Hệ luỵ khi lạm dụng chất kích thích sinh trưởng trong trồng trọt
Chất kích thích sinh trưởng (KTST) thực vật sẽ ngấm sâu vào bên trong các mô và tế bào cây trồng, hiện không có giải pháp xử lý triệt để. Khi ăn thực phẩm này, dư lượng chất KTST đi vào cơ thể rất từ từ, tích tụ lâu ngày sẽ gây rối loạn sinh lý.
Có những loại thuốc kích thích nào?
Hiện nay trên thị trường, các thuốc KTST thực vật được sử dụng dưới hàng ngàn tên thương mại khác nhau như: Siêu ra rễ, thuốc kích mầm, thần dược siêu tăng trưởng… Ngoài ra, một số loại phân bón lá cũng có chứa một hàm lượng chất KTST nhất định.
Bản chất chung của các loại thuốc KTST nói trên đều có chứa hoạt chất gibberellin (GA), auxin (NAA) hoặc xytokilin đóng vai trò kích thích phân chia, giãn nở tế bào thực vật, kích thích sự ra rễ, phân cành, ra chồi, tăng sinh khối cây trồng.
Riêng các chế phẩm KTST thực vật rau quả, chủ yếu chứa các hoạt chất acid gibberelic (GA3) kích thích sự giãn nở tế bào, tăng sinh khối cây trồng. Tuy nhiên, các chất KTST thực vật không phải là một loại dinh dưỡng thay thế cho phân bón. Đặc biệt các chất KTST thực vật cũng độc hại không kém gì thuốc trừ sâu.
Hậu quả khi lạm dụng
Có thể nói, việc nghiên cứu và tạo ra các chế phẩm KTST thực vật là một thành tựu công nghệ sinh học của loài người. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó. Nếu sử dụng chế phẩm KTST đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng đối tượng và giai đoạn sinh trưởng của cây trồng sẽ giúp tăng năng suất, tăng hiệu quả gieo trồng. Nếu lạm dụng chất KTST trên mọi đối tượng cây trồng, đặc biệt là trong sản xuất rau quả như sử dụng quá liều lượng, không đảm bảo thời gian cách ly tối thiểu… sẽ gây ra hệ luỵ khó lường cho sức khoẻ người tiêu dùng, nhẹ thì gây ngộ độc thực phẩm, nặng dẫn đến ung thư, tử vong.
Thực tế là, trong một số năm gần đây ở một số địa phương nước ta, việc lạm dụng quá mức chất KTST trên cây trồng vẫn còn diễn ra khá phổ biến, nhất là trong sản xuất một số loại rau ăn lá, ăn ngọn (rau muống, bí ngô, su su, rau cần…), đã gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm rất đáng tiếc.
Hầu hết các loại thuốc KTST người dân hay dùng phun, ngâm rau quả hoặc các chất điều tiết sinh trưởng khác trong giấm trái cây đều có nguồn gốc nhập lậu từ Trung Quốc, vì giá thuốc rất rẻ, chỉ bán 1 – 2 mớ rau đã đủ tiền mua thuốc phun cho cả sào bắc bộ của cây rau muống. Các thuốc này đều không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Video đang HOT
Các loại rau sau phun thuốc KTST nói trên 2 – 3 ngày sẽ gia tăng sinh khối gấp nhiều lần, ngọn dài, rau xanh non mỡ màng, rất bắt mắt. Đa phần người dân sẽ thu hái rau trước thời gian qui định cho phép. Vì nếu chờ đủ thời gian cách ly, rau quả sẽ mất mã không còn hấp dẫn. Đây chính là cái “bẫy” chết người vô hình. Không ít người tiêu dùng vẫn ngộ nhận tin mua các loại rau mẫu mã như trên.
Giải pháp ngăn chặn lạm dụng chất KTST thực vật
Để đẩy lùi và ngăn chặn hiệu quả việc lạm dụng chất KTST trên cây trồng, đặc biệt là trên các loại rau quả, cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả cộng đồng xã hội, bao gồm nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và các cơ quan truyền thông đại chúng.
