Hệ thống đào tạo CNTT quốc tế Thăng Long – Aptech và Thăng Long – Npower tuyển thẳng 750 SV năm 2012
Hệ thống đào tạo CNTT quốc tế Thăng Long – Aptech và Thăng Long – Npower thông báo tuyển thẳng 750 SV năm 2012.
Thăng Long – Aptech & Thăng Long – Npower là cơ sở đào tạo CNTT Quốc tế trực thuộc Tập đoàn đào tạo CNTT APTECH Ấn Độ. APTECH là Tập đoàn đào tạo CNTT hàng đầu thế giới được thành lập năm 1986 và hiện đang hoạt động tại 52 quốc gia. Có mặt tại Việt Nam từ năm 1999, APTECH đã cung cấp hơn 50.000 nhân lực CNTT lành nghề làm việc tại các doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước. Mười năm liên tiếp (2003-2012), APTECH vinh dự được các tổ chức trao tặng Cup vàng Đơn vị đào tạo Công nghệ Thông tin số 1 tại Việt Nam. Thăng Long – Aptech là đơn vị duy nhất hai năm liên tiếp (2008 và 2009) được nhận giải thưởng “Emerging Star” cho Đơn vị APTECH phát triển nhất toàn cầu.
Căn cứ chỉ tiêu đào tạo, Thăng Long-Aptech và Thăng Long-NPower thông báo tuyển sinhnăm 2012 như sau:
STT
Tên Ngành
Chỉ tiêu
Điều Kiện
Bằng Cấp
1
Chuyên viên Phát triển phần mềm Quốc tế
400
– Tuyển thẳng: Thí sinh có kết quả kỳ thi Đại học hoặc Cao đẳng năm 2012 đạt tổng điểm 3 môn thi từ 9,0 trở lên (tính cả điểm khu vực) các khối A, A1, B và D. -Xét tuyển: Xét tuyển học bạ thí sinh tốt nghiệp THPT
Bằng Higher Diploma về CNTT do Tập đoàn Aptech Ấn Độ cấp. Có giá trị trên 54 Quốc gia và được các nhà Tuyển dụng đánh giá rất cao.Sinh viên có thể đi làm ngay với mức lương cao hoặc tiếp tục học Liên thông lên bậc ĐH.
2
Chuyên viên Mạng và Bảo mật Quốc tế
350
Cơ hội việc làm và chương trình thực nghiệp hưởng lương
Video đang HOT
Sinh viên tốt nghiệp Aptech được các nhà tuyển dụng đánh giá cao và có cơ hội việc làm tốt do Chương trình đào tạo của Aptech rất sát với thực tế công việc của các cơ quan, doanh nghiệp.Bạn Trần Xuân Hậu (Thái Bình) – SV Thăng Long – Aptech khóa 2009-2012 cho biết, hiện bạn đang được một doanh nghiệp CNTT khá lớn có trụ sở tại Mỹ Đình trả mức lương 5 triệu đồng nhưng chưa muốn đi làm toàn thời gian mà muốn tập trung hoàn thành khóa học trước.
Nhiều doanh nghiệp CNTT đã trở thành đối tác quen thuộc của Thăng Long – Aptech và Thăng Long – NPower trong việc tuyển dụng SV thực tập vào làm việc. Nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho các doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho SV được cọ xát thực tế ngay từ khi chưa ra trường, từ năm 2012 Thăng Long-Aptech & Thăng Long-NPower tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập hưởng lương mang tên:”On the Job Training – On the Real Earning”. Theo đó, sinh viên theo học 2 ngành Kỹ sư Phát triển phần mềm Quốc tế (HDSE) và Chuyên gia Mạng và Bảo mật Quốc tế (HDESE) sẽ được đi thực tập hưởng lương tại các công ty, doanh nghiệp IT đối tác của trường ngay khi bước vào học kỳ thứ 4. Mức lương dao động trong khoảng từ 1,5 triệu cho tới 5 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào mức độ đóng góp của SV cho mỗi dự án. Nhà trường cam kết tất cả các SV sẽ được đi thực tập, vị trí công việc tùy thuộc vào năng lực và nhu cầu của mỗi người. Việc được đi thực tập ngay khi còn đang đi học giúp SV tiếp thu được kinh nghiệp làm việc thực tế và có thêm thu nhập.
Đại diện lãnh đạo hai bên ký kết thỏa thuận hợp tác cho Sinh viên thực tập tại FPT Sofware.
