Hệ thống đào tạo trực tuyến: Cần hạ tầng công nghệ và kiểm định chất lượng
Theo các chuyên gia, đào tạo trực tuyến cần hạ tầng công nghệ và kiểm định, nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo.
GS.TS Ojat Darojat – Chủ tịch Hiệp hội các Trường ĐH Mở Châu Á (AAOU), Hiệu trưởng Trường Terbuka (Indonesia) chia sẻ kinh nghiệm.
Hướng đến nền giáo dục đại chúng
Theo PGS.TS Nguyễn Mai Hương – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Mở Hà Nội, cùng với đào tạo đại học theo phương thức truyền thống, trong một thập kỷ qua, phương thức đào tạo trực tuyến đã chính thức ra đời tại Việt Nam và có xu hướng được nhiều trong nước áp dụng.
Phương thức “đào tạo trực tuyến” hay còn gọi là E-Learning, đào tạo dựa vào công nghệ thông tin và truyền thông. Phương thức đào tạo này sử dụng những tiến bộ của phương tiện điện tử, của công nghệ viễn thông như: máy tính, điện thoại, tivi, internet, nhằm gia tăng khả năng truyền tải kiến thức của mình.
Với các công cụ này, việc truyền đạt những kiến thức cần thiết sẽ dễ dàng hơn thông qua các học liệu điện tử với hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim minh họa, có khả năng biểu hiện nội dung cần truyền đạt một cách trực quan, sinh động.
Điều đó cũng giúp cho việc tương tác từ xa giữa người dạy và người học, nâng cao khả năng tự theo dõi, giám sát quá trình học tập của mỗi người; từ đó người học đưa được lộ trình học tập hiệu quả hơn.
Không những giúp đỡ người học theo những giáo trình sẵn có, đào tạo trực tuyến còn là công cụ giúp những người thành công có thể dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho người khác, xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ.
Video đang HOT
“Có thể nói phương thức đào trạo trực tuyến có tính nhân văn, hướng đến nền giáo dục đại chúng, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời”- PGS.TS Nguyễn Mai Hương nói.
Đề cập đến kiểm định chất lượng cho hệ thống đào tạo đại học trực tuyến , GS.TS Mai Trọng Nhuận – nguyên Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, để nâng cao độ tin cậy của đánh giá chất lượng, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo trực tuyến, cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau: Hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định hướng dẫn; xây dựng và phát triển văn hóa đào tạo trực tuyến.
Đồng thời nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, sự trung thực của tất cả các bên liên quan. Mặt khác, tích hợp và hài hòa “5 nhà” trong một kiểm định viên chất lượng giáo dục đại học: Thợ giỏi, thầy giỏi, nhà quản lý giỏi, kiểm định định viên giỏi, người khó tính sử dụng sản phẩm đào tạo online.
Cùng với đó, cần thoát khỏi quán tính đào tạo và đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trực tiếp khi đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cùng như chương trình đào tạo trực tuyến.
Ảnh minh họa/internet
Kinh nghiệm quốc tế
Chia sẻ kinh nghiệm từ Indonesia, GS.TS Ojat Darojat – Chủ tịch Hiệp hội các Trường ĐH Mở Châu Á (AAOU), Hiệu trưởng Trường Terbuka trao đổi, bảo đảm chất lượng trong giáo dục đại học được đánh giá thông qua quá trình tự đánh giá nội bộ do Bộ Giáo dục giám sát trực tiếp và quá trình đánh giá ngoài do một tổ chức đánh giá độc lập thực hiện (BAN-PT).
GS Ojat Darojat cho biết, đánh giá chương trình đào tạo bao gồm từ cấp trường cho đến cấp khoa chuyên môn; chứng nhận kiểm định có giá trị trong 3 năm. Phạm vi đánh giá trên 3 phương diện:
Thứ nhất, tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược, thành tích, hệ thống, quản trị, lãnh đạo, hệ thống quản lý và bảo đảm chất lượng, sinh viên đang đào tạo và sinh viên đã tốt nghiệp.
Thứ hai, nguồn nhân lực, chương trình giảng dạy.
Thứ ba, môi trường học thuật; nguồn vốn, cơ sở hạ tầng và vật chất; thông tin hệ thống nghiên cứu khoa học, dịch vụ công đồng và công tác đối ngoại.
Đánh giá chất lượng ở cấp quản lý gồm: Phạm vi đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng của ICDE gồm: Mục đích và mục tiêu, xây dựng chương trình giảng dạy (phân phối tài liệu, giảng dạy, học tập, đánh giá, hỗ trợ và hướng dẫn học tập, tài nguyên học tập), bảo đảm và nâng cao chất lượng, nghiên cứu khoa quan hệ đối ngoại.
