan là nước có truyền thống tôn giáo mạnh mẽ.
GD THPT và trung cấp kỹ thuật (16 – 19 tuổi)
Ở Ba Lan, sau khi học xong THCS không nhất thiết phải vào THPT (li-xê) hay trung cấp kỹ thuật, nhưng thiếu điều đó không thể vào học đại học.
Theo tinh thần cải cách giáo dục, hiện nay các trường THPT trước đây học 3 năm, sẽ kéo dài 4 năm, còn các trường trung cấp kỹ thuật 4 năm sẽ thay bằng 5 năm. Loại hình trường phổ thông nghề trước đây sẽ bị xóa bỏ. Nó được thay bằng trường chuyên ngành bậc 1. Tại các trường li-xê, học sinh tiếp tục học các môn học phổ thông, nhưng ở mức sâu hơn. Còn những học sinh chọn các chuyên ngành kỹ thuật thì vào học các trường trung cấp kỹ thuật.
Học sinh Ba Lan thi tốt nghiệp phổ thông vào mùa xuân, gọi là thi “matura”. Phần lớn các môn học được thi ở hai trình độ: Cơ bản và chuyên sâu. Để nhận được bằng tốt nghiệp, tất cả học sinh phải thi tiếng Ba Lan, Toán và Ngoại ngữ ở trình độ cơ bản, những môn khác thí sinh tự chọn theo chuyên ngành mình muốn học.
Vài nét về các trường đại học
“Trường phổ thông Ba Lan sử dụng thang điểm sáu, theo đó điểm 6 là xuất sắc, nhưng rất khó. Để đạt điểm 6, bài làm của học sinh phải thật lý tưởng. Đồng thời điểm 2 có thể coi là chấp nhận được, điểm 1 là kém nhất”.
Tốt nghiệp THPT, học sinh có thể vào đại học. Thí sinh vào học đại học theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Sau khi nộp hồ sơ, thí sinh được xếp hạng, theo đó thứ hạng càng cao, càng nhiều cơ hội vào đại học. Thông thường, học sinh không phải thi thêm môn nào nữa, trừ các môn chuyên ngành nghệ thuật, ví dụ như trình độ diễn xuất…
Ba Lan có gần 400 trường đại học. Điều kỳ lạ là học phí ở các trường công thường cao hơn ở các trường tư. Ba Lan có nhiều sinh viên đến từ Nga, Belarus, Ukraine, Đức và Tây Ban Nha.
Các trường đại học Ba Lan sử dụng thang điểm 5, theo đó cao nhất là điểm 5. Một số trường cho điểm lẻ, ví dụ 3,5 hoặc 4,5 điểm. Mỗi học kỳ có những môn học bắt buộc và lựa chọn. Các kỳ thi bắt đầu vào cuối tháng Giêng và tháng Sáu. Tuy nhiên, đôi khi có thể thi sớm hơn. Một số giảng viên tổ chức thi vào tiết học cuối cùng.
Kim Thanh Hằng
Theo Báo Nga/GDTĐ
Học sinh tiểu học, mầm non Đắk Lắk tựu trường ngày 22/8
Sở GD&ĐT Đắk Lắk ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể, ngày tựu trường đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục thường xuyên vào 22/8/2019; đối với giáo dục THCS, THPT: 16/8/2019. Khai giảng tổ chức thống nhất vào 5/9/2019.
Ngày bắt đầu và kết thúc học kỳ I đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục thường xuyên: Bắt đầu ngày 26/8/2019, kết thúc trước ngày 31/12/2019 (18 tuần); đối với giáo dục THCS, THPT: bắt đầu vào 19/8/2019, kết thúc trước ngày 31/12/2019 (19 tuần).
Ngày bắt đầu và kết thúc học kỳ II đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS, THPT: Bắt đầu ngày 2/1/2020, kết thúc trước ngày 22/5/2020 (18 tuần). Đối với giáo dục thường xuyên, bắt đầu ngày 2/1/2020, kết thúc trước ngày 12/5/2020 (17 tuần).
Ngày kết thúc năm học: Trước ngày 30/5/2020.
Ngày thi học sinh giỏi cấp tỉnh với giáo dục THCS vào 2/4/2020, với giáo dục THPT, giáo dục thường xuyên vào 23/3/2020. Thành lập đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia vào 25/9/2019.
Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 10/6/2020.
Tuyển sinh vào các lớp đầu cấp học cho năm học 2020-2021: Hoàn thành trước ngày 31/7/2020.
Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Luật Lao động và Quyết định của UBND tỉnh.
Nghỉ hè năm 2020 của giáo viên: Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép năm của giáo viên là 2 tháng, có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương đơn vị.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Chương trình học 9+: Lối đi mới giải quyết hiệu quả bài toán việc làm thời đại 4.0 Sinh viên tốt nghiệp THCS hoặc không may rớt tốt nghiệp THPT vẫn có cơ hội theo đuổi ngành Y với chương trình học 9 bậc Trung cấp. Chương trình học 9 hiện là một trong nhiều hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp cấp THCS - Ảnh: Hồng Ngân Ngành y dược vẫn có thể học chương trình 9 Chọn...