Hệ lụy từ “trò chơi khắc nhập, khắc xuất” của Crimea

Theo dõi VGT trên

Sau 60 năm rời xa đất mẹ, người dân Crimea đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi được Nga dang rộng vòng tay đón về. Tuy nhiên, sự trở về này không chỉ đặt thế khó cho “hai mẹ con”, mà còn báo hiệu nguy cơ đối đầu căng thẳng mới.

Hệ lụy từ trò chơi khắc nhập, khắc xuất của Crimea - Hình 1

Bóng ma Chiến tranh Lạnh đang lơ lửng sau sự trở về của Crimea.

Với sự tán đồng của đại đa số cử tri trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 và Hiệp ước tiếp nhận Crimea vừa được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký với các nhà lãnh đạo của bán đảo tự trị này, Cộng hòa tự trị Crimea từ nay đã chính thức trở thành một thực thể độc lập thuộc Liên bang Nga, chấm dứt chuỗi thời gian 60 năm tha hương kể từ sau quyết định nhượng quyền gây tranh cãi của lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrouchtchev.

Nhưng sau những vui mừng, nước mắt và cả sự tiếc nuối đâu đó, người dân Crimea sẽ phải nhanh chóng quay lại với thực tại của mình. Trở thành một thực thể của Liên bang Nga không có nghĩa mọi cơn ác mộng đã chấm dứt và tương lai của Crimea chỉ toàn màu hồng.

Trước hết là việc xác định quy chế chính thức cho Crimea.

Bán đảo này sẽ trở thành một thực thể hành chính giống như Novgorod và Kalingrad? Hay sẽ là một nước cộng hòa có có nghị viện, hiến pháp và tổng thống riêng như Chechnya và Inguchi? Ở thời điểm hiện tại, chưa ai có thể khẳng định được quy chế tương lai của Crimea trong Liên bang Nga, nước hiện đang quản lý nhiều tầng hành chính khác nhau với các mức độ tự trị khác nhau.

Theo kế hoạch, quy chế cụ thể cho Crimea sẽ được định đoạt trong phiên họp Duma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga vào ngày 21/3 tới, nhưng trước mắt quy chế này cũng chỉ được Nga chấp thuận. Còn lại, Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhất là một số nước theo khuynh hướng cứng rắn trong châu Âu, sẽ không chấp nhận bất cứ quy chế pháp lý chính thức nào cho bán đảo này, đồng nghĩa với việc Crimea có thể sẽ trở thành một khu vực “vô danh, tiểu tốt” trên bàn cờ chính trị thế giới.

Video đang HOT

Đó là cái khó của Crimea.

Còn với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), tuy là hai thế lực hùng cường nhưng cũng đều đang có những cái khó riêng của mình trong việc ứng xử với Nga và Crimea.

Trong những phản ứng mới nhất sau khi Nga nhanh chóng chấp nhận sự trở về của “đứa con lưu lạc” Crimea, nhiều nước phương Tây đã đồng loạt áp đặt các chế tài trừng phạt nhằm vào quyền đi lại và tài sản của giới chức Nga cũng như Crimea, trừ Tổng thống Putin. Trong số này có nhiều quan chức thân cận với nhà lãnh đạo Nga như Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Matviyenko, cố vấn về vấn đề Ukraine Vladislav Surkov, cố vấn về kinh tế Sergei Glazyev, Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov, Chủ tịch Quốc hội Crimea Vladimir Konstantinov và Tổng thống Ukraine bị lật đổ Viktor Yanukovych.

Có thể nói đây là các đòn trừng phạt toàn diện nhất của phương Tây đối với Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh, nếu tính cả việc London đóng băng hợp tác quân sự với Mátxcơva. Tuy nhiên, vẫn khó có thể hình dung liệu Mỹ và EU có thể đưa ra những “cây gậy” nào lớn hơn đối với “gấu Nga” khi các bên đều phải cân nhắc thận trọng về những hệ lụy khôn lường mà “lục địa già” sẽ phải gánh chịu một khi “đóng băng” toàn bộ các quan hệ hợp tác. Dù bực tức trước những hành động “thôn tính” hay “cướp đất” của Nga, nói theo ngôn từ của một số nhà lãnh đạo EU, song cả Mỹ và châu Âu sẽ không thể làm gì khác một khi ngay trong nội bộ các nước này đã xuất hiện những rạn nứt liên quan đến việc trừng phạt hay định hình lại quan hệ với Nga trong tương lai.

Minh chứng rõ nhất cho điều này là tuyên bố chắc nịch của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Ngoại trưởng Ý Federica Mogherini về việc sẽ không bãi bỏ tư cách thành viên của Nga trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-8), đối lập hoàn toàn với khẳng định trước đó của Anh và Pháp. Rõ ràng, lợi thế kinh tế và năng lượng của Nga trước các thị trường khát năng lượng ở châu Âu là “con át chủ bài” để Mátxcơva có thể rộng tay hành động mà không quá lo ngại về một sự trả đũa “ăn thua đến cùng” của phương Tây.

