Hé lộ việc ‘dạy thêm’ của giáo viên thể dục

Theo dõi VGT trên

Có những mảng màu hoàn toàn đối lập nhau ngay trong cùng một bức tranh về thu nhập giáo viên tại cùng một thành phố như Hà Nội.

Có những giáo viên vì gắn bó với những môn “quan trọng” mà có cơ hội tăng thu nhập. Nhưng có không ít giáo viên “trót” gắn bó với môn “có cũng như không” nên đành ngậm ngùi than thân trách phận. Giáo viên mầm non cũng không phải ngoại lệ.

“Có ai học thêm Giáo dục thể chất không?”

Câu hỏi của anh T. (đề nghị được giấu tên), giáo viên môn Giáo dục thể chất (GDTC) của trường THPT N.H (Hà Nội) có vẻ vừa lạ, lại vừa chua chát. Lạ vì có ai học thêm GDTC bao giờ? Còn chua chát vì như thế có nghĩa là cánh cửa tăng thu của anh nhờ vào chính chuyên môn của mình bị đóng chặt lại.

Hé lộ việc dạy thêm của giáo viên thể dục - Hình 1

Giáo viên dạy Giáo dục thể chất cũng đang “ngắc ngoải” vì cửa làm thêm gần như khép kín.

Tại các trường THCS, THPT đã có tình trạng giáo viên ngoài dạy môn chính phải kiêm nhiệm một số môn phụ. Anh T. kể ra một số trường hợp anh biết: Giáo viên chuyên ngành sinh học, hóa học nhưng do “bí quá” nhà trường đành điều động sang dạy kiêm nhiệm GDTC vì “ít nhiều cũng có mối liên hệ giữa các bộ môn này với nhau”.

Nhưng anh T. thì không được “may mắn” như thế. Anh T. học ĐH Thể dục Thể thao Từ Sơn (Bắc Ninh), chuyên ngành Sư phạm Thể dục. Với chuyên môn này, anh chỉ có thể làm được một việc duy nhất: Dạy GDTC trong các trường học, ngoài ra thì đành phải “nghỉ ngơi” dù gánh cơm áo gạo tiền của anh cũng không nhẹ hơn người nào từ quê ra thành phố học hành, mưu sinh.

Video đang HOT

Bù lại, vợ anh T. là giáo viên tiếng Anh, dạy cấp 3. Vì vậy chị có thể đi dạy thêm để tăng thu nhập. Anh T. không giấu giếm: “Đúng là vợ tôi đang là lao động chính trong gia đình, nếu xét về thu nhập. Với đồng lương và phụ cấp còm cõi chưa nổi 2 triệu/tháng, vợ tôi chỉ mong không phải chu cấp thêm cho tôi để cô ấy còn lo tiền thuê nhà, rồi còn tiền sữa nuôi con nhỏ mới 1 tuổi”.

Đã nhiều lần tính kế mưu sinh, định đi làm thuê một công việc gì đó ngay trong Thành phố Hà Đông nhưng anh T. đều chưa dám thực hiện bởi đi ra khỏi nhà là gặp học sinh (cũng ở trọ xung quanh gần nhà thầy). Và thế là ngoài các giờ lên lớp, việc chính của anh T. là về trông con giúp vợ và không biết từ khi nào anh trở thành “ông nội trợ” trong gia đình.

Kể về cuộc sống sinh hoạt, anh T. cho biết phải cực kỳ tằn tiện. Vợ đi dạy thêm tiếng Anh cật lực, tổng thu nhập một tháng (cả lương, cả phụ cấp ở trường và cả tiền dạy thêm) được khoảng 5 triệu. Không dám “vung tay quá trán” vì còn phải để dành phòng lúc gia đình ốm đau hay có việc đột xuất, anh T. cắt hết các mối liên hệ, không nhậu nhẹt (hoặc vô cùng hãn hữu), không họp lớp…

Thu nhập thấp nhưng gia đình 2 bên đều nhất quyết không cho anh bỏ nghề với lý do “đây là một nghề cao quý, trong sạch”. Còn anh T. ngày càng cảm thấy “ngại vợ” mà chưa tìm được lối thoát nào cho cuộc sống và công việc của mình.

Làm nhân viên thu tiền học thêm

Cô Nguyễn Thị Ngọc Mỹ, nguyên là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân (GDCD) suốt hơn 20 năm tại trường THPT Hà Nội – Amsterdam. Đến tận khi về hưu (năm 2009), lương của cô Mỹ cũng chỉ hơn 3 triệu/tháng. Không kiêm nhiệm như các giáo viên khác, cô Mỹ chỉ dạy duy nhất môn GDCD dù chuyên ngành cô được đào tạo là Sinh – Địa.

Hé lộ việc dạy thêm của giáo viên thể dục - Hình 2

Không phải trường học nào cũng năng động, tạo cơ hội làm thêm cho giáo viên dạy các môn phụ.

