Hệ tại chức: Đứa con bị từ chối
Ngành giáo dục nhiều địa phương đã chính thức từ chối tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức. Điều này đồng nghĩa với việc nói không ngay với sản phẩm do chính các trường đại học của ngành giáo dục thực hiện.
Các ứng viên trả lời câu hỏi tại buổi phỏng vấn tuyển dụng giáo viên năm 2012 do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sáng 2/8/2012. (Ảnh: Như Hùng)
Nhiều giáo viên có thời gian dạy hợp đồng hoặc vừa tốt nghiệp đang chờ việc ở Hà Nam không còn lạ lẫm với thông báo tuyển dụng mới đây của Sở GD-ĐT tỉnh này, trong đó một trong những điều kiện xét hồ sơ là phải tốt nghiệp các trường công lập có uy tín. Không lạ lẫm bởi yêu cầu trên từng áp dụng nhiều năm qua trong các kỳ tuyển giáo viên vào biên chế.
Không tại chức, không liên thông
Thông báo do giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam Nguyễn Văn Khoát ký khẳng định ứng viên phải tốt nghiệp ở các trường công lập có uy tín về đào tạo giáo viên, bằng tốt nghiệp loại khá trở lên. Đặc biệt, thông báo dứt khoát: “Không hợp đồng những người tốt nghiệp đại học hệ tại chức hoặc đại học chính quy theo các hình thức liên thông, liên kết, từ xa…”.
TP.HCM: ứng viên hệ tại chức bị chấm thang điểm thấp Tại TP.HCM, tuy không quy định bằng văn bản nhưng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: khi tuyển giáo viên cho năm học 2012-2013, các ứng viên tốt nghiệp hệ tại chức sẽ bị chấm thang điểm thấp (ứng viên dự tuyển sẽ có ba cột điểm: điểm trung bình các môn học, điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp đại học và điểm phỏng vấn – PV). Theo ông Văn Công Sang – trưởng phòng tổ chức – cán bộ Sở GD-ĐT TP, với tình hình số lượng giáo viên bậc trung học dự thi tuyển cao hơn gấp nhiều lần so với chỉ tiêu tuyển dụng như năm nay thì TP sẽ ưu tiên tuyển dụng đối tượng tốt nghiệp hệ chính quy ngành sư phạm trước. “Tôi không luận bàn về chất lượng đào tạo của hệ tại chức, nhưng tôi nghĩ giáo viên theo học ngành sư phạm hệ chính quy sẽ tốt hơn. Ít nhất là họ sẽ yêu nghề giáo hơn và được đào tạo chính quy thì bài bản hơn, dễ tạo niềm tin hơn” – ông Sang cho biết.
Thông báo tuyển dụng còn nêu rõ yêu cầu địa chỉ tốt nghiệp cụ thể cho từng môn học. Tùy theo mỗi môn học, điều kiện về nguồn đào tạo (trường mà các giáo viên tốt nghiệp) được quy định khác nhau, nhưng ưu tiên số 1 là nhóm các trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1, ĐH Sư phạm Hà Nội 2, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Vinh, Khoa sư phạm ĐHQG Hà Nội, ĐH Giáo dục…
Chủ trương “chọn trường đào tạo” để tuyển giáo viên của Hà Nam được thực hiện từ năm 2005. Ông Nguyễn Quốc Tuấn – nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam – cho biết với quan điểm “giáo viên là yếu tố quan trọng số 1 làm nên chất lượng giáo dục, bảy năm trước (khi ông Tuấn còn đương nhiệm) chủ trương sàng lọc để tuyển giáo viên có chất lượng đã được đặt ra. Tiêu chí để sàng lọc người vào biên ch là điểm trung bình toàn khóa học, ưu tiên nhóm trường đào tạo có chất lượng tốt (tùy theo bậc học). “Tuyển đại trà chỉ tới 80% chỉ tiêu, còn 20% dành để tuyển những người giỏi”- ông Tuấn cho biết. Theo đó, những người tốt nghiệp cử nhân loại giỏi ở các trường sư phạm sẽ được tuyển thẳng không phải tham dự kỳ thi tuyển công chức. Riêng giáo viên cho trường THPT chuyên, Hà Nam chỉ tuyển những người tốt nghiệp loại giỏi ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1.