Với Mỹ, con bài năng lượng của Nga có thể không có nhiều sức nặng nhưng điện Kremlin lại có những “quân cờ” khác để chơi lại Washington. Hiện tại, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang rất cần sự giúp đỡ của Nga trong các hồ sơ nóng quốc tế để có thể ghi điểm trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ diễn ra vào cuối năm. Vì thế trong cuộc chơi hiện nay, dường như Nga đang nắm phần chuôi và để dành phần lưỡi cho phía Mỹ.

Nói thế không có nghĩa Điện Kremlin sẽ không phải đối mặt với những khó khăn nhất định trong cuộc đối đầu quyền lực hiện nay. Việc tiếp nhận Crimea mang lại cho Nga nhiều lợi ích về ngoại giao và quân sự, nhưng về kinh tế thì lại là một câu chuyện khác.

Theo Ngân hàng Renaissance Capital của Nga, các chỉ số then chốt trên thị trường chứng khoán Nga đã giảm gần 20% trong năm nay. Đồng rúp cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục so với USD. Trong hai tháng đầu năm, các nhà đầu tư đã rút khỏi Nga 33 tỷ USD và con số này có thể lên tới 55 tỷ USD vào cuối tháng 3.

Với vị trí địa lý tách biệt với Nga, thu nhập bình quân đầu người thấp và có tới 17% trên tổng dân số 2,6 triệu người trong độ tuổi nghỉ hưu, việc nuôi Crimea sẽ tạo gánh nặng tài chính không nhỏ cho Nga trong vài năm tới. Mặc dù trước mắt, các cấp chính quyền Nga đã sẵn sàng hỗ trợ ngay Crimea hơn 700 triệu euro, nhưng đây cũng chỉ là “muối bỏ bể” nếu so với con số 20 tỷ euro mà Nga sẽ phải bỏ ra trong trung hạn cho “sự hội nhập” của Crimea. Phần lớn số tiền này sẽ được Nga đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Crimea vốn đang nằm tách biệt hẳn với Nga do không có chung đường biên giới. Trong đó, dự án đầu tiên sẽ được khởi công nay mai là xây dựng cây cầu nối liền Crimea với Nga với tổng chi phí 480 triệu USD euro, đã được Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ký sắc lệnh đầu tháng 3 vừa qua.

Ngoài những chi phí phải đầu tư cho Crimea, kinh tế Nga cũng bị hao hụt ít nhiều nếu phương Tây quyết định áp đặt thêm các lệnh trừng phạt kinh tế. Hiện hàng hóa xuất khẩu của EU sang Nga chỉ chiếm 1% GDP của khối, nhưng hàng hóa xuất khẩu của Nga sang EU chiếm gần 15% GDP của Nga. Do đó, nếu lệnh đóng băng kinh tế được đưa ra, biểu đồ tăng trưởng kinh tế Nga sẽ đi theo chiều ngang trong năm nay. Tất nhiên, đây vẫn là cái giá có thể chấp nhận được đối với điện Kremlin khi những lợi thế về khí đốt chắc chắn sẽ giúp Nga hãm đà lao dốc kinh tế do thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp.

Theo nhận định của giới phân tích, trong thời gian trước mắt, trò chơi “khắc nhập, khắc xuất” của Crimea chắc chắn sẽ tạo ra những căng thẳng đáng kể trong quan hệ giữa Nga với phương Tây. Một số người bi quan cho rằng bóng ma Chiến tranh Lạnh có thể sẽ quay trở lại sau hơn 20 năm vắng bóng. Sự giằng co giữa hai thế lực Đông – Tây sẽ bị đẩy lên đỉnh điểm thông qua các đòn trả đũa và nắn gân lẫn nhau khi phương Tây không ngừng thực hiện chiến lược mở rộng sang phía Đông để bao vây các lợi ích chiến lược của Nga, còn Nga thì cũng cương quyết đáp trả hòng bảo vệ “sân sau” và khôi phục địa vị nước lớn của mình.

Tuy nhiên, trong một thế giới toàn cầu hóa với các lợi ích đan xen, chồng chéo và tác động đa chiều, bất kỳ quốc gia nào – dù là Nga, Mỹ hay châu Âu – cũng sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng mọi bước đi để vừa giữ được thể diện ngoại giao, vừa bảo toàn các lợi ích quốc gia. Vì thế, nếu cuộc ly khai của Crimea không lan sang các khu vực khác ở Ukraine, thì cuộc đối đầu Đông – Tây sớm muộn cũng sẽ bị đẩy lùi. Nga sẽ vẫn tiếp tục là nước cung cấp các nguồn năng lượng tối quan trọng cho châu Âu, là đối tác kinh tế lớn của nhiều quốc gia đầu tàu EU và là đối tác có tiếng nói quan trọng của Mỹ trong nhiều hồ sơ quốc tế.

