“Hé mở” năng lực tài chính của chủ đầu tư Dự án The Arena Cam Ranh
Theo dữ liệu của Dân Việt, dự án dự án Theo Arena Cam Ranh hiện đang thuộc sở hữu của vợ chồng đại gia Đức “Cá tầm” (ông Lê Anh Đức và bà Hà Thị Phương Thảo).
Dự án The Arena Cam Ranh 6 lần điều chỉnh quy hoạch
Dự án The Arena Cam Ranh (thuộc P.Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, Khánh Hoà) là tổ hợp khu vui chơi giải trí kết hợp du lịch nghỉ dưỡng lớn do Công ty CP Trần Thái Cam Ranh làm chủ đầu tư khởi công xây dựng từ năm 2017.
Tuy nhiên, đến nay dự án The Arena Cam Ranh đã trở thành một trong những dự án có số lần điều chỉnh nhiều nhất tại Khu du lịch Bán đảo Cam Ranh. Từ thời điểm được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch lần 5 (tại Quyết định số 3826/QĐ-UBND ngày 15/12/2017) đến nay, Công ty CP Trần Thái Cam Ranh đã có 6 lần đề xuất, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 liên quan đến 04 hạng mục khối khách sạn cao tầng A1, A2, A3 và A4 của dự án.
Việc điều chỉnh dự án nhiều lần vô hình chung đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của khách hàng. Chủ đầu tư dự án The Arena Cam Ranh là ai, năng lực và cấu trúc tài chính chủ đầu tư như thế nào sẽ được Dân Việt đề cập trong bài viết này.
Phối cảnh dự án Dự án The Arena Cam Ranh. Ảnh: Arena-camranh.vn
“Hé mở” tiềm lực Trần Thái Cam Ranh
Được biết, Công ty CP Trần Thái Cam Ranh có địa chỉ tại TP Cam Ranh, từng là công ty thành viên Tập đoàn Trần Thái, được thành lập năm 2009 với vốn điều lệ 212 tỷ đồng do 3 cổ đông sáng lập là Công ty BĐS Phú An, Công ty Bất động sản Trần Thái và bà Thái Ngọc Dung.
Tuy nhiên, theo giấy đăng ký kinh doanh thay đổi năm 2017, cả ba cổ đông sáng lập đều không còn sở hữu cổ phần tại công ty này.
Video đang HOT
Mới đây nhất, ngày 17/6/2021, vốn điều lệ Trần Thái Cam Ranh được nâng lên 670 tỷ đồng.
Ngày 29/10/2021, bà Hà Phương Thảo (SN 1982, thường trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Trần Thái Cam Ranh. Trước đó, bà Thảo chỉ đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc doanh nghiệp, còn vị trí Chủ tịch HĐQT do chồng bà là ông Lê Anh Đức (SN 1978) đảm nhiệm.
Cái tên Hà Thị Phương Thảo có lẽ chưa nói lên được nhiều điều, nhưng ông Lê Anh Đức, chồng bà Thảo, lại là một người được nhiều người trong giới đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng biết đến. Ông Lê Anh Đức chính là Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang. Ông Đức cũng là một doanh nhân nổi tiếng khai thác trứng cá đen (Caviar), ông chủ tập đoàn cá tầm Việt Nam.
Như vậy, có thể hiểu Công ty CP Trần Thái Cam Ranh đang thuộc quyền sở hữu của vợ chồng ông Lê Anh Đức và bà Hà Thị Phương Thảo. Điều này đồng nghĩa với việc phát triển dự án The Arena Cam Ranh hơn 27ha này có sự hỗ trợ đặc biệt từ Công ty CP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang.
Biểu đồ: Quang Dân
Theo dữ liệu của Dân Việt, tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản Trần Thái Cam Ranh đạt hơn 4.105 tỷ đồng, cao gấp 18,6 lần so với 4 năm trước đó (năm 2016, tổng tài sản Trần Thái Cam Ranh chỉ hơn 220 tỷ đồng). Trong đó, danh mục tiền đang có 72,4 tỷ đồng; hàng tồn kho 2.258 tỷ đồng; Chi phí xây dựng dở dang còn 113,8 tỷ đồng…
Tuy nhiên, bảng cân đối kế toán cho thấy, nợ phải trả của Trần Thái Cam Ranh hơn 3.504 tỷ đồng, trong đó, chiếm phần lớn các khoản nợ phải trả là danh mục “người mua trả tiền trước ngắn hạn” với 2.771 tỷ đồng.