“Việc kiểm định khẳng định tầm quan trọng của các chính sách mở cửa và linh hoạt của cơ sở giáo dục, nhằm đạt được cam kết về giá trị giáo dục cũng như xây dựng quan hệ đối ngoại và đảm bảo nguồn tài chính” – GS.TS Ojat Darojat nói.
“Trường Terbuka đã nhận được chứng nhận kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của ICDE vào các năm 2005, 2010 và 2020. Kiểm định chất lượng đối với hoạt động quản lý của cơ sở đào tạo, chẳng hạn như: xây dựng, phân phối tài liệu học tập và kiểm tra, hoạt động quản lý học tập và dịch vụ sinh viên, kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn ISO có hiệu lực đến ba năm (6 tháng kiểm tra một lần)”.- GS.TS Ojat Darojat
Đảm bảo tuyệt đối chính xác về thông tin tuyển sinh
Chủ trì Hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm năm 2021, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu các trường và các đơn vị hỗ trợ về thông tin của Bộ phải đảm bảo thông tin tuyển sinh tuyệt đối chính xác.
Do phần lớn các cơ sở đào tạo đại học đều dành 50% chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên GS Nguyễn Hữu Tú cho rằng kỳ thi này cần thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng hơn nữa khâu ra đề thi, coi thi và chấm thi; nhất là khâu ra đề cần đảm bảo yếu tố phân hóa. Theo đó, các trường phải có trách nhiệm tham gia để Kỳ thi diễn ra thành công. "Trường ĐH Y Hà Nội sẵn sàng chung tay vào cuộc", GS khẳng định.
PGS. TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân nhận định, thành công của công tác tuyển sinh đạt được là nhờ Thông tư vừa ổn định vừa được cập nhật mới hằng năm. "Chúng ta vừa ổn định, vừa điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn hơn. Bởi theo xu thế, các trường sẽ ngày càng chủ động trong tuyển sinh, với nhiều phương thức khác nhau và sẽ được hoàn thiện từng bước. Vì thế, Quy chế tuyển sinh cũng cần được cập nhật để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan", PGS Bùi Đức Triệu trao đổi.
Bên cạnh đó, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội Nguyễn Thị Nhung đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét, tính toán đến phương án xác nhận trúng tuyển qua hình thức trực tuyến.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đề nghị các trường chuẩn bị đề án tuyển sinh và phương án tư vấn cho thí sinh tốt hơn, đảm bảo sự nhất quán, chuẩn xác trong các thông tin công bố tới các bên khác nhau, tránh những sai sót gây thiệt hại cho thí sinh.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá cao các ý kiến, đề xuất, đồng thời khẳng định, Bộ GD&ĐT luôn đồng hành cùng các cơ sở giáo dục, hướng đến kỳ tuyển sinh 2021 công bằng, chất lượng.
Phân tích, dự báo tình hình năm 2021, Thứ trưởng đề ra các phương hướng, giải pháp. Trong đó, trước tiên cần giữ ổn định về quy chế, về phương thức tổ chức, phối hợp giữa các đơn vị, giữa các trường với Sở, với Bộ. Đồng thời, chủ động có những phương án ứng phó với sự thay đổi, tiếp tục ứng dụng công nghệ để giảm thiểu những sai sót, tạo thuận lợi cho các trường và thí sinh.
Thống nhất hợp tác, đồng thuận trong cơ chế phối hợp, trong việc chia sẻ kinh phí tuyển sinh các trường. Các trường chuẩn bị đề án tuyển sinh và phương án tư vấn cho thí sinh tốt hơn, đảm bảo sự nhất quán, chuẩn xác trong các thông tin công bố tới các bên khác nhau, tránh những sai sót gây thiệt hại cho thí sinh.
Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong khâu thi cử, xét tuyển, trong khâu tổ chức thi các trường và các trường thi riêng.
Thứ trưởng mong muốn các trường sẽ đồng thuận để tích cực tham gia kiểm tra vào công tác thanh tra, kiểm tra trong kì thi sắp tới.
Với các trường tổ chức thi riêng, cần hợp tác ở các cấp độ khác nhau, giúp tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh không phải thi nhiều lần, không phải thi nhiều nơi.
Thứ trưởng cũng có những yêu cầu cụ thể, nhất quán đối với các Vụ, Cục chuyên môn của Bộ GD&ĐT. Riêng công tác đào tạo giáo viên và đặt hàng, Vụ GDĐH đã nhận nhiệm vụ và sẽ xây dựng hướng dẫn chi tiết để công tác này thuận lợi.
Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng đạt kiểm định chất lượng giáo dục Ngày 26/3, Trường ĐH Thể dục Thể thao Đà Nẵng đã đón nhận giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục và kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Thể dục Thể thao. Đại diện Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Đà Nẵng trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho BGH trường ĐH Thể...