Chương trình mới được triển khai chưa lâu nhưng đã thu hút đông đảo SV tham gia. Bạn Lê Đức Tùng (Hà Nội) cho biết, bạn đã thi đỗ Học viện Bưu chính Viễn thông, nhưng vẫn tiếp tục theo học tại Thăng Long – Aptech do chương trình đào tạo thực tế, còn bạn Phạm Tuấn Minh (Thanh Hóa) đã đỗ trường CĐ tại quê nhà nhưng quyết tâm theo học Thăng Long – Aptech vì bạn muốn có một công việc tốt sau khi ra trường.
HỒ SƠ VÀ HÌNH THỨC XÉT TUYỂN.
Nộp trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh Thăng Long-Aptech & Thăng Long-NPower: Tầng 1, tòa nhà Hesco, km10 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.(đối diện Học viện Bưu chính Viễn thông). Điện thoại: 04.3552.6833. Trước ngày 10/9/2012.
Nộp hồ sơ qua đường Bưu điện, trước ngày 10/9/2012(tính theo dấu bưu điện)
Đăng ký xét tuyển Online. Thí sinh có thể đăng ký tại đây (http://thanglong-aptech.com/vuoncao/)
Khai giảng:
Đợt 1: 27/8/2012
Đợt 2: 5/9/2012
Đợt 3: 15/9/2012
Hồ sơ nhập học bao gồm:
1. Sơ yếu lí lịch có công chứng của địa phương.
2. 4 ảnh 3×4.
3. Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (Bản sao)
4. Phiếu thông báo điểm (Bản sao)
5. Học bạc THPT (Bản sao)
Để biết thêm thông tin chi tiết về thông tin tuyển sinh năm 2012 của Thăng Long-Aptech & Thăng Long-NPower, thí sinh có thể liên hệ theo địa chỉ:
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO CNTT QUỐC TẾ THĂNGLONG – APTECH VÀ THĂNG LONG – NPOWER
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Hesco, Km10 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội(đối diện Học viện Bưu chính Viễn thông).
Điện thoại: 04.3552.6833 * Website:www.aptech-vietnam.vn
Theo dân trí
Thiếu thí sinh: Ngành điện hạt nhân ế ẩm
Ba năm liên tiếp, các cơ sở đào tạo nhân lực điện hạt nhân tuyển được số sinh viên thấp xa so với yêu cầu.
Trong khi đó, chỉ còn tám năm nữa, cả nước cần không dưới 2.200 kỹ sư các chuyên ngành điện hạt nhân để phục vụ nhà máy điện hạt nhân đầu tiên dự kiến hoạt động vào năm 2020.
Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Cục Năng lượng Nguyên tử (NLNT), từ Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân đã được phê duyệt với tổng kinh phí 3.000 tỷ đồng, một số cán bộ được ra nước ngoài học tập.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Dự án Điện hạt nhân còn giao nhiệm vụ cho sáu cơ sở đào tạo trong nước gồm Đại học Bách khoa (ĐHBK) Hà Nội, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội, ĐHQG TPHCM, Đại học Điện lực (ĐHĐL), ĐH Đà Lạt và Trung tâm Đào tạo Hạt nhân của Viện NLNTVN phối hợp với nhau để đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân.
Sinh viên chuyên ngành điện hạt nhân trường ĐHĐL trong giờ thực hành. Ảnh: Nguyễn Hoài.
Theo đề án, trong số 2.200 kỹ sư sẽ có 200 người tốt nghiệp tại nước ngoài 350 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành này, trong đó 150 người đào tạo ở các nước có ngành điện hạt nhân phát triển.
Ngoài ra, trong lĩnh vực quản lý, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, dự kiến đào tạo 650 kỹ sư, 250 thạc sĩ và tiến sĩ 100 thạc sĩ và tiến sĩ làm công tác giảng dạy trong cơ sở đào tạo ngành hạt nhân...
Theo PGS.TS Trần Thanh Minh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học & Kỹ thuật Hạt nhân, thực trạng đào tạo nhân lực trong nước khiến nguồn nhân lực điện hạt nhân rất đáng lo ngại.
Chỉ tiêu 50, chỉ tuyển được 17
Đại học Điện lực là một trong sáu cơ sở trong nước được phân công đào tạo nguồn nhân lực cho ngành điện hạt nhân.
TS Đỗ Thị Minh Nguyệt, Chủ nhiệm Bộ môn Điện hạt nhân, Khoa Công nghệ Năng lượng của ĐHĐL cho hay, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu ngành điều khiển, tự động, tức là những người sẽ trực tiếp vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân.
ĐHĐL bắt đầu tuyển sinh từ năm 2010, điểm chuẩn của chuyên ngành điện hạt nhân là 15,5, không hề cao so với các chuyên ngành khác và mặt bằng chung khối A.