Hiện vốn chủ sở hữu của Trần Thái Cam Ranh là 600,7 tỷ đồng. Như vậy, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gần 6 lần, con số đáng báo động cho nhà đầu tư vào dự án của Trần Thái Cam Ranh.
Trong khi đó, giai đoạn 2017-2020 doanh nghiệp thu về doanh thu không đáng kể với 220 triệu đồng năm 2018 và 84 triệu đồng năm 2019 (năm 2017 và 2020 đều không có doanh thu).
Kết quả Trần Thái Cam Ranh thua lỗ 3/4 năm gần nhất. Theo đó, ngoại trừ năm 2018 Trần Thái Cam Ranh lãi ròng 2,9 tỷ đồng, thì những năm còn lại đều ghi nhận mức lỗ lần lượt là -1 tỷ đồng năm 2017, -20,8 tỷ đồng năm 2019, -943 triệu đồng năm 2020.
Trở lại với hệ sinh thái của của vợ chồng đại gia Đức “Cá tầm”. Là một trong những doanh nhân từng sinh sống và kinh doanh tại Nga, ông Lê Anh Đức được nhiều người biết đến với thành công từ việc nuôi thành công giống Cá tầm tại Việt Nam. Sản phẩm trứng cá tầm (Caviar) được ví như là “vàng đen”, mang lại giá trị kinh tế cao đã tạo tiền đề cho ông Lê Anh Đức hay còn được biết đến với tên gọi Đức “cá tầm” xây dựng nên cơ ngơi như ngày nay tại Việt Nam.
Bên cạnh lĩnh vực nuôi trồng và khai thác cá tầm và kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế, doanh nhân Lê Anh Đức còn nổi danh trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng. Tiềm lực của hệ sinh thái này sẽ được Dân Việt đề cập trong bài tiếp theo.
Bộ Xây dựng: Chi phí xây dựng vượt xa hạn mức ban đầu do dịch COVID-19
Bộ Xây dựng cho biết, dịch COVID-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư, thiết bị, máy thi công, nhân công xây dựng làm chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến chi phí thi công thực tế vượt xa hạn mức dự tính tại thời điểm đấu thầu và ký kết hợp đồng.
Công trình cầu Móng Sến thuộc dự án đầu tư xây dựng đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Sa Pa. Ảnh minh họa: Lục Hương Thu/TTXVN
Từ cuối tháng 6 đến nay, với việc nhiều tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội theo hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động thi công các công trình xây dựng gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể, đa số các địa phương giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đều ban hành các văn bản dừng thi công. Đặc biệt, việc thực hiện giãn cách xã hội và ngừng thi công kéo dài tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và việc giải ngân vốn đầu tư công; ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách, điều chỉnh vốn đầu tư; kế hoạch đầu tư cho từng dự án để bảo đảm thực hiện chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trọng yếu phục vụ phát triển kinh tế.
Hiện một số địa phương đã cho phép tiếp tục thi công một số công trình trọng điểm, cấp bách nhưng không có quy định riêng về điều kiện hoặc nguyên tắc xác định các công trình được phép tiếp tục thi công. Điều này cũng đang tạo ra những khó khăn trong việc đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng. Theo đó, một số công trình xây dựng do các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành đầu tư xây dựng tại các địa phương phục vụ mục đích chống lũ trong mùa mưa bão cũng bị đình trệ.
Trong khi đó, tại một số tỉnh, thành phố có số ca nhiễm lớn, việc cung ứng vật liệu xây dựng, thiết bị không phải là các dịch vụ thiết yếu không thể vận chuyển đến công trường. Đặc biệt, một lượng lớn công nhân do tình hình dịch bệnh đã di chuyển về quê, cồn các chuyên gia nước ngoài do yêu cầu về cách ly, hạn chế di chuyển cũng không sang Việt Nam được đã khiến cho ngành xây dựng thiếu nhân lực phục vụ thi công xây dựng công trình.
Cùng đó, chi phí đầu tư xây dựng đang tăng cao do khó khăn về nguồn cung ứng vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công, cũng như những chi phí phát sinh khác; thời gian thi công xây dựng công trình kéo dài, ảnh hướng đến tiến độ và hiệu quả của dự án.
Đối với các hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, hợp đồng trọn gói, việc không được điều chỉnh do biến động giá tang hoặc giảm hoặc không được thanh toán các chi phí phát sinh sẽ dẫn đến việc càng làm càng thua lỗ.