“Muốn về Hà Nội để được gần gia đình và được vào biên chế thì tôi phải đánh đổi, tôi chấp nhận đi học thêm mất 2 năm rồi về dạy những môn như môn GDCD thôi (trước khi về trường Amsterdam, cô Mỹ dạy Sinh – Địa tại một trường THPT thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây cũ – PV)”, cô Mỹ phân trần.

Ở Hà Nội, môi trường năng động hơn, lãnh đạo cũng tạo điều kiện để các giáo viên dạy môn phụ như cô Mỹ có thêm nguồn thu khác, đảm bảo cuộc sống gia đình.

Không thể sử dụng chuyên môn để làm thêm như các thầy cô khác, cô Mỹ và những người dạy môn phụ được bố trí làm các việc như thu tiền các lớp học thêm buổi tối tại trường, tham gia đảm nhận các công việc liên quan đến nhu cầu bán trú của học sinh (như dịch vụ ăn, uống, …).

Trường Amsterdam khá đông học sinh và đa số đều là con nhà khá giả nên doanh thu từ các dịch vụ này tương đối lớn. Mỗi tháng thu nhập của cô Mỹ cùng những người cùng hoàn cảnh đều được nhân đôi so với lương. Đó là chưa kể đến những thời kỳ cao điểm thì thu nhập hàng tháng của cô còn cao hơn mức này.

“Không biết các trường khác thì thế nào, làm sao mà tăng thu cho những đối tượng không thể làm thêm như chúng tôi. Nhưng tôi thấy các thầy cô dạy môn phụ kêu nhiều lắm”, cô nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngay cả một giáo viên dạy môn phụ nếu chịu khó, có quen biết thì vẫn có thể đi dạy thêm chính môn GDCD của mình ở các trường Dân lập. “Nhưng như thế phải nói quả thực vất vả. Tôi đã làm thử rồi mà cuối cùng cũng phải bỏ”, cô Mỹ kể lại.

Không riêng gì GDCD, ngay cả giáo viên dạy những môn sẽ nằm trong chương trình thi tốt nghiệp hoặc thi ĐH sau này như Sử, Địa, Sinh… cũng có khi rơi vào bế tắc vì không có khoản thu nào tăng gia cho cuộc sống.

“Những môn học này thông thường phải lên cấp 3, thậm chí cuối cấp 3 mới bắt đầu được quan tâm và thực sự là quá kén người dạy cũng như người học. Vì thế nên phải nói tôi có những đồng nghiệp dạy những môn này mà vẫn phải làm thêm tay chân như thường”, cô Mỹ nói.

Giáo viên mầm non: Sống nhờ chồng!

Sinh năm 1980, hiện nay lương của chị H. (mầm non Đống Đa) vẫn dậm chân tại chỗ ở mức 1.151.000 đồng/tháng.

Hé lộ việc dạy thêm của giáo viên thể dục - Hình 3

Giáo viên mầm non khó tìm cách tăng thu.

Chị H. cho rằng sở dĩ mình vẫn sống tốt được trong khi không thể làm thêm bất kể cái gì và vẫn bám trụ lấy nghề là vì may mắn lấy được một người chồng có điều kiện kinh tế, không đòi hỏi chị phải nỗ lực kiếm tiền mà chỉ cần ở chị một người phụ nữ có nhiều thời gian chăm sóc gia đình.

Mỗi lớp học mầm non hiện đều đang trong tình trạng quá tải vì trường mới ra đời không kịp tốc độ tăng dân số. Vì thế, các giáo viên mầm non, đặc biệt là những giáo viên ngoài biên chế, luôn than thở về sự chênh lệch giữa chế độ đãi ngộ với công sức bỏ ra.

Nhiều giáo viên mầm non đã phải tăng thu bằng cách nhận trông con giúp những phụ huynh không có điều kiện đón con sớm. “Mỗi ngày trông các cháu thêm 2 tiếng, mỗi tháng nhận từ phụ huynh thêm 150 ngàn đồng/cháu. Cố lắm là trông được khoảng 6 cháu/ngày. Tính ra mỗi tháng tôi có thêm 900 ngàn đồng từ việc làm thêm này. Cộng cả lương vào nữa mỗi tháng tôi cũng chỉ vỏn vẹn 2 triệu bạc. Mà sống giữa đất này, cố sẽ vẫn sống được thôi nhưng tôi thấy chật vật, ngột ngạt quá”, chị O., GV trường mầm non Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ.

