Hé lộ về chuỗi cung ứng vũ khí và vật liệu cho IS
Ngày 8/12, Tổ chức Nghiên cứu Vũ khí trong xung đột (CAR) cho biết tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng có thể đã xây dựng được một kho chứa vũ khí và khí tài quân sự lớn, trong đó có cả thuốc nổ và máy bay không người lái thông qua một quá trình thu mua tinh vi, mà chính phủ và các nhà cung cấp đã bỏ qua những dấu hiệu mua bán nguy hiểm này.
Các tay súng IS. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một nghiên cứu, CAR cho biết IS có thể đã xây dựng một kho như vậy để phục vụ chương trình sản xuất vũ khí tại Iraq và Syria từ năm 2015-2019 thông qua các cá nhân và công ty ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và một số nơi khác.
Mặc dù năm ngoái, IS đã bị đánh bật khỏi các thành trì chủ chốt của chúng ở Iraq và Syria, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng IS vẫn nắm giữ công nghệ chế tạo vũ khí và duy trì liên hệ với mạng lưới cung cấp vũ khí hay vật liệu sản xuất vũ khí.
Video đang HOT
Theo CAR, IS đã mua vật liệu chính thông qua các nhóm liên kết, các công ty gia đình và các cá nhân tại khu vực gần cửa khẩu biên giới vào vùng lãnh thổ do chúng kiểm soát. Những nhóm này tập trung chủ yếu ở quanh các thị trấn Siverek và Akcakale, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. CAR nhấn mạnh rằng không có bằng chứng để cáo buộc những công ty này “tiếp tay” cho IS, mà chỉ đóng vai trò như “điểm kết nối chính” trong chuỗi cung ứng vũ khí cho IS.
Theo CAR, việc mua một lượng lớn vật liệu để chế tạo thuốc nổ và các thiết bị điện tử thông qua mạng lưới này thường đi kèm những điểm bất thường. Ví dụ như các công ty mua một số lượng lớn sản phẩm không phù hợp với ngành hàng kinh doanh của họ. Đơn cử như một cửa hàng nhỏ bán điện thoại di động liệu có cần mua tới 6 tấn nhũ nhôm, một nguyên liệu chính trong sản xuất tên lửa và đạn dược.
Ông Namir Shabibi, người đứng đầu Các chiến dịch Iraq thuộc CAR, cảnh báo rằng mặc dù các lực lượng IS không còn chiếm giữ lãnh thổ nữa, nhưng những phần tử tàn dư vẫn tăng cường hoạt động trong năm qua. Theo ông, việc ngăn chặn nỗ lực mua vũ khí của IS bằng cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm được nêu chi tiết trong báo cáo này vẫn đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực đối phó với sự trỗi dậy của IS.
Theo báo cáo, có tổng cộng hơn 50 công ty ở trên 20 nước trên thế giới, đã sản xuất hoặc phân phối những mặt hàng mà IS sử dụng để chế tạo thiết bị nổ tự chế (IED), máy bay không người lái và hệ thống vũ khí cải tiến. Trong số những nước này có Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Đan Mạch và Tây Ban Nha… Các mặt hàng này được vận chuyển một cách nhanh chóng thông qua chuỗi cung ứng của IS.
Báo cáo cũng cho biết ít nhất là từ năm 2015, các kỹ sư của IS đã tìm cách chế tạo máy bay không người lái tinh vi chạy bằng động cơ “xung phản lực” bằng cách mua các bản thiết kế kỹ thuật và nguyên vật liệu từ bên ngoài.
Căng thẳng với TQ leo thang, Ấn thúc Nga sớm giao 'rồng lửa' S-400
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ dự kiến sẽ thúc ép Nga sớm bàn giao các hệ thống phòng thủ tên lửa mệnh danh "rồng lửa" S-400 Triumf trong bối cảnh leo thang căng thẳng dọc biên giới Ấn Độ - Trung Quốc.
Tạp chí Economic Times đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh hôm nay, 22/6 đã bắt đầu chuyến công du Nga trong 3 ngày. Động thái diễn ra giữa lúc các lực lượng vũ trang Ấn Độ nhận lệnh sẵn sàng cho mọi tình huống, kể cả trường hợp tồi tệ nhất là xảy ra xung đột vũ trang với nước láng giềng.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh chuẩn bị lên máy bay bắt đầu chuyến công du Nga hôm 22/6. Ảnh: ET
Theo truyền thông Ấn Độ, trong bối cảnh căng thẳng biên giới leo thang, nước này đã bắt đầu quá trình lấp đầy những khoảng trống về khả năng quốc phòng, mua bán khí tài quân sự, bảo vệ nguồn cung và tăng cường kho vũ khí.
Moscow được tin đã hoãn thời gian chuyển giao các hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá 5,4 tỷ USD cho Chính phủ Ấn Độ tới tháng 12/2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong khi New Delhi đã hoàn tất việc thanh toán phần lớn hợp đồng mua "rồng lửa" này hồi năm ngoái.
Trung Quốc cũng có quan hệ quốc phòng bền chặt với Nga và việc Bắc Kinh đã mua được các hệ thống S-400 có thể làm tăng các lo lắng của Ấn Độ.
Các nguồn thạo tin nói, Moscow dường như kết hợp việc chuyển giao mẫu "rồng lửa" tân tiến này cho Ấn Độ và một vài nước khác. New Delhi rất muốn xem liệu phía Nga có thể đẩy nhanh lịch giao hàng cho Ấn Độ hay không, dựa trên mối quan hệ quân sự lâu bền giữa hai bên.
Độ tin cậy về nguồn cung ứng là một vấn đề trọng yếu khác trong chương trình nghị sự của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ. New Delhi hiện cũng muốn Moscow tăng tốc độ cung cấp các phụ tùng cho những phi đội tiêm kích Sukhoi, MiG hiện có của Ấn Độ và đảm bảo các nguồn cung ứng cho nước này sẽ không bị ảnh hưởng vì môi trường chính trị thay đổi.
Trong khi đó, Bắc Kinh cũng đang thúc ép Moscow tăng cường hợp tác quốc phòng, đồng thời cho phép quân đội Trung Quốc tiếp cận các công nghệ cao của Nga, đặc biệt là công nghệ chế tạo động cơ phản lực. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa nhiều khả năng sẽ tới dự cuộc duyệt binh kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng phát xít Đức ở Moscow vào ngày 24/6 tới đây.
Philippines nhận số thiết bị quân sự trị giá 29 triệu USD từ Mỹ Hôm 8/12, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết nước này nhận số thiết bị quân sự trị giá 1,4 tỷ peso (29 triệu USD) từ Mỹ. Số thiết bị này gồm súng bắn tỉa và phương tiện chống bom tự chế, được bàn giao trong chuyến thăm của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christopher Miller. Đây là một phần trong nỗ...