Đặc biệt, việc xây dựng bệnh viện dã chiến theo lệnh khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công còn vướng mắc liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án khẩn cấp chưa quy định rõ trình tự, thủ tục thực hiện; thủ tục lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng và Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì chủ đầu tư được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm giao tổ chức cá nhân thực hiện.
Những tác động trên đã ảnh hưởng trực tiếp và có tác động lớn đến thực hiện các cam kết trong hợp đồng giữa các chủ thể, đặc biệt là các hợp đồng xây dựng sử dụng các nguồn vốn nhà nước như: phá vỡ tiến độ thực hiện hợp đồng; phát sinh nhiều chi phí và chi phí để thực hiện hợp đồng tăng cao.
Để tháo gỡ các vướng mắc này và góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình, Bộ Xây dựng đã khẩn trương nghiên cứu và ban hành Quyết định số 212/QĐ-BXD ngày 1/3/2021, hướng dẫn xây dựng bệnh viện dã chiến phòng, chống dịch COVID-19, hướng dẫn nêu trên có thể tham khảo và áp dụng cho các dịch bệnh truyền nhiễm khác.
Bộ Xây dựng đã thành lập Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của tại TP Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ các địa phương phía Nam chuẩn bị phương án thực hiện xây dựng các bệnh viện dã chiến, thiết lập các khu cách ly để phòng, chống dịch COVID-19; nghiên cứu, tham mưu đề xuất các giải pháp để duy trì các hoạt động xây dựng trên địa bàn địa phương được liên tục; nghiên cứu tham mưu, đề xuất các giải pháp bảo đảm việc cung ứng dịch vụ công ích đô thị, tránh gián đoạn; tổ chức kiểm tra trực tiếp và thường xuyên họp trực tuyến với các cơ quan liên quan để giải quyết các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác.
Bộ Xây dựng đã họp trực tuyến với TP Hồ Chi Minh và các tỉnh phía Nam để giải đáp kịp thời các vướng mắc, khó khăn khi triển khai xây dựng bệnh viện dã chiến đồng thời phân công Cục công tác phía Nam kết hợp với các đơn vị của Bộ khảo sát trực tiếp tại TP Hồ Chi Minh và các tỉnh phía Nam để giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc tại hiện trường xây dựng công trình bệnh viện dã chiến và phụ trách trực tiếp phòng chống dịch tại Quận 6 và Quận 8.
Để đáp ứng yêu cầu tính cấp bách trong xây dựng bệnh viện dã chiến sử dụng vốn đầu tư công và đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc được quy định tại các pháp luật khác nhau về đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng đã chủ động xây dựng dự thảo Quy chế xây dựng Bệnh viện dã chiến và khu cách ly tập trung điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch theo Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp, hiện nay Bộ Xây dựng đã có văn bản số 3663/BXD-HTKT ngày 9/9/2021 đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ để xây dựng Nghị quyết Cơ chế đầu tư xây dựng công trình phục vụ phòng chống dịch COVID-19.
Bộ đã Ban hành văn bản hướng dẫn số 3373/BXD-GĐ ngày 23/8/2021 tăng cường phòngchống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng, đưa ra nguyên tắc để xác định các công trình được tiếp tục thi công xây dựng và phòng, chống dịch trên công trường xây dựng để triển khai áp dụng. Hướng dẫn duy trì dịch vụ sửa chữa hệ thống điện, nước trong nhà trong điều kiện tăng cường giãn cách xã hội.
Bộ cũng thành lập Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 do Bộ trưởng trực tiếp làm tổ trưởng, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan để có các biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Ngay trong tháng 10 này, Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội khu vực phía Nam đã được Bộ Xây dựng tổ chức trong Chương trình của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Xây dựng.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng về việc bố trí nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội và phân bổ nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Người phụ nữ dành yêu thương cho cả trăm đứa trẻ bị bỏ rơi Gần 30 năm nhận nuôi dưỡng hàng trăm trẻ bị bỏ rơi, chị Hương không màng tới hạnh phúc riêng của mình mà dành hết thời gian, tình thương cho các cháu. Duyên nợ với trẻ bị bỏ rơi Vừa thay tã cho bé Còi rồi vỗ về cho bé ngủ thì bé Đen ọ ẹ khóc đòi ăn, chị Giáp Thị Sông...