Hệ sinh thái 5G đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSA) thì đến giữa tháng 12/2019 trên toàn cầu đã có 199 thiết bị 5G được công bố và 56 mạng 5G đã triển khai thương mại.
Báo cáo của GSA cũng cho thấy, ngành công nghiệp đã phát triển nhanh chóng về thiết bị 5G cũng như việc triển khai các mạng 5G thương mại trong thời gian qua và dự kiến sẽ còn phát triển hơn nữa vào năm 2020 và những năm tiếp theo.
Về mặt thiết bị, trong năm 2019, số lượng thiết bị 5G được công bố đã tăng lên nhanh chóng, bắt đầu bằng một vài thông báo và sau đó tăng lên khi các nhà khai thác ở nhiều nơi trên thế giới tung ra dịch vụ 5G thương mại đầu tiên của họ.
Video đang HOT
Hệ sinh thái 5G đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu
GSA báo cáo rằng có 199 thiết bị 5G được công bố từ 76 nhà cung cấp với 16 chủng loại, từ điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng, điểm phát sóng (hotspot) và thiết bị dùng cho khách hàng trong nhà và ngoài trời đến thiết bị bay không người lái, TV, robot và máy bán hàng tự động… Trong đó có ít nhất 47 thiết bị 5G hiện có sẵn trên thị trường, tăng từ 20 thiết bị vào tháng 6 năm nay. Phần lớn các thiết bị 5G có sẵn hoặc đã có kế hoạch sản xuất là điện thoại thông minh (63 thiết bị) và thiết bị truyền thông cá nhân (CPE) (61 thiết bị) trong số 199 thiết bị được công bố.
Về mặt triển khai mạng 5G, GSA cho biết, có tới 342 nhà khai thác đầu tư vào mạng 5G dưới dạng thử nghiệm, lập kế hoạch hoặc triển khai trong thực tế, trong đó 56 nhà khai thác đã triển khai thương mại một hoặc nhiều dịch vụ 5G tương thích với quy định của Tổ chức chuẩn hóa các công nghệ mạng thông tin di động tế bào (3GPP) tại 31 quốc gia; 75 nhà khai thác nói rằng họ đã triển khai công nghệ 5G tương thích với 3GPP trong mạng của họ.
Về mặt hỗ trợ phổ tần số, khoảng 60% thiết bị được công bố được xác định là hoạt động ở dải tần số dưới 6 GHz và khoảng 1/3 số thiết bị được xác định là có hỗ trợ sóng milimet (băng tần trên 24 GHz).
Theo việt nam net
Hợp tác phát triển và cung cấp giải pháp giao thông thông minh cho Việt Nam, Campuchia và Myanmar
Tập đoàn Bosch Việt Nam và FPT IS đã ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác chiến lược phát triển giải pháp Giao thông thông minh với tầm nhìn đến năm 2030.
Với hợp tác này, Tập đoàn Bosch Việt Nam và FPT IS sẽ cùng nhau xây dựng các giải pháp thông minh hiện đại để giúp giải quyết được nhu cầu cuộc sống của mọi người
FPT IS sẽ đóng vai trò là nhà tích hợp hệ thống và cung cấp các dịch vụ giải pháp công nghệ; Bosch Việt Nam sẽ cung cấp thiết bị (phần cứng) và nền tảng quản lý hệ thống giám sát an ninh và an toàn lên tới 200.000 điểm. Cả hai bên sẽ phối hợp cùng nhau xây dựng và triển khai các giải pháp thông minh, phù hợp với đặc tính của từng thành phố trọng điểm và địa phương nhằm giải quyết các vấn đề hiện tại, hướng tới mô hình giao thông an toàn và xã hội an ninh.
Hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng đang là 3 thành phố thí điểm trong mạng lưới Thành phố thông minh ASEAN (ASEAN Smart Cities Network). Bên cạnh mảng Chính phủ điện tử và Tòa nhà kết nối, Giao thông thông minh là một yếu tố quan trọng mô hình đô thị thông minh. Trong thời gian tới, dự kiến toàn bộ tất cả các tuyến đường trong các thành phố lớn sẽ được nâng cấp với giải pháp quản lý và giám sát hiện đại. Thêm vào đó, các tỉnh thành khác cũng đang trong giai đoạn lên kế hoạch triển khai hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm tải nguồn nhân lực thủ công trong công tác quản lý.
Dự kiến trong 5 năm tới, các đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 tại Việt Nam sẽ được trang bị giải pháp giao thông thông minh. Song song đó, Myanmar và Campuchia được dự đoán sẽ có sự chuyển mình mạnh mẽ trong thời gian tới, nhờ nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển hệ thống giao thông đô thị dành cho hai thị trường mới nổi này. Nhận thấy được tiềm năng rất lớn đó, Tập đoàn Bosch Việt Nam và FPT IS sẽ xây dựng các giải pháp thông minh hiện đại để giúp giải quyết được nhu cầu cuộc sống của mọi người.
FPT IS đã có những nghiên cứu và giải pháp cải thiện mạng lưới giao thông công cộng. Hiện tại, FPT IS cung cấp 4 nhóm giải pháp phục vụ cho giao thông vận tải: Pháp luật và Thực thi, Quản lý hạ tầng giao thông, Quản lý thiết bị đầu cuối và Quản lý giao thông (ITS). Đây cũng là lĩnh vực hiện đang được Tập đoàn Bosch Việt Nam chú trọng. Thông qua lần hợp tác này, hệ thống hạ tầng đường bộ trong các đô thị lớn sẽ được nâng cấp với giải pháp quản lý và giám sát thông minh. Cụ thể, các hạng mục triển khai bao gồm hệ thống Video giám sát dùng cho quản lý giao thông như: phạt nguội, đo lường lưu lượng, mật độ để điều tiết giao thông...và quy hoạch đô thị: cải thiện tuyến đường, mở rộng, thay đổi các chốt giao thông...
Theo VTV
Hậu phát triển bùng nổ, TikTok bắt đầu có dấu hiệu chững lại Được ra mắt vào năm 2016 dưới dạng một ứng dụng hát nhép, TikTok, hay còn gọi là Douyin ở Trung Quốc, đã phát triển mạnh mẽ và trở thành startup có giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, TikTok đã có dấu hiệu chững lại. Theo The Verge, sau khi ra mắt thị trường quốc tế vào...