Nói theo lời của một nhà phân tích, thế giới liên tục xoay vần trong các cuộc đấu đá chính trị nhưng từ lâu đã không còn chỗ cho các “trò chơi tổng không” vốn chỉ tồn tại trong các thời kỳ chiến tranh trước đây. Sẽ không còn cảnh “một bên mất trắng, một bên được cả” mà thay vào đó là những lợi ích hay mất mát được chia đều, dù không tuyệt đối, cho tất cả các bên.

Đức Vũ

Theo Dantri

Tự vệ Maidan huấn luyện cấp tốc để vào Vệ binh quốc gia

Chỉ huy lực lượng "Tự vệ Maidan" Oleg Mikhnyuk tuyên bố, khoảng 450 đội viên của Maidan Kiev sẽ tập trung hai tuần để huấn luyện tác chiến, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt.

Đầu tuần này, chính phủ mới ở Kiev đã quyết định xây dựng một cơ cấu quân sự mới là lực lượng Vệ binh Quốc gia, bao gồm cả lực lượng tham gia biểu tình đắc lực là "Tự vệ Maidan", những người đã tham gia vào các cuộc biểu tình bạo lực tại Kiev hồi đầu năm nay và bị chính phủ trước đây của ông Yanukovych gọi là các phần tử "nổi loạn".

Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng, việc thành lập lực lượng Vệ binh Quốc gia là một trong những biện pháp đang được cân nhắc để tăng cường khả năng phòng thủ, do các lực lượng vũ trang của nước này đã chứng minh không đáp ứng yêu cầu khả năng sẵn sàng chiến đấu và có tinh thần thấp trong các cuộc diễn tập kiểm tra bất thường hồi tuần trước.

Tự vệ Maidan huấn luyện cấp tốc để vào Vệ binh quốc gia - Hình 1

Trước đó, một trong những nhà lãnh đạo Maidan, thủ lĩnh nhóm dân tộc chủ nghĩa cực đoan "Pravyi sektor" Dmitry Jaros cũng đã yêu cầu chính quyền Kiev trao vũ khí và thiết bị quân sự cho các đội quân của ông ta để trấn áp "các cuộc tuần hành chống Maidan".

Chính phủ đương nhiệm đang rất cần một đơn vị vũ trang trung thành, sẵn sàng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ quân sự nào được giao. Theo nguồn tin, lực lượng Vệ binh Quốc gia mới sẽ có tổng quân số khoảng 20.000 người, hợp thành từ "các đơn vị quân đội trung thành với chế độ mới và các đơn vị tự vệ từ Quảng trường Độc lập".

Vì vậy, đề xuất ban quy chế đơn vị quân sự hóa thường xuyên cho "Pravyi sektor" đã được trình lên Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraina) vào ngày 5-3. Được sự cho phép của chính quyền tự phong Ukraina, một nhóm lớn các thành viên của "lực lượng tự vệ Maidan" đã lên đường tập trung diễn tập quân sự dã chiến trong vòng hai tuần.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự
06:25:00 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024

Tin mới nhất

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

12:50:20 18/11/2024
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo APEC tái khẳng định cam kết tăng cường kết nối chuỗi cung ứng để thiết lập các chuỗi cung ứng an toàn, có khả năng phục hồi cao, bền vững và toàn diện.

Hamas lựa chọn cơ cấu mới cho giới chóp bu

12:47:11 18/11/2024
Cấu trúc lãnh đạo tập thể có thể là một chiến lược phòng thủ cho Hamas, bởi việc có 5 người đứng đầu sẽ giảm nguy cơ hơn viễn cảnh một thủ lĩnh duy nhất ngay lập tức nằm trong tầm ngắm của Israel.

Thủ tướng Đức chia sẻ về cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump

12:41:36 18/11/2024
Năm ngày sau cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump, Thủ tướng Scholz đã trao đổi qua điện thoại với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Scholz trông gần 2 năm qua...

Vùng thủ đô quốc gia Delhi của Ấn Độ mạnh tay xử lý ô nhiễm

12:39:06 18/11/2024
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã công bố kế hoạch phun nước khử bụi trên đường và triển khai xe quét cơ giới để giảm bụi.

Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc

10:43:37 18/11/2024
Việc ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua có thể dẫn đến các biện pháp hạn chế thương mại khắc nghiệt hơn và các chính sách đơn phương sẽ làm phân mảnh hệ thống toàn cầu.