Theo Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Đoạn clip quá khứ của Hoa hậu Thanh Thủy bất ngờ hot rầm rộ
07:04:45 14/11/2024
Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người
06:48:15 14/11/2024
Hot nhất MXH: Dương Tử bị tố đánh đổi thân xác, quan hệ với nhà đầu tư để lấy vai
08:09:50 14/11/2024
Sau đám tang của bố chồng, tôi sốc ngất phát hiện trong tủ của ông có một tờ giấy khám thai 2 tháng
07:52:23 14/11/2024
Ly hôn 4 năm, chồng cũ lần đầu đến thăm vợ cũ, nghe con vô tư hỏi mẹ một câu mà anh lặng người
07:40:38 14/11/2024
Tình cờ thấy mẹ chồng giặt đồ lúc sáng sớm, tôi tức giận muốn bật khóc, cất luôn số tiền định biếu bà
07:44:53 14/11/2024
Thông tin cực hiếm về chồng Thái Trinh: Là doanh nhân ngành nhựa, kém vợ 6 tuổi
07:11:14 14/11/2024
Mệt mỏi khi sống chung với chị chồng vừa mới ly hôn
06:29:52 14/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Các nhà lãnh đạo Mỹ cam kết chuyển giao quyền lực một cách êm thấm

Thế giới

09:57:24 14/11/2024
Về phần mình, Tổng thống đắc cử Trump cũng khẳng định mọi việc sẽ được thực hiện một cách êm thấm và ông rất trân trọng những nỗ lực đó.

Nên sấy tóc hay để tóc khô tự nhiên sau khi gội?

Làm đẹp

09:54:15 14/11/2024
Mặc dù sấy tóc giúp tóc khô nhanh chóng, nhưng nếu bạn muốn tạo kiểu tóc đẹp, bạn sẽ phải bỏ thêm thời gian để chải, vuốt tóc sao cho vào nếp.

Công dụng tuyệt vời của vỏ dưa chuột

Sức khỏe

09:49:36 14/11/2024
Bên cạnh đó, vỏ dưa chuột còn giúp làm sạch và cân bằng độ ẩm cho da, giữ cho làn da luôn mịn màng và sáng khỏe. Bạn cũng có thể nghiền vỏ dưa chuột thành bột đắp lên vùng da bị mụn.

Vai chính Vĩnh Dạ Tinh Hà vốn là của mỹ nhân này: Nhan sắc lấn lướt Ngu Thư Hân nhưng diễn dở thôi rồi

Hậu trường phim

07:53:59 14/11/2024
Nhờ sự hòa hợp tới 99% nhân vật nên Ngu Thư Hân diễn lố nhưng không bị khán giả ghét, đồng thời Vĩnh Dạ Tinh Hà đạt thành tích khả quan.

Sao Việt 14/11: Thanh Lam nhớ bạn trai, Kim Lý đón sinh nhật cùng vợ con

Sao việt

07:48:51 14/11/2024
Diva Thanh Lam đăng ảnh để bày tỏ nỗi nhớ bạn trai bác sĩ, Hồ Ngọc Hà cùng các con tổ chức tiệc sinh nhật cho Kim Lý.

Ly hôn chồng rồi bỏ quê lên thành phố, ngày trở về tôi lặng người khi thấy cảnh tượng trong bệnh viện

Góc tâm tình

07:48:08 14/11/2024
Chồng cũ thấy tôi đến thì chỉ nói nghe tin tôi về nên anh có mua cơm cho tôi, vì anh biết tôi sẽ không kịp ăn uống mà chạy vào viện.

Lan man dã quỳ...

Du lịch

07:37:36 14/11/2024
Dân cư mạng đã điểm, suốt dọc dài đất nước Việt Nam, từ Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Tam Đảo, Ba Vì, Ninh Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Lâm Đồng... đang xôn xao bởi dã quỳ về rồi...

Tử vi 3 năm tới (2025 - 2026 - 2027): Top con giáp trúng số phát tài, trở thành đại gia có số má

Trắc nghiệm

07:33:14 14/11/2024
Thần tài đợi sẵn ở cửa nên 3 năm tới chính là thời hoàng kim giúp những con giáp may mắn này có tiền tài rủng rỉnh, cứ vơi lại đầy, mua nhà lầu, sắm xe sang chỉ là chuyện nhỏ.

Bị cáo Trương Mỹ Lan đem khu đất 152 Trần Phú bị thu hồi đi khắc phục hậu quả

Pháp luật

07:27:39 14/11/2024
Mặc dù dự án 152 Trần Phú (quận 5, TPHCM) đã bị UBND TPHCM thu hồi, nhưng bị cáo Trương Mỹ Lan vẫn đưa dự án này vào danh sách tài sản dùng để khắc phục hậu quả.

Nam chính phim Việt giờ vàng nhận mưa lời khen vì diễn "hay dã man", cảnh khóc nức nở khiến netizen rơi nước mắt

Phim việt

07:18:08 14/11/2024
Mới đây, Doãn Quốc Đam trở thành cái tên gây sốt cõi mạng bởi khả năng nhập vai xuất thần trong một phân đoạn ở tập 32.

Riot Games thay đổi hệ thống giải đấu Valorant, game thủ Việt sẽ ra sao?

Mọt game

07:10:56 14/11/2024
Cộng đồng game thủ Việt Nam chắc chắn đã biết đến thông tin Riot Games hạ cấp giải đấu LMHT VCS. Điều này cũng đồng nghĩa với việc VCS sẽ trở thành giải đấu hạng 2 và các đội tuyển phải thi đấu tranh tấm vé đến các sân chơi