Hé mở lý do Israel thua đau trong chiến tranh Trung Đông 1973
Đòn tấn công tháng 10/1973 của Ai Cập và Syria vào Israel là cuộc chiến “khôi phục danh dự quốc gia”.
Vào thời gian này, với sự giúp đỡ của Liên Xô, quân đội Ai Cập đã được xây dựng khá mạnh, nhất là lực lượng không quân và phòng không.
Cuộc chiến khốc liệt
12 giờ ngày 6/10/1973, quân đội Ai Cập bắt đầu cuộc chiến bằng màn hoả lực dài 53 phút với 2.000 khẩu pháo, cối, cùng 700 máy bay đánh phá các mục tiêu quan trọng của Israel ở Sinai. Đồng thời, người nhái bơi qua kênh Suez để phá gỡ các xen-xơ, dây điện thoại của Israel.
Sau khi bắn mở màn, pháo binh Ai Cập chuyển làn bắn phá tuyến phòng thủ thứ hai ở sâu về phía đông của Israel. Pháo đi cùng của bộ binh và pháo xe ở bờ phía tây kênh Suez thay thế pháo binh bắn phá tuyến 1.
Trong khi pháo binh bắn phá, từ các trạm bơm nổi ở giữa kênh, công binh dùng vòi rồng bắn những cột nước có áp lực cao để phá con đê cát của Israel, sau gần 5 giờ mở được 77 cửa rộng 6m, dài 200m (chiều rộng con đê), với khối lượng 640.640 tấn cát.
Video đang HOT
Pháo binh Israel tham chiến. Ảnh: Modern War Institute – West Point
Khi các cửa mở xong, xe bọc thép chở bộ binh vượt kênh đánh chiếm và mở rộng đầu cầu. Thuyền cao su và phà chở các toán bộ binh mang tên lửa chống tăng sang tăng cường cho lực lượng giữ đầu cầu. Cùng lúc, công binh dùng thuốc nổ và máy húc san hai bờ kênh để chuẩn bị bắc cầu. 15h30, cầu được bắc xong. Đến đêm, quân Ai Cập đã thiết lập được các trận địa đầu cầu vững chắc bên phía bờ đông kênh Suez.
Cũng trong giai đoạn mở đầu này, Ai Cập dùng trực thăng đổ bộ 20 tiểu đoàn biệt kích vào hậu phương Israel, tiến công sở chỉ huy tiền phương, căn cứ không quân, đồng thời phục kích, đánh chặn các đoàn xe của Israel trên các trục đường chính gây hỗn loạn ở hậu phương. Bị tấn công bất ngờ, phải mất 40 phút, không quân Israel mới xuất kích.
Tới ngày thứ 7, thứ 8, Ai Cập vẫn tổ chức vượt sông. Ngày thứ 9, họ đột phá tuyến thứ 2 của Israel (cách bờ kênh khoảng 5-10 dặm), kiểm soát toàn bộ bờ đông kênh đào và thâm nhập sâu vào khu vực phòng ngự từ 3 đến 10 dặm. Sau khi tiến cách xa các ô phòng không cố định, Ai Cập chuyển sang phòng ngự.
Do sơ hở trong phòng ngự giữa quân đoàn II và quân đoàn III của Ai Cập, lợi dụng thu được 15 chiếc tăng T-62 của Ai Cập, Israel đã sử dụng lực lượng này vượt qua cầu mà không bị quân Ai Cập ngăn chặn. Đại đội tăng này tổ chức phòng thủ ngay ở đầu cầu, Ai Cập buộc phải phá huỷ cầu và điều sư thiết giáp đến ngăn chặn. Sau đó đã diễn ra trận bao vây kỳ quặc: 2 lữ đoàn tăng và một lữ đoàn dù của Israel tổ chức bao vây quân đoàn III của Ai Cập gồm 20.000 quân và 2.000 xe tăng (lực lượng bao vây nhỏ hơn nhóm bị bao vây).
Sau khi được Mỹ viện trợ, Israel mở cuộc phản công, phía Ai Cập thiệt hại nặng. Ngày 23/10, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hghị quyết ngừng bắn. Các nước tham chiến lần lượt kí với nhau các hiệp định đình chiến riêng rẽ. Cuộc chiến Ai Cập – Israel kết thúc.
Sự chủ quan, khinh địch
Ai Cập đã hoàn thành dù chưa đầy đủ mục tiêu chiến lược hạn chế của họ, và lần đầu tiên đánh bại quân đội Israel. Còn Israel bị tổn thất nặng nề với 2.552 người chết và mất tích, trong đó có 1 tướng, 2 đại tá, 25 trung tá, 80 thiếu tá; 900 xe tăng bị phá hủy, 220 máy bay bị bắn rơi..
Phía Ai Cập giành được thắng lợi trong giai đoạn đầu, do chuẩn bị chu đáo, tỷ mỉ, xây dựng công sự trận địa vững chắc, tổ chức lực lượng phòng không nhiều tầng, nhiều hướng; Tổ chức tốt hành động nghi binh rộng khắp, tạo bất ngờ cho đối phương, tung hoả mù đánh lừa được tình báo Israel về phán đoán chiến lược, tạo được thế bất ngờ về chiến dịch và chiến lược.
Đặc biệt, Ai Cập đã tiến công vào tháng mà Israel có nhiều ngày lễ, làm cho Israel không kịp tổng động viên lực lượng vì sợ dân chúng hoang mang.
Tuy nhiên, giai đoạn sau Ai Cập đã để mất quyền chủ động, hệ thống phòng không bị phá vỡ một mảng, không làm chủ được chiến trường. Bộ binh có đủ tên lửa phòng không và chống tăng, nhưng kém cơ động linh hoạt so với quân đội Israel. Tổ chức hiệp đồng tác chiến không tốt, do đó một số máy bay Ai Cập đã bị chính quân nhà bắn rơi.
Phía Israel có ưu thế về kỹ thuật nhưng do sai lầm chủ quan khinh địch, tự mãn với thắng lợi giành được trước đây nên đã bị bất ngờ về chiến dịch – chiến thuật. Hội đồng quân sự cũng như Chính phủ Israel đều cho rằng, Ai Cập không đủ sức tiến công Israel, không có khả năng vượt kênh đào và do đó không đủ sức lao vào cuộc chiến.
Mặc dù cơ quan tình báo Israel có báo cáo về sự điều động quân đội Ai Cập – Syria ở biên giới cũng như có hiện tượng chuẩn bị tiến công, song các nhà lãnh đạo và giới quân sự Israel lại đánh giá đó chỉ là hành động “hâm nóng” khu vực biên giới. Chính vì thế, các sĩ quan Israel được phái đi công tác hoặc nghỉ phép.
Thậm chí, khi cuộc chiến đã nổ ra, bộ chỉ huy Israel vẫn chủ quan tính toán rằng, ít nhất Ai Cập phải mất 12 giờ để bộ binh vượt kênh đào và 24 giờ mới bắc xong cầu phao cho xe tăng, chỉ cần một buổi sáng là đủ để không quân Israel phá các cầu phao và đánh chặn các mũi tiến công bằng xe tăng của Ai Cập. Trong khi đó, thực tế quân Ai Cập chỉ mất 3,5 giờ đã hoàn tất việc bắc xong cầu và xe tăng vượt qua kênh.
Phong trào Hamas kêu gọi người dân Palestine đoàn kết chống lại kế hoạch sáp nhập của Israel
Ngày 15/6, phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát Dải Gaza đã kêu gọi sự đoàn kết trong người dân Palestine trong việc kiên quyết phản đối kế hoạch sáp nhập khu vực Bờ Tây của Israel.
Khu định cư Do thái Givat Zeev của Israel ở gần thành phố Ramallah, Bờ Tây ngày 10/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với báo giới, ông Salah al-Bardawil, thành viên cấp cao của Hamas, nhấn mạnh cần thể hiện sự phản đối kế hoạch sáp nhập trên dưới mọi hình thức, và biến thách thức này thành cơ hội để đưa kế hoạch thành lập nhà nước độc lập của Palestine trở lại đúng hướng. Ông Bardawil cũng kêu gọi tiến hành cuộc họp giữa Hamas và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).
Israel có kế hoạch sáp nhập hơn 30% diện tích các vùng đất tại Bờ Tây, bao gồm Thung lũng Jordan, cũng như áp đặt chủ quyền đối với các khu định cư Do Thái tại Bờ Tây từ đầu tháng 7 tới. Kế hoạch này đã lập tức vấp phải phản ứng mạnh mẽ của Palestine, Hamas và cộng đồng quốc tế. Chính quyền Palestine đã tuyên bố chấm dứt Hiệp định hòa bình Oslo ký năm 1993 giữa Chính phủ Israel và PLO, gồm mọi thỏa thuận hợp tác an ninh và các quan hệ dân sự với Israel.
Trong cuộc Chiến tranh 6 ngày với các nước Arab, Israel đã giành quyền kiểm soát Bờ Tây vào ngày 7/6/1967, bao gồm Đông Jerusalem, cho tới thời điểm hiện tại. Tòa án Công lý Quốc tế sau đó đã ra phán quyết khẳng định khu vực Bờ Tây là vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Tuy nhiên, Chính phủ Israel lại coi khu vực Bờ Tây này là vùng "tranh chấp".
Trong số các chính sách gây tranh cãi nhất được chính quyền Tel Aviv thực thi như một phần trong kế hoạch chiếm đóng, Israel đã xây dựng một loạt khu định cư trên khắp Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem. Cộng đồng quốc tế luôn coi đó là hành động bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, đồng thời là một trong những vấn đề lớn khiến các cuộc hòa đàm giữa Palestine và Israel luôn rơi vào ngõ cụt.
Né đòn từ dàn phòng không Syria, Israel dùng chiến thuật "chưa một ai nghĩ ra" Một cựu tướng không quân Nga nhấn mạnh, Israel đã dùng chiến thuật "chưa một ai nghĩ ra" là núp sau các máy bay dân sự để né tránh đòn phản công từ dàn phòng không Syria. Theo Sputnik, cựu tướng không quân Nga, Thiếu tướng Valery Gorbenko cho biết không quân Israel đã sử dụng chiến thuật núp sau các máy bay...