Nhìn trường đào tạo để tuyển giáo viên
Không chỉ Hà Nam, tỉnh Nam Định từ năm 2008 đã “nói không” với người tốt nghiệp hệ tại chức trong kỳ tuyển công chức và năm 2011 tiếp tục “nói không” với người tốt nghiệp trường ngoài công lập. Riêng đối với việc tuyển công chức cho ngành GD-ĐT, nhiều năm qua Nam Định đã đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn, không chỉ đòi hỏi người đăng ký xét tuyển phải có bằng chính quy và tốt nghiệp trường công lập, quy định tuyển của từng môn học cũng nêu cụ thể chỉ tuyển giáo viên tốt nghiệp ở nhóm trường có uy tín. “Có những ngành nhiều năm qua chỉ tuyển người tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1″ – một hiệu trưởng THPT ở Nam Định cho biết.
Video đang HOT
Ông Trần Tất Tiệp, giám đốc Sở Nội vụ Nam Định, cho biết kế hoạch tuyển công chức cho ngành GD-ĐTNam Định năm nay do Sở GD-ĐT và Sở Nội vụ phối hợp xây dựng. Điều kiện tuyển năm nay vẫn theo đúng chủ trương của những năm trước nhằm đảm bảo chất lượng ngay từ khâu nhận hồ sơ. Có nghĩa sẽ không tuyển người tốt nghiệp trường ngoài công lập hoặc tại chức. Tùy từng môn học, cũng chỉ lựa chọn những người tốt nghiệp từ các trường sư phạm đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, “để tránh cực đoan, những người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân tốt nghiệp loại giỏi sẽ vẫn được tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển”- ông Tiệp khẳng định.
Tương tự, Vĩnh Phúc từ năm 2011 cũng xôn xao khi Sở GD-ĐT đặt ra điều kiện tuyển giáo viên bậc THPT chỉ gồm những người tốt nghiệp chính quy một số trường như: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, Trường ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Hà Nội (khoa tiếng Anh), Trường ĐH Thể dục thể thao (chuyên ngành giáo dục thể chất). Và lưu ý cụ thể “không tuyển người theo chương trình liên thông lên ĐH”.
Khác với một số địa phương có quan điểm “chọn trường”, Vĩnh Phúc không chỉ lựa chọn những trường có truyền thống sư phạm mà chọn cả những trường ngoài sư phạm nhưng thuộc tốp đầu ở bậc ĐH. Giải thích về việc này, lãnh đạo ngành GD-ĐT Vĩnh Phúc cho rằng: “Đã nghiên cứu chương trình và chất lượng sinh viên ra trường nên lựa chọn tuyển người của các trường trên, tùy theo đặc thù của vị trí công việc”.
Thừa số lượng, thiếu chất lượng
Năm 2011, theo Sở GD-ĐT Hà Nam, số giáo viên cần tuyển rất ít. Bậc THCS đang thừa giáo viên, trong vài năm tới sẽ không tuyển thêm giáo viên ở bậc học này. Còn bậc THPT năm 2011 chỉ tuyển 350, năm 2012 không tuyển. “Việc cung lớn hơn cầu quá nhiều cũng là một trong những lý do của việc khắt khe hơn về chất lượng tuyển mới”- lãnh đạo ngành GD-ĐT HàNam cho biết.
Tình trạng này cũng tương tự ở Vĩnh Phúc. Theo ông Hoàng Minh Quân, giám đốc sở GD-ĐT, năm 2011 Vĩnh Phúc thừa hàng trăm giáo viên THCS. Giáo viên tiểu học, THPT còn thiếu nhưng chỉ tiêu tuyển cũng rất ít. Số lượng giáo viên chờ tuyển đông, người đang trong ngành cũng thừa. Trong khi đó, nhìn vào chất lượng lại thấy cần có sự cải thiện. Nghịch lý “thừa số lượng, thiếu chất lượng” khiến các tỉnh phải chọn giải pháp kiểm soát chất lượng tuyển mới và dần dần từng bước thay thế số giáo viên yếu về năng lực.
Tuy nhiên, với những giáo viên làm hợp đồng lâu năm, không đủ điều kiện vào biên chế, việc đảm bảo quyền lợi để họ gắn bó với nghề trong bối cảnh “sàng lọc chất lượng” là điều không dễ. Ở Hà Nam, sau kỳ tuyển công chức năm 2011, nhiều giáo viên bỏ nghề. Chỉ riêng ở Duy Tiên-HàNam có tới gần chục giáo viên cho biết sẽ bỏ nghề đi làm công nhân, bán hàng chỉ vì không có hi vọng vào biên chế với tấm bằng loại trung bình.