Nhà nước cần dành nguồn kinh phí thích đáng hỗ trợ cho các đề án, dự án nghiên cứu, khảo nghiệm, trình diễn mô hình sử dụng hiệu quả chất KTST trên cây trồng nói chung, cây rau quả nói riêng. Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ mọi nguồn thuốc KTST thực vật nhập khẩu và lưu hành trên thị trường, đặc biệt là các loại thuốc KTST thực vật có nguồn gốc Trung Quốc. Có chế tài xử phạt nghiêm minh các tổ chức, cá nhân kinh doanh buôn bán và sử dụng thuốc KTST thực vật ngoài danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Nhà khoa học cần tăng cường nghiên cứu, giúp nông dân các giải pháp kỹ thuật, nâng cao năng suất cây trồng mà không cần sử dụng thuốc KTST. Mặt khác cũng cần nghiên cứu chỉ ra cho người dân thấy rõ những hệ luỵ của việc lạm dụng chất KTST trong trồng trọt. Và hướng dẫn nông dân cách sử dụng chất KTST thực vật hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Các cơ quan truyền thông cần tăng cường thông tin, nâng cao nhận thức cho nhà nông thấy rõ nguy cơ tiềm ẩn, tác hại khôn lường của việc lạm dụng chất KTST trong trồng trọt, đặc biệt là trong sản xuất rau quả. Các chất KTST trên rau quả đều độc hại không kém thuốc trừ sâu. Vì chất KTST thường ngấm sâu vào bên trong các mô và tế bào thực vật, mà không có biện pháp xử lý triệt để. Dư lượng chất KTST đi vào cơ thể rất từ từ, tích tụ lâu ngày sẽ gây rối loạn sinh lý và sinh hoá cơ thể người, cuối cùng là dẫn đến ung thư. Nếu dư lượng quá cao sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm, nặng thì bị tử vong.
Sử dụng quá liều lượng chất KTST gây hệ lụy khó lường, nhẹ thì ngộ độc cần được cấp cứu kịp thời.
Các nhà nông hãy nói không với sử dụng chất KTST thực vật không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chỉ sử dụng thuốc KTST trong danh mục được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép trên cây trồng, phải tuân thủ đúng hướng dẫn cách sử dụng thuốc KTST ghi trên bao gói của nhà sản xuất. Chỉ nên sử dụng thuốc KTST thực vật trên các cây lấy gỗ, lấy sợi, cây ăn quả ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và giai đoạn quả non, cây lương thực ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, rau ăn trái để tăng đậu quả, rau ăn lá lúc cây còn nhỏ tuổi và trên hạt giống để phá vỡ sự ngủ nghỉ. Khi sử dụng thuốc KTST cần kết hợp cung cấp cân đối dinh dưỡng phân bón cho cây trồng và phải đảm bảo cách ly tối thiểu 7 – 15 ngày trước thu hoạch (theo hướng dẫn của từng loại thuốc). Tốt nhất không nên sử dụng chất KTST trên các loại rau ăn lá, ăn quả và củ.
Người nội trợ hãy là nhà tiêu dùng thông thái
Nhiều loại rau quả đang bị lạm dụng chất KTST, nhưng người dân nước ta không thể sống thiếu rau: “Cơm không rau như đau không thuốc”, nên vẫn phải mua sử dụng rau trong các bữa ăn thường ngày. Để giảm thiểu nguy cơ mua phải rau quả bị lạm dụng chất KTST, người nội trợ hãy là nhà tiêu dùng thông thái. Chỉ chọn mua các loại rau, củ, quả còn tươi nguyên, hình dạng bình thường, màu sắc tự nhiên, không bị bầm giập trầy xước. Rau quả còn giòn chắc, cầm nặng tay, không có mùi vị và chất lạ. Nên hạn chế mua các loại rau quả trái vụ, các loại rau dễ bị lạm dụng chất KTST thực vật như giá đỗ, rau muống, rau bí, su su, rau cần, cải xoong, cải ngồng…
Không mua rau củ quả quá tươi non, xanh mướt mỡ màng. Rau có lá hẹp mỏng, cuống lá dài, ngọn rau dài nhỏ bất thường so với sản phẩm bình thường cùng loại.
Tránh mua rau quả đã gọt vỏ sẵn ngâm trong nước, vì rất dễ có chất tẩy trắng hoặc thuốc bảo quản chống thối, làm giòn dai sản phẩm. Ví dụ như măng chua…
Cần kiểm tra kỹ rau quả trước khi mua, vì mẫu mã bên ngoài rau quả có thể rất tươi ngon, nhưng bên trong đã bị hư hỏng do trước đó đã được xử lý bằng chất bảo quản.