Tuy nhiên, trường này cũng chỉ tuyển được 14 thí sinh trong khi chỉ tiêu là 50 sinh viên. "Phải tuyển thêm nguyện vọng, chúng tôi mới có được 58 sinh viên cho khóa học đầu tiên", bà Nguyệt nói.
Năm 2011, vẫn chỉ tiêu tuyển sinh đó, điểm chuẩn của chuyên ngành này tiếp tục ở mức 15,5. Số lượng sinh viên nguyện vọng 1 vẫn không đủ, nhà trường lại tiếp tục tuyển nguyện vọng 2, ông Bùi Đức Hiền, Trưởng phòng Đào tạo ĐHĐL, cho biết.
Năm 2012, để nâng cao chất lượng đầu vào, ngay từ đầu mùa tuyển sinh, ĐHĐL đưa ra nhiều chính sách nhằm thu hút thí sinh vào học chuyên ngành này như sinh viên sẽ được nhận học bổng một triệu đồng/tháng trong 10 tháng đầu tiên và được ưu tiên ở ký túc xá của nhà trường.
"Bên cạnh việc tuyển nguyện vọng 2, trong giấy báo trúng tuyển gửi đến các thí sinh khối A của trường, chúng tôi đều thêm nội dung nếu thí sinh học chuyên ngành điện hạt nhân sẽ được hưởng các ưu tiên", ông Hiến nói.
"Ưu đãi là vậy, số lượng hồ sơ vẫn thấp. Kết quả tuyển sinh năm 2012, với mức điểm chuẩn 18 điểm, nhà trường chỉ tuyển được 17 thí sinh. Tại các cơ sở đào tạo khác, điểm chuẩn chuyên ngành điện hạt nhân cũng ở mức khá thấp. Khoa Vật lý Kỹ thuật - Kỹ thuật Hạt nhân của ĐHBK Hà Nội, năm 2012, điểm chuẩn là 18,5 (khối A, A1).
Trước đó năm 2011 và năm 2010 điểm chuẩn ở mức 17 điểm. Khoa Công nghệ Hạt nhân, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQG Hà Nội là 17 điểm ở hầu hết các năm.
Ở trường ĐH Đà Lạt, Khoa Kỹ thuật Hạt nhân ở mức 16,5 điểm. Tuy nhiên, với mức điểm chuẩn như vậy, chỉ có hơn 10 thí sinh đạt.
"Chúng tôi phải tuyển thêm nguyện vọng 2 ở mức điểm 17 để hy vọng có thể đạt đủ chỉ tiêu 30 sinh viên cho khóa học đầu tiên", ông Lê Hồng Phong, Trưởng phòng Đào tạo của ĐH Đà Lạt, cho hay.
Đáng lo ngại
"Điểm chuẩn thấp khiến nhiều sinh viên không theo nổi chương trình đào tạo", ông Hiền lo ngại. Trong số 58 thí sinh khóa học điện hạt nhân đầu tiên ở ĐHĐL, hiện chỉ còn 40 người theo học. Một vài sinh viên khá được chuyển ra nước ngoài đào tạo. Một số sinh viên khác xin chuyển khoa vì không theo được chương trình học.
Theo bà Nguyệt, thí sinh chưa mặn mà với chuyên ngành là bởi điều kiện làm việc xa xôi trong khi đây là ngành được mặc định có nhiều rủi ro. Một nguyên nhân khác là do thí sinh chưa hiểu hết về ngành.
Những năm gần đây, sinh viên học ngành hạt nhân ra trường chưa được trọng dụng những kỹ sư làm ở các cơ quan nghiên cứu về điện hạt nhân lương thấp nên thí sinh chưa mặn mà với ngành.
PGS.TS Trần Thanh Minh kiến nghị cần sớm đưa các chính sách về nhân lực điện hạt nhân vào thực tế. Nếu không vấn đề nhân lực điện hạt nhân sẽ càng đáng lo ngại khi thời điểm dự kiến vận hành lò phản ứng đầu tiên đang đến gần.
Theo tiền phong
Vụ phụ huynh 'vây' ĐH Y dược: 200 thí sinh 'thoát hiểm' Đại học Y dược TP.HCM đã quyết định hạ điểm chuẩn ngành bác sĩ đa khoa xuống 25,5 điểm, khoảng 200 thí sinh đã từ trượt thành đỗ sau quyết định này. Tối 16/8, ngay sau khi vừa kết thúc cuộc họp Hội đồng tuyển sinh về vấn đề khiếu nại của phụ huynh, Giáo sư - Tiến sĩ Lê Quan Nghiệm, Phó...