Theo Vĩnh Hà
Tuổi Trẻ
Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM bị 'tố' nợ bằng sinh viên
Tốt nghiệp từ tháng 10/2011, nhưng hơn 50 sinh viên khoa Công nghệ Thông tin khóa liên thông 2009 - 2011 của Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM vẫn chưa được cấp bằng tốt nghiệp.
8 tháng chưa được nhận bằng tốt nghiệp
Gần đây, chúng tôi nhận được đơn thư của độc giả N.T.L trình bày về việc HV Bưu chính Viễn thông TP.HCM đã 8 tháng nay chưa trả bằng tốt nghiệp cho sinh viên lớp DO9 THH3 khóa liên thông 2009 - 201, khoa Công nghệ Thông tin.
Sau khi nhận được đơn thư, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các sinh viên khóa liên thông này để làm rõ sự việc.
Tập thể lớp DO9 - THH3, liên thông khóa 2 kiến nghị với nhà trường sớm giải quyết cấp bằng.
Theo tìm hiểu, cuối tháng 10/2011, 50 sinh viên liên thông lớp D09-THH3 thi hết tốt nghiệp và đến ngày 8/2 vừa qua (tức là hơn 3 tháng sau) họ mới nhận được giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp. Cầm giấy chứng nhận kết quả thi có hạn trong vòng 2 tháng, các sinh viên lớp D09-THH3 cũng không ngờ sau đó mọi chuyện lại trở nên phức tạp, rối rắm, và cho đến tận bây giờ nhiều người không thể đi xin việc vì... chưa có bằng.
Bức xúc về việc trả bằng chậm, L nói: "Cầm giấy chứng nhận kết quả thi (chỉ có hạn trong vòng 2 tháng) đến công ty nào cũng bị người ta từ chối vì họ yêu cầu rất rõ là phải có bằng tốt nghiệp. Từ lúc tốt nghiệp, chúng em chẳng xin được ở đâu, chỉ ở nhà chờ bằng tốt nghiệp thôi".
Bạn L cũng cho hay, hiện nay, đến hơn nửa lớp "ngồi nhà" chờ bằng tốt nghiệp hoặc làm những việc chẳng liên quan gì đến chuyên ngành Công nghệ Thông tin, hoặc phải lấy bằng Cao đẳng để xin việc. Những trường hợp phải đi làm trong hoàn cảnh bất đắc dĩ như vậy chỉ nhận được những đồng lương rất thấp, nhất là lại sử dụng bằng Cao đẳng.
Trong giấy xác nhận hoàn thành khóa học mà các bạn sinh khóa này nhận được ngày 8/2 chỉ ghi điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp, và đến 30/4 (nghĩa là hơn 5 tháng sau kỳ thi tốt nghiệp) họ mới nhận được giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Nhiều bạn sợ rằng, một năm sau mới lấy được bằng và không dám kiện cáo, kiến nghị gì vì sợ bị trù úm, không được trả bằng tốt nghiệp. Họ tiếp tục chờ đợi, nhưng cho tới thời điểm này thì dường như giới hạn chịu đựng đã bị phá vỡ, nhiều sinh viên đã thẳng thắn phản ánh những bức xúc, cung cách làm việc của HV Bưu chính Viễn thông TP.HCM.
Hỏi về lý do nhà trường chậm cấp bằng, nhiều sinh viên đắn đo, lo lắng nói: "Em không biết tại sao lại chậm trả bằng như thế, vì khóa đầu cũng chậm 1 năm. Bây giờ cũng chỉ biết chờ thôi. Nhưng chờ đợi cũng mệt mỏi lắm, lấy bằng cũng phải vào Sài gòn để lấy, mà không biết bao giờ sẽ trả", T (Nam Định), khoa CNTT liên thông lo lắng nói.
Còn N cho biết, từ ngày tốt nghiệp, trở về Hà Nội nhưng chỉ ở nhà bán hàng phụ giúp gia đình, chứ chưa xin được việc ở đâu vì thiếu bằng tốt nghiệp. N mới nhận được thông tin là đã có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và phải vào trường liên kết Cao đẳng Sỹ quan Thông tin (Nha Trang) để nhận.
