Hệ lụy phiền phức khi teen… cả nể
Đừng để vì cả nể mà gánh những hệ lụy không đáng có, teen nhé!
Cả nể là khi bạn làm một việc chỉ vì không muốn người khác phật lòng và cảm thấy áy náy nếu không giúp người ta mặc dù thật sự không thích làm việc ấy. Người cả nể thường vì nể nang mà không nói ra vì sợ mất lòng.
Cả nể trong chuyện tiền nong
Teen thường rơi vào trạng thái cả nể một cách bị động như vậy. Chỉ vì nể nang bạn bè mà có thể đặt lợi ích bản thân sau cùng. Thu Hương (20t) chia sẻ: “Bạn mình vay tiền cũng khá lâu rồi mà chưa trả, mình ngại, chẳng dám mở lời. Nó nhớ thì trả, còn không thì … đành chịu vậy. ” Chúng ta thường e ngại và rất khó khăn nói lời từ chối nếu “đối tượng” là chỗ thân quen, như bạn bè lâu năm chẳng hạn. Bạn bè vui buồn, hoạn nạn có nhau, điều đó là đương nhiên. Nhưng nếu giúp người khác mà bản thân mình sau đó cũng gặp những hậu quả không đáng có thì hãy nên suy nghĩ lại. Là bạn thật sự nhất định sẽ hiểu và dễ cảm thông cho chúng ta, còn không thì cũng nên cân nhắc kỹ trước khi có một quyết định quan trọng.
H.Thắng (19t) ngao ngán: “Mình vừa giúp bạn mình lấy xe từ đồn công an, nó bị giam xe 30 ngày, thiếu tiền. Thấy cũng tội nghiệp, nên đành cho nó mượn, bạn bè lúc này cần có nhau mà. Cho nó mượn xong thì mình nghèo luôn, phải nhịn ăn sáng mấy hôm rồi.” Khi được hỏi tại sao “nạn nhân” không xin trợ giúp từ phía gia đình mà lại quay sang bạn bè, Nguyên (ĐH Kinh tế) cho rằng: “Nếu có việc cần thiết thì chắc chắn gia đình sẽ đồng ý ngay, nhưng những việc này đều nằm ngoài dự định, biết làm sao được. Lỗi của mình, ba mẹ mà biết thì chết chắc. “
Hay như có lần Hải Ngọc (19t) vẫn nơm nớp lo sợ khi bố mẹ hỏi về số tiền tiết kiệm cậu bạn dành dụm cả năm trời. Chẳng là Ngọc cho một người bạn cùng lớp vay, dĩ nhiên, trước khi vay cậu bạn kia có hứa hẹn là sẽ trả sớm, điệp khúc “sẽ trả sớm” làm Ngọc điêu đứng suốt 3 tháng trời mà hiện tại vẫn chưa thấy tăm hơi số tiền kia đâu cả.
Video đang HOT
Cả nể trong cách cư xử
Không chỉ là vấn đề tiền bạc, cả nể còn thể hiện trong hành động và lời nói. Nhiều lần cô bạn T.Thủy ngán ngẩm khi kể lại dù đang rất mệt nhưng bạn bè nhờ vả là lồm cồm ngồi dậy giúp ngay, cô bạn thật thà: “Mình ngại từ chối, nói ra gượng gượng, khó chịu lắm.” Còn V.Long thì méo mặt mỗi khi anh bạn cùng dãy trọ mượn xe: “Không biết là anh ấy không biết hay cố tình không biết mà mỗi lần giao chìa khóa xe xong ruột gan mình nóng như lửa đốt. Mượn xe thì không hề đổ xăng, đã thế toàn đi về trễ, có lần mượn xe mình suýt bị tai nạn. Mà chỗ anh em quen biết, chẳng lẽ lại không cho.”
Nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định
Chúng ta có thể mắc sai lầm, có thể nương tựa ở gia đình và người thân, nhưng lại nhờ cậy đến bạn bè với số tiền lớn thì hẵng nghĩ lại teen nhé. Nếu cứ cho điều đó là đúng đắn đi, thì bạn cũng phải xem lại hoàn cảnh của mình trước khi rút tiền ra. Chúng mình đang ngồi trên ghế nhà trường, tài chính phần lớn ở độ tuổi này vẫn đang còn phụ thuộc cha mẹ, không thể cứ giúp người khác vô tội vạ được, phải không nào?