Khi sản phẩm rau quả lạm dụng chất KTST không còn chỗ đứng trên thị trường, người tiêu dùng đã góp phần đẩy lùi, ngăn chặn việc lạm dụng chất KTST, chất bảo quản trên cây trồng và sản phẩm cây trồng.
Theo suckhoedoisong.vn
Người sống thực vật 14 năm mang thai và sinh con như thế nào?
Câu chuyện kinh hoàng đã xuất hiện trên khắp các mặt báo suốt tuần qua: Một phụ nữ 29 tuổi trong tình trạng sống thực vật tại cơ sở Hacienda HealthCare ở Phoenix đã hạ sinh một bé trai vào ngày 29 tháng 12.
Người phụ nữ đã ở tình trạng này trong suốt 14 năm sau khi bị đuối nước. Cô được coi là nạn nhân bị xâm hại và cảnh sát đang thu thập các mẫu ADN từ các nhân viên nam tại cơ sở này trong nỗ lực xác định thủ phạm.
"Gia đình rõ ràng là bị xúc phạm, bị tổn thương và bị sốc bởi con gái họ bị lạm dụng và bị bỏ bê tại Hacienda HealthCare", John Michaels, luật sư của gia đình nạn nhân thông báo. "Gia đình muốn tôi thông báo rằng em bé đã được sinh ra trong một gia đình yêu thương và sẽ được chăm sóc tốt."
Trong khi việc truy tìm thủ phạm đang được tiến hành, vụ việc đã đặt ra câu hỏi: Làm thế nào mà một người phụ nữ trong 14 năm không có nhận thức và không biểu hiện chức năng não dù là nhỏ nhất lại có thể thụ thai và sinh con?
Đầu tiên, cần biết sống thực vật là gì. Đó là "trạng thái sâu của mất ý thức" trong đó người bệnh không có khả năng suy nghĩ nhưng vẫn có các chức năng cơ thể khác như thở và tuần hoàn. Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) nói rằng thuật ngữ "hôn mê" và "sống thực vật" thường được sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt chính: Người bị hôn mê thường hoàn toàn không mở mắt, trong khi những người ở trạng thái thực vật có thể.
Về khả năng mang thai: Ngay cả trong trạng thái sống thực vật, buồng trứng của người phụ nữ "vẫn có thể đáp ứng với sự dao động của các hoóc-môn kích thích rụng trứng. Và nếu một người phụ nữ có thể rụng trứng, cô ấy cũng có thể có kinh nguyệt... và mang thai.
Khi đến lúc em bé chào đời và bắt đầu chuyển dạ, cơ thể người mẹ sẽ làm những việc cần làm. Sự khởi đầu của chuyển dạ không yêu cầu người mẹ phải biết rằng mình sẽ trải qua điều đó. Mặc dù chưa ai biết chính xác yếu tố nào kích hoạt chuyển dạ, nhưng có thể nói rằng cơ thể không cần bộ não để đồng ý là nó đã sẵn sàng để sinh con.
Về việc rặn đẻ, đó thực sự không phải là một yêu cầu bắt buộc. Em bé có thể được sinh ra mà người mẹ không cần phải rặn. Trên thực tế, trong một số tình huống y tế nhất định, tốt nhất là không nên rặn và thay vào đó hãy để tử cung làm tất cả công việc.
Những tình tiết xung quanh trường hợp mang thai ở người phụ nữ này cònchưa rõ, và không rõ liệu người phụ nữ có sinh đủ tháng hay không; cảnh sát chỉ đơn giản mô tả thai kỳ của bệnh nhân đã "tiến rất xa", và họ đã đáp lại một cuộc gọi tại cơ sở vì em bé bị mệt và khó thở.
Đây là không phải lần đầu tiên một phụ nữ hôn mê bị xâm hại và sau đó sinh con. Tờ New York Times đã báo cáo hai trường hợp khác trong những năm 1990. Năm 1996, một phụ nữ bị hôn mê 10 năm sau tai nạn xe hơi đã sinh một bé trai. Một phụ nữ 24 tuổi khác bị hôn mê sau khi dùng ma túy quá liều 5 năm trước đó đã sinh một cô bé vào năm 1998.
Cẩm Tú
Theo Health
Mắc bệnh tim không có nghĩa là phải ngừng uống rượu Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y Washington phát hiện ra rằng, ngay cả khi đã bị chẩn đoán suy tim, uống rượu vừa phải không làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Uống một ít rượu, bia không ảnh hưởng tiêu cực tới tim mạch. Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học cho rằng, trong mọi trường...