N ngán ngẩm cho hay: "Thấy lâu quá nên chẳng để ý nữa. Không có bằng tốt nghiệp thì chỉ đi làm ở công ty tư nhân nhỏ, làm công nhân thôi, mà hầu hết bọn em đều là ở tỉnh lẻ nên đi lại khó khăn lắm, trầy trật mới có tấm bằng, ai dè lại ra nông nỗi này".
Kiến nghị nhà trường sớm giải quyết bằng tốt nghiệp
Bạn N.T.L thông tin: "Chúng em học khóa liên thông đại học đào tạo trong 2 năm (4 kỳ) với mức học phí kỳ 1 là 2.800.000 đồng và các kỳ tiếp theo là hơn 3.000.000 đồng. Mà theo quy định đối với sinh viên chính quy thì trong vòng 2 tuần là nhận được bằng chính thức. Vậy không hiểu tại sao nhà trường vẫn nợ bằng 8 tháng nay, mà không có một câu trả lời nào thỏa đáng cả". Các sinh viên cho biết, đã nhiều lần gọi điện lên phòng đào tạo HV Bưu chính Viễn thông TPHCM, nhưng không thấy ai nhấc máy. Và đã hơn 1 lần đến trực tiếp hỏi phòng đào tạo, nhưng chỉ nhận được câu trả lời là "chưa biết" hoặc "sắp sửa có, đến tháng 4, tháng 5 sẽ có. Nhà trường đang phải xem xét lại hồ sơ sinh viên".
Theo tìm hiểu của PV thì khóa liên thông 2008 - 2010 (khóa đầu tiên của trường) cũng đã chậm trả bằng 1 năm.
"Năm ngoái có khoảng 100 - 200 sinh viên, cũng viết đơn đến báo chí vì bị chậm bằng, nhưng không giải quyết được. Đến cuối tháng 10/2011 mới thấy có bằng vì một số chỗ xét tuyển bị nhầm thông tin của sinh viên nên đến khi xét điều kiện tốt nghiệp, thấy sai sót phải xác minh lại", T (lớp trưởng của khóa liên thông 2009 - 2011) trình bày.
Lý giải về chậm cấp bằng khóa 2, T nói rằng: "Do khóa 1 và khóa 2 trùng nhau, nên có 1 số hệ lụy. Mình vẫn hỏi liên tục, tác động, người ta nói thế thì cũng biết thế thôi. Nếu mình làm um tỏi thì cũng đâu được gì hơn đâu. Thầy Phú - Trưởng phòng đào tạo HV Bưu chính Viễn thông nói trong tháng 5, tháng 6 sẽ có bằng. Hiện nay, trường liên kết với nhiều nơi nên hồ sơ giải quyết mất nhiều thời gian, phức tạp...".
Bày tỏ về mong muốn gửi đến nhà trường, sinh viên N chia sẻ: "Chỉ có mong muốn nhà trường tạo điều kiện cấp bằng để chúng em có cơ hội xin việc làm, chứ ra trường đến gần 8 tháng mà không xin được việc thì thật là khó khăn".
Còn L kiến nghị: "Giờ em chỉ muốn nhà trường giải quyết để sớm có bằng chính thức thôi, bởi xin việc rất khó. Mọi chi phí học tập chúng em đều hoàn thành đầy đủ, nhưng không biết bao giờ mới cấp, chúng em chỉ biết chờ đợi tháng này sang tháng khác. Mùa này mùa tuyển sinh, nhà trường bắt đầu lại bán hồ sơ, em đang lo lắng không biết có được cấp bằng sớm không".
Liệu đến bao giờ 50 sinh viên khoa CNTT liên thông khóa 2 này mới được trả bằng để đi xin việc. Ai sẽ chịu trách nhiệm khi các sinh viên phải "ngôi chơi xơi nước" suốt gần một năm trời? Giấy chứng nhận tốt nghiệp của trường liệu có đủ đảm bảo thay cho tấm bằng tốt nghiệp để 50 sinh viên khốn khổ kia đi xin việc?
Theo GDVN
Đại học GTVT bị tố chậm cấp bằng cho SV Ra trường gần một năm nhưng rất nhiều cựu sinh viên hệ liên thông Trường ĐH GTVT Hà Nội vẫn chưa biết tấm bằng tốt nghiệp ĐH của mình hình thù thế nào. Họ chỉ còn biết than trời vì nhiều cơ hội xin việc đã tuột mất trong tầm tay... Một số sinh viên hệ đào tạo Liên thông Chính quy, chuyên...