Trong điều kiện, hoàn cảnh có thể nếu giúp đc thì chúng ta nên giúp người khác, đó cũng là điều tốt và nên làm. Còn ngược lại, bạn hãy suy xét xem việc mình giúp người khác đã thực sự đúng hay chưa. Để giúp đỡ ai đó, chính bản thân mình phải cảm thấy thoải mái và có thể giúp được trong điều kiện và quyền hạn nhất định, bạn nhé!
Theo Kênh14
Chia sẻ
Bức thư cầu cứu chữa bệnh cảm động cho bố của HS lớp 4
Để rộng đường dư luận về gia cảnh đầy đáng thương của gia đình em, chúng tôi xin đăng nguyên nội dung bức thư của em.
Hà Tĩnh, ngày 8 tháng 1 năm 2011
Kính gửi các nhà hảo tâm
Cháu tên là Trần Như Ý. Cháu viết lá thư này để mong các nhà hảo tâm cùng chia sẻ hoàn cảnh của gia đình cháu. Năm nay cháu học lớp bốn, trường tiểu học Nam Hà. Ở lớp, cháu rất hăng say phát biểu, luôn dành được nhiều điểm mười và vinh dự hơn nữa là cháu được vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Cháu rất vui nhưng cũng rất buồn khi nghĩ đến hoàn cảnh của gia đình mình.
Mỗi khi có rảnh rỗi, bé Như Ý lại chạy về nhà đốt lửa sưởi ấm cho người bố trọng bệnh
Bức thư đầy cảm động của em Ý gửi cho một nhà tài trợ mong nhận được sự giúp đỡ kịp thời
Bố cháu bị bệnh nặng mấy năm nay, mẹ cháu hai lần bị tai nạn giao thông nên hiện nay sức khỏe bị giảm sút. Nhà cháu vừa bị cơn lũ lịch sử cuốn trôi những đồ đạc cần thiết trong gia đình làm cho cuộc sống gia đình cháu đã thiếu thốn nay lại càng thiếu thốn hơn.
Cháu có 2 anh em trai. Anh cả tên là Trần Danh Trung. Tháng 5 năm 2009, trong lúc bố cháu đang nằm viện thì anh cháu ngã từ tầng 3 xuống. Khó khăn lại càng thêm chồng chất, mẹ cháu phải chạy vạy khắp nơi để kiếm tiền lo viện phí cho anh và bố, vì thế hiện nay mẹ cháu nợ rất nhiều nơi. Anh trai cháu được sự động viên của thầy cô, bạn bè nên dù đang nằm trên xe lăn nhưng vẫn thi đỗ vào trường Đại học kinh tế Quốc dân - Hà Nội, dành được 27 điểm.
Em Ý mới chỉ là học sinh lớp 4
Anh thứ hai trên là Trần Danh Thành, học lớp 11A6, trường Phan Đình Phùng. Nhiều năm liền anh cháu đều đạt học sinh giỏi. Cuộc sống của gia đình cháu hiện nay vô cùng khó khăn, không biết rồi đây anh em cháu có được tiếp tục học hành nữa không.
Cháu còn nhỏ nên không làm được gì để giúp đỡ mẹ trong hoàn cảnh éo le này. Cháu chỉ biết viết lá thư này để mong các nhà hảo tâm hiểu và giúp đỡ gia đình cháu phần nào để anh em cháu được tiếp tục đi học và có tiền chữa bệnh cho bố và anh cháu.
Cháu xin chân thành cảm ơn.
Cháu
Trần Thị Như Ý
Ngày 14/1, cô Hồ Thị Thu Hiền - Giáo viên chủ nhiệm lớp 4B trường tiểu học Nam Hà, TP. Hà Tĩnh, lớp học của cháu Như Ý cho biết: "Học sinh Trần Thị Như Ý là một học sinh giỏi toàn diện và năng nổ của lớp 4B. Tuy nhiên do điều kiện gia đình em hết sức khó khăn, vì bố mẹ đều trọng bệnh, trong khi đó anh trai là Trần Danh Trung của em Ý cũng bị tàn tật, vì thế nhà trường ngoài sự động viên, giúp đỡ ra thì cũng không biết làm sao để gia đình em vượt qua hoạn nạn".
Theo Bee
Cơ cực phận già mưu sinh trong đêm giá buốt Giữa cái lạnh như thấu da thấu thịt, tại những góc phố, vỉa hè thủ đô, không ít cụ già co ro, run rẩy ngồi chờ đợi những vị khách để bán được chén nước, cái bánh mỳ hay bơm được cái xe... kiếm những đồng tiền ít ỏi. 22h, trời lạnh ngắt, đường Giải Phóng (Hà Nội) chỉ còn loáng thoáng bóng...