Ai Cập thông qua luật mới đầu tiên về vấn đề người tị nạn

10:42:18 18/11/2024
Dự luật ưu tiên giải quyết các đơn đăng ký của các nhóm dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em không có người đi kèm và nạn nhân của nạn buôn người, tra tấn và bạo lực tình dục.

Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc dội bom đồng loạt của Israel xuống Gaza, Liban

09:33:30 18/11/2024
Theo Cơ quan y tế của Dải Gaza, tính từ ngày 7/10/2023 đến nay các cuộc tấn công của Israel đã khiến khoảng 43.799 người dân tại khu vực này thiệt mạng.

Thủ tướng Đức tiết lộ tin không tốt về cuộc chiến ở Ukraine sau khi điện đàm với Tổng thống Nga

09:30:13 18/11/2024
Ông Scholz cho rằng điều này giúp nói rõ với nhà lãnh đạo Liên bang Nga rằng ông ấy không nên kỳ vọng khả năng suy giảm sự ủng hộ của Đức, châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới dành cho Ukraine.

Thêm quan chức Hezbollah được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel

09:25:33 18/11/2024
Cuộc tấn công vào Beirut tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang và gây thiệt hại nghiêm trọng cho dân thường.

Cá mập voi robot lượn lờ tại thủy cung Trung Quốc gây tranh cãi

09:18:30 18/11/2024
Mặc dù một số du khách cảm thấy bị lừa, có những người lại khác hoan nghênh cá mập voi robot vì điều này phản ánh cam kết của thủy cung đối với phúc lợi động vật, miễn là việc sử dụng robot được thông báo ngay từ đầu.

Indonesia khuyến cáo người dân đề phòng bão Man-yi

07:31:13 18/11/2024
BMKG đã đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp phòng hộ và khuyến cáo người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa tránh bão nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Nga tấn công Ukraine, Ba Lan huy động máy bay chiến đấu sẵn sàng bảo vệ không phận

07:29:39 18/11/2024
Trong khi đó, theo Thống đốc thành phố Mykolaiv, ông Vitalii Kim, ít nhất hai người thiệt mạng và sáu người bị thương ở thành phố này trong cuộc tấn công lớn bằng UAV và tên lửa của Nga.

Có thể bạn quan tâm

Bài hát của chúng ta - Tập 12: Quang Linh dừng chân trước thềm Chung kết

Tv show

12:49:49 18/11/2024
Mặc dù gây nhiều tiếc nuối khi dừng chân tại đêm bán kết nhưng Quang Linh đã có một hành trình rực rỡ khi liều lĩnh tranh tài ca hát ở tuổi 59.

Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International

Sao việt

12:46:03 18/11/2024
Sau khi đăng quang tại Miss International 2024, Thanh Thủy ở lại Nhật Bản để có những hoạt động đầu tiên. Cô cùng các Á hậu tham gia chuyến media tour và cảm ơn các nhà tài trợ.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?

Chiếm trọn điểm 10 ấn tượng với trang phục đồng bộ

Thời trang

12:27:10 18/11/2024
Dù là set áo quần, áo váy hay bộ đồ thể thao, trang phục đồng bộ dễ dàng tạo ấn tượng mạnh và giúp người mặc tiết kiệm thời gian phối đồ mà vẫn nổi bật và thời thượng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách sành điệu...

Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời

Netizen

12:15:07 18/11/2024
Tốc độ thành công của bạn nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của bố mẹ - là câu nói chắc hẳn chúng ta nghe ít nhất một lần trong đời.

Bắt giữ nhiều đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng

Pháp luật

12:12:59 18/11/2024
Ngày 18/11, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết, đã bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lưu Xuân Kiên (1997, thường trú tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Chưa bao giờ làm trứng gà ngâm tương lại dễ như thế, dắt túi 2 mẹo nhỏ, làm mẻ trứng nào cũng thơm ngon, nịnh mắt

Ẩm thực

11:41:22 18/11/2024
Mất chưa đầy 20 phút để chuẩn bị món trứng gà ngâm tương thơm ngon này, và một khi đã làm xong, bạn sẽ có món ngon cho cả tuần!

Vì sao nên uống chanh mật ong vào buổi sáng?

Làm đẹp

11:34:48 18/11/2024
Ngoài ra, mật ong hoạt động như một chất prebiotic, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi. Sự kết hợp này có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và táo bón, tạo tiền đề cho một ngày thoải mái hơn.

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

Sức khỏe

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Pep thay đổi bộ mặt Ngoại hạng Anh thế nào

Sao thể thao

11:01:56 18/11/2024
Từ khi Pep Guardiola đặt chân tới Ngoại hạng Anh vào năm 2016, một làn sóng thay đổi lớn đã cuốn qua giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

Tin